Từ nhiều năm qua, các hoạt động từ thiện được dư luận nhắc tới với tần suất lớn, không chỉ là việc xả thân giúp người mà còn hàng loạt bê bối liên quan đến việc nghệ sĩ làm từ thiện cứu trợ đồng bào lũ lụt miền Trung nhưng không thực hiện ngay, phải chờ đến nửa năm sau mới bắt đầu mang các khoản cứu trợ đến bà con - khi cuộc sống người dân đã trở nên ổn định.
Điều này gây nên bức xúc trong dư luận cũng như sự mất niềm tin vào công việc phúc đức như từ thiện. Thời gian gần đây, doanh nhân Nguyễn Phương Hằng, CEO Đại Nam Corp nổi lên như một "Bao Thanh Thiên" chuyên vạch trần các hành vi từ thiện thiếu minh bạch của một số nghệ sĩ, cá nhân.
Không chỉ dừng lại ở đó, bà Phương Hằng cùng chồng là ông Huỳnh Uy Dũng (Dũng lò vôi) đã có những chương trình từ thiện, quỹ thiện nguyện cứu giúp rất mảnh đời gặp hoàn cảnh khó khăn.
Đặt lên bàn cân so sánh, Tiến sĩ Vũ Thế Dũng, nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Bách Khoa TP HCM đã có những phân tích, chỉ ra điểm khác biệt giữa việc từ thiện của giới nghệ sĩ và bà Phương Hằng.
Theo ông Vũ Thế Dũng, hoạt động từ thiện của bà Phương Hằng có 6 đặc điểm chính, gồm: Có tổ chức; Có pháp lý; Có cam kết dài hạn; Có ngân sách riêng từ hoạt động kinh doanh của Đại Nam; Có chương trình chọn lọc như quỹ mổ tim, não úng thủy, cấp cứu giờ vàng,… và ít được quảng bá rầm rộ.
Ông Dũng cho biết Quỹ Hằng Hữu do bà Phương Hằng và ông Huỳnh Uy Dũng được chính quyền cấp phép và được thành lập từ lâu chứ không phải mới hoạt động thời gian gần đây. Quỹ Hẵng Hữu có danh sách bệnh viện hỗ trợ được công khai, gồm: Bệnh viện Nhi đồng 1, bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Đà Nẵng... điều này chứng tỏ quỹ từ thiện của bà Phương Hằng có sự bài bàn, hoạt động cam kết lâu dài.
Ngân sách của quỹ được Đại Nam hỗ trợ và quỹ Hằng Hữu có những chương trình rất ý nghĩa và mang tính cấp thiết như cấp cứu giờ vàng - giúp đỡ người gặp tai nạn chi phí cấp cứu những lúc chưa tìm được người nhà.
Khác với bà Phương Hằng, ông Dũng cho rằng một số nghệ sĩ hoạt động từ thiện tự phát, theo cá nhân và độ cam kết cá nhân thấp. Dù có nhiều người làm từ thiện lâu năm nhưng đến những sự kiện như bão lũ thì họ mới làm chứ không phải cam kết lâu dài, không tự bỏ tiền cá nhân mà chủ yếu là huy động từ cộng đồng. Hầu như đây là các chương trình cứu trợ khẩn cấp hay giúp đỡ người nghèo. Ít có các chương trình lâu dài và nghệ sĩ làm từ thiện thì gần như được quảng bá rộng rãi.
Vị Tiến sĩ cho biết với từ những buổi phát livestream gần đây của bà Phương Hằng, công chúng mới biết đến công việc thiện nguyện của bà và Đại Nam nhiều hơn. Ông Dũng nhận xét "Điều này cũng tốt vì nó sẽ tạo định vị, để mọi người biết rằng chị là một mạnh thường quân có đóng góp rất lớn cho Việt Nam".
Theo tìm hiểu của Tiến sĩ Vũ Thế Dũng, thông tin về hoạt động từ thiện của quỹ Hằng Hữu là rất ít, điều này cho thấy đây là hoạt động từ thiện âm thầm, không quảng bá rầm rộ. Quỹ Hằng Hữu kết nối trực tiếp với các bệnh viện và số tiền sẽ được chuyển đến tay các bệnh nhi và người được nhận sẽ không biết ai đã giúp đỡ họ.
Gần đây nhất, vợ chồng bà Phương Hằng chính thức nhập 50.000 bình oxy đặt ở Đại Nam sẵn sàng phục vụ miễn phí cho những người dân nghèo. Trước đó, bà Phương Hằng đã hỗ trợ miễn phí 300 bình oxy cho nhóm thiện nguyện Nhất Tâm - nhóm hoạt động với tiêu chí "Mai táng 0 đồng, oxy 0 đồng, khử khuẩn 0 đồng, cấp thực 0 đồng" suốt thời gian qua.
Bên cạnh đó ngày 27/7 bà Phương Hằng cũng cho biết Đại Nam đang cung cấp 1500 lít oxy mỗi ngày cho bệnh viện Chợ Rẫy. Bà Phương Hằng cũng đã biến khu du lịch Đại Nam trở thành khu cách ly để hỗ trợ chính quyền trong công tác chống dịch.