NÓI VỚI HDH VỀ CHUYẾN ĐI CỦA BÀ HARRIS! 

NÓI VỚI HDH VỀ CHUYẾN ĐI CỦA BÀ HARRIS! 
08/31/2021

 

Wiki Twitter Facebook Instagram Linkedln

Facebooker Lê Quang Vinh

 

Báo chí thế giới viết nhiều chuyến đi của bà Harris. Điều này cho ta thấy tầm quan trọng của chuyến đi. VN và Singapore trở thành trọng tâm trong chiến lược xoay trục, từ Afghanistan, Trung đông sang Đông Nam Á, nói rộng ra là trong cái nhìn Ấn Độ – Thái Bình Dương của Mỹ.

Ta thấy bà Harris đã bỏ qua các đồng minh truyền thống trong khu vực như Thái Lan hay Phi. Đây là hai đồng minh có ký hiệp ước an ninh hỗ tương với Mỹ. Indonesia, quốc gia lớn nhất ĐNÁ, cũng bị bỏ qua. Quốc gia chủ tịch ASEAN hiện nay là Brunei cũng không được nhắc tới.

Chuyến đi của bà Kamala Harris, với tư cách Phó Tổng thống, trong tình trạng Tổng thống Biden lớn tuổi có những trở ngại.

Khi quân Mỹ rút khỏi Afghanistan. Khi bà Harris có mặt tại VN, Tòa Bạch ốc công bố một văn bản có tựa đề Tăng cường quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ.

Nội dung văn bản, bao gồm một số vấn đề liên quan đến VN.

Thứ nhất là vấn đề đối phó với biến đổi khí hậu, đề cập đến một vấn đề quan trọng là bảo vệ đồng bằng SCL.

Thứ hai là Mỹ hỗ trợ cho VN Phát triển và tiếp cận thị trường.

Thứ ba là việc giải quyết di sản chiến tranh.

Thứ tư là vấn đề an ninh.

Trong phần này dĩ nhiên bao gồm việc giúp đỡ VN tăng cường khả năng thực thi pháp luật và an ninh hàng hải.

Thứ năm là đầu tư vào quan hệ song phương. Việc này được thể hiện qua việc xây dựng lại Tòa Đại sứ Mỹ ở Hà nội cũng như việc thành lập Tổ chức Hòa bình VN. Tổ chức Hòa bình VN là thành quả của cuộc thương thuyết kéo dài 17 năm.

Thứ sáu là hai bên VN và Mỹ đồng thuận về các vấn đề hoạt động không gian.

Thứ bảy là hỗ trợ giáo dục đại học.

Theo tôi mục đích chuyến đi của bà Harris, ngoài những cam kết còn có một thông điệp. Các cam kết là

“1/ Mỹ tiếp tục ủng hộ một Việt Nam mạnh mẽ, thịnh vượng và độc lập.

2/ Mỹ sẽ tiếp tục gây áp lực và gia tăng sức để TQ phải tuân thủ Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển, và thách thức các hành vi bắt nạt và yêu sách hàng hải quá mức của họ”.

Thông điệp đó là “hai bên xem xét làm những gì có thể để nâng cấp mối quan hệ của chúng ta thành đối tác chiến lược”. Đây là một thông điệp quan trọng của tổng thống và nhân dân Mỹ đến với nhân dân VN.

Thế nào là quan hệ “đối tác toàn diện” và “đối tác chiến lược”? Quan niệm của VN ra sao và quan niệm của Mỹ ra sao?

Quan điểm của VN là trong quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia gồm bốn cấp độ. Thấp nhất là Đối tác (partnership). Cấp thứ hai là đối tác toàn diện (comprehensive partnership), tức là mức độ hiện nay trong quan hệ giữa Mỹ và VN. Cao hơn là cấp thứ ba, đối tác chiến lược (strategic partnership) và cao nhất là đối tác chiến lược toàn diện (comprehensively strategic partnership).

Theo định nghĩa của VN quan hệ đối tác chiến lược là thuật ngữ chỉ mối quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia mang tính chất toàn cục, then chốt và có giá trị lâu dài với thời gian. Mối quan hệ này gắn liền với nhiều lĩnh vực phát triển cùng có lợi có thể bao gồm cả lĩnh vực an ninh quân sự.