NHẮN GỬI EM GÁI ĐỒNG NGHIỆP HÀN NI

NHẮN GỬI EM GÁI ĐỒNG NGHIỆP HÀN NI
09/07/2021
THƯ LAN TRUYỀN TRÊN MẠNG
*****************
 
Tuy chưa gặp em ngoài đời, nhưng anh có cảm tình và quí mến em. Bởi anh thấy ngoài nghiệp danh nhà báo, em còn là một luật sư (hoặc luật gia gì đó), thường hay mở các chương trình trên sóng Internet để quảng cáo, truyền bá và tư vấn pháp luật cho mọi người. Rồi cũng bằng ngòi bút đã lăn xả đòi lại công bằng cho một số người dân ở đâu đó mà có một thời gian được đồng nghiệp báo chí ca tụng… Nhưng nay, đọc lá đơn dài 5 trang của em đang lan truyền chóng mặt trên MXH mà anh buồn quá(!). Cũng hy vọng những gì trên MXH chỉ là “ảo” chứ không phải thật đó là đơn của em.
 
 
Dù rằng chưa biết chính xác đó có phải là đơn của em hay không thì anh vẫn gửi đến em đôi lời. Mà đôi lời góp ý về LUẬT thì nó cứng nhắc và cũng khó nghe - khó nghe như chính em đã dùng từ ngữ, thuật ngữ, để trình bày trong lá đơn đó nhé!
 
Thứ nhất. Em là luật sư/luật gia, nhưng em lại không (hoặc chưa) hiểu về luật. Em viết rằng: “Đơn tố cáo khẩn cấp”. Thưa em, trong Luật Khiếu nại Tố cáo không có qui định nào là “tố cáo khẩn cấp” em nhé! Viết như vậy là đã bị người đọc coi thường trình độ hiểu biết về pháp luật của mình rồi. Người dân họ viết vậy thì không sao, còn em là một luật sư cơ mà(?).
 
 
Thứ hai. Một lá đơn mà “đầu”, “thân”, “đuôi” lại vênh với nhau. Nếu em tố cáo một hành vi, hoặc nhiều hành vi sai phạm thì em gửi nội dung tố cáo đó đến cơ quan có thẩm quyền, để cơ quan có thẩm quyền xem xét, xác minh và kết luận nội dung tố cáo đó đúng hay sai rồi mới có hướng quyết định xử lý.
 
Đằng này, em trình bày “tràng giang, đại hải” như một bức thư tâm sự rồi quay sang vận dụng Điều này, Khoản kia của Luật để kết tội người bị tố cáo là vi phạm pháp luật. Em đã kết luận họ vi phạm Điều này, Khoản kia thì cần gì phải tố cáo nữa?
 
 
Em đã làm thay cơ quan có thẩm quyền rồi thì cơ quan nào xem xét nữa? Còn em đã đủ bằng chứng để khẳng định họ vi phạm pháp luật thì em phải làm đơn TỐ GIÁC TỘI PHẠM mới đúng luật, để gửi tới Cơ quan điều tra nơi đúng thẩm quyền để họ thụ lý. Ngay nội dung này của em đã bộc lộ sự non kém về kiến thức pháp luật rồi!
 
Thứ ba. Đơn tố giác tội phạm phải gửi đến Cơ quan điều tra đúng thẩm quyền. Đó là em gửi tới “Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Bình Dương” (cảnh sát chứ không phải an ninh). Ở đây em gửi khắp mọi nơi, nó thể hiện yếu kém về nhận thức pháp luật, xúc phạm anh em thực thi tố tụng ở địa bàn họ quản lý. Hơn nữa đã tố cáo thì gửi nhiều nơi để thể hiện ý đồ “rung cây, dọa khỉ” làm gì để dư luận chê cười(?).
Thứ tư. Luật Khiếu nại Tố cáo nghiêm cấm việc lợi dụng quyền tố cáo để chia rẽ, lôi kéo, kích động các tổ chức và cá nhân vào việc tố cáo để gây bất ổn cho xã hội. Trong đơn của em “lôi” cả Đảng, Chính phủ, Nhà nước và nhiều cá nhân vào là em đã vi phạm pháp luật. Bởi em muốn tố cáo như vậy thì phải có ỦY QUYỀN. Nhà nước ta không có bất kì tổ chức nhà nước nào đi ủy quyền cho một công dân như em “kiện thay họ”. Em viết đơn như vậy có thể bị xử lý đấy!
 
 
Thứ năm. Trong đơn, em “kết tội” bà Hằng chửi bới nhà nước, chửi bới em. Chứng cứ em đưa ra hàng loạt trong đơn. Nếu chứng cứ chỉ là những buổi “lai-chim” của bà Hằng thì non yếu quá. Không cẩn thận bị quật “ngược” lại là mình vu khống đó em. Bởi để chứng minh bà ấy vi phạm pháp luật thì phải xem xét mục đích của bà ấy? Chứ không phải căn cứ vào thái độ và lời nói của bả. Mục đích của bà Hằng hiện nay đang nhằm bóc trần việc ăn chặn tiền từ thiện mà trong đó có một số cá nhân đứng ra a dua, bảo vệ, đồng lõa với số đối tượng bà ta “bóc phốt”. Vậy phải xem mục đích đó có đứng về phía lẽ phải hay không? Có được sự đồng tình của nhân dân hay không? Vì luật pháp cũng chính là thể hiện ý chí của mọi công dân mà em?
 
Thứ sáu. Đáng lo nhất là em tố bà Hằng “chửi Đảng, chửi Lãnh đạo nhà nước”. Em viết thế này nguy quá! Viết dại quá! Nội dung này anh tin chắc chắn em sẽ thua và sẽ bị “quật” lại rất đau(!).
Thứ bảy. Đơn của em có thể sẽ được xem xét.
 
 
Nhưng kết quả của “cuộc chiến pháp lý” này sẽ làm cho em mất nhiều hơn được. Bởi lá đơn của em bộc lộ sự non yếu về luật như vậy thì còn “khách hàng” nào thuê em tư vấn? Hành văn câu chữ cũng thể hiện non yếu về nghiệp vụ báo chí thì nói gì đến “trải nghề”. Anh lấy một ví dụ rất nhỏ thế này. Đó là, trên lãnh thổ Việt Nam chúng ta không có bất kì địa phương nào có tên là “Thủ Dầu 1”, mà chỉ có thành phố THỦ DẦU MỘT. Em là nhà báo, luật sư mà viết vậy thì lá đơn sao hợp lệ, văn chữ vậy ai nghe?
 
Còn nhiều sơ xuất lắm, nhưng anh nhắn gửi vài điều vậy thôi! Chúc em an lành vượt qua giai đoạn dịch bệnh Covid-19 đang nguy hiểm nha em!
 
Tác giả: Giàng Nhả Trần
 
*******
⭐⭐Bình luận:
Trong lịch sử Báo chí Cách mạng Việt Nam, chỉ duy nhất một mình Nhà báo (thuộc cơ quan Báo Sài Gòn Giải Phóng) Đặng Thị Hàn Ni đạt được kỷ lục mà người đời gọi là văn hóa mất dạy đỉnh cao. Tất cả các cán bộ, nhân viên của Báo SGGP không ai không biết sự kiện duy nhất cô nhà báo này lao vào nắm tóc đánh chửi một đồng nghiệp đáng tuổi chị của mình, ngay trong cơ quan. Trong cả làng báo, chỉ duy nhất Hàn Ni với hành vi thiếu nhân cách ấy chỉ bị Tổng Biên Tập Nguyễn Tấn Phong kỷ luật từ người viết báo xuống làm nhân viên phát hành báo, nhưng chị ấy không thấy nhục nhã mà tự lấy làm tự hào với thành tích ấy, vẫn ra rả nhận danh xưng nhà báo, luật sư giúp dân.
 
Giúp dân nhưng chửi dân ra rả ngay tại phòng tiếp bạn đọc của báo SGGP, Hàn Ni cũng bị lộ loạt tin nhắn làm tiền và bảo vệ cho đại quan tham Tất Thành Cang, bảo vệ cho các "nghệ sĩ bẩn" lấy tiền từ thiện của dân.
 
Đại quan tham Tất Thành Cang giờ đang xộ khám đếm những ngày mình đã tàn phá TPHCM như thế nào, cũng là thời điểm người dân thành phố đếm những tháng ngày cực khổ trong bệnh dịch Covid. Trùng hợp Tất Thành Cang từng hơn 20 năm bước vào chính trường thành phố cũng là thời điểm 20 năm đại quan Lê Thanh Hải nắm quyền lãnh đạo thành phố này. Trong 20 năm, người dân có thể đặt câu hỏi các đại quan này đã xây dựng được bao nhiêu bệnh viện công lập, bao nhiêu ngôi trường, bao nhiêu nhà dưỡng lão, bao nhiêu công viên ?... thay vì chăm chăm phân lô, phân phát đất đai, vơ vét tham nhũng. Chắc chắn, hệ thống hạ tầng xã hội dịch vụ công của TP này quá kém cỏi và chỉ một cơn dịch bệnh đã vạch mặt rõ sự yếu kém nhiều năm đó.
 
Người ta khi đau buồn đếm những xác người dân đáng thương mất vì dịch bệnh, thì thiết nghĩ Nhà nước cũng cần nắm đầu truy trách nhiệm và tội lỗi của Lê Thanh Hải, bắt hắn phải thừa nhận trước tòa án công lý sự thật đã tàn phá thành phố này như thế nào ! Chưa có bất kỳ quan chức nào như Lê Thanh Hải - vợ bị kỷ luật, con trai bị kỷ luật, em trai bị đi tù, bản thân bị kỷ luật cắt chức mà vẫn ung dung tự tại.
 
"Sản phẩm" nhà báo, luật sư Hàn Ni sản sinh dưới triều đại văn hóa Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang âu cũng chỉ là thực trạng đau thương mà chúng ta phải chứng kiến. Hóa ra, cái sản phẩm kém cỏi đang tồn tại ngay trong "cơ quan ngôn luận của Đảng bộ TPHCM" thì đừng trách sao những nghệ sĩ khệnh khạng "ngênh ngang" cướp tiền từ thiện của dân để tô vẽ mình thành các ngôi sao sân khấu.
 
Căn bệnh nào cũng có căn nguyên của nó, tội ác nào cũng xuất phát từ sự tệ hại bẩn thỉu của nhân cách con người. Lẽ đời, "thượng tắc trách ắt hạ tất loạn", Thạc sĩ luật dỏm ắt sẽ chỉ viết được những lá đơn vớ vẩn mà thôi !