Trong danh sách bổ nhiệm tân chính phủ Afghanistan của Taliban hôm 7/9, xuất hiện tên của 4 tù binh mà chính quyền ông Obama đã phóng thích vào năm 2014 để trao đổi và giải cứu cho một trung sĩ Mỹ bị Taliban bắt giữ từ năm 2009.
Trích dẫn danh sách các thành viên nội các lâm thời của Taliban từ đài truyền hình TOLOnews của Afghanistan, Fox News đã nêu tên 4 nhân vật được Taliban bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo bao gồm: ông Khairullah Khairkhah, ông Norullah Noori, ông Abdul Haq Wasiq, và ông Mohammad Fazil. Cả 4 người này đều là tù binh bị quân đội Mỹ bắt và giam giữ ở Guantanamo, Cuba. Năm 2014, họ được chính quyền ông Obama phóng thích như một điều kiện cho thỏa thuận trao đổi con tin để giải cứu Trung sĩ quân đội Mỹ Bowe Bergdahl bị Taliban giam giữ kể từ năm 2009. Nhiều chuyên gia nhận định, đây đều là những cái tên nguy hiểm đối với nước Mỹ và thế giới nói chung.
Theo bản danh sách tân chính phủ Afghanistan của Taliban từ TOLOnews, ông Haq Wasiq sẽ giữ chức vụ quyền Giám đốc Tình báo, ông Noorullah Noori là quyền Bộ trưởng Biên giới và các Vấn đề Dân tộc, ông Mohammad Fazil làm phó Bộ trưởng Quốc phòng còn ông Khairullah Khairkhah được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Thông tin và Văn hóa. Thông tin từ báo New York Post cho biết, 4 người này thuộc một đội nhóm có tên là "Taliban Five" (5 thành viên Taliban), và thành viên thứ năm là ông Mohammad Nabi Omari được giao chức vụ Thống đốc tỉnh Khost thuộc miền đông Afghanistan hồi tháng trước.
Từ năm 1996 đến năm 2001, 3 người Wasiq, Fazil và Khairkhah đều nắm giữ những chức vụ cấp cao trong chính quyền Taliban cai trị Afghanistan thời kỳ đó. Khi ấy, ông Khairkhah giữ chức vụ Bộ trưởng Nội vụ, ông Wasiq là phó Trưởng ban Tình báo, còn ông Fazil làm trưởng quân đội, theo New York Post.
Năm 2014, PolitiFact đã có một bài bình luận về sự kiện chính quyền ông Obama phóng thích cho 4 người này để đổi lấy tự do cho Trung sĩ Bergdahl khi đó đã bị Taliban giam cầm trong 5 năm. Bài bình luận đã trích dẫn những tuyên bố của cố Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain (Arizona) rằng, đây là 4 phần tử "cực đoan nhất của cực đoan", là những kẻ "có nguy cơ cao nhất" trong những phần tử Taliban mang đến nhiều rủi ro cho nước Mỹ.
Hãng tin này đã trích dẫn một bài đánh giá do lãnh đạo Bộ Quốc phòng ở Guantanamo viết vào năm 2008 nêu rõ những mối liên hệ của 4 phần tử này với nhóm khủng bố al-Qaeda. Bản báo cáo này sau đó đã được WikiLeaks công bố cho công chúng.
Trước thông tin danh sách chính phủ lâm thời của Taliban xuất hiện tên các phần tử khủng bố nguy hiểm từng bị chính phủ Mỹ bắt giữ, Dân biểu Cộng hòa Jim Jordan (Ohio) nói với Fox News rằng, ông không cảm thấy ngạc nhiên.
Ông nói:
"Ý tôi là, thành thật mà nói, nó không nên khiến chúng ta ngạc nhiên. Tôi đang nghĩ về hiện tại: 13 quân nhân thiệt mạng, người Mỹ bị bỏ lại, đồng minh bị bỏ lại, hàng tỷ USD trang thiết bị và vũ khí bị bỏ lại, một số người Afghanistan đến đã không được kiểm tra kỹ lưỡng... Ông [Biden] gọi đó là một thành công phi thường, vì vậy tôi đoán chúng ta không nên ngạc nhiên khi giờ đây những kẻ khủng bố đã được thả ra và mọi thứ khác đang điều hành chính tổ chức mà Bộ Ngoại giao và chính quyền này đang cố gắng thương lượng cùng".
Theo các trích dẫn từ phía New York Post, ông Wasiq thường tận dụng quyền lực từ chức vụ của mình để hỗ trợ các phần tử của al-Qaeda và Taliban trồn tránh các vụ bắt giữ. Ngoài ra, ông ta cũng là nhân tố chính tạo giúp Taliban lôi kéo các tổ chức theo chủ nghĩa Hồi giáo chính thống tham gia vào cuộc chiến chống lại quân đội của Mỹ và quân đồng minh vào thời kỳ đầu của chiến tranh Afghanistan.
Đánh giá về Fazil, báo cáo này cho biết, ông này có nhiều mối liên hệ với "những thành viên quan trọng của al-Qaeda và các phần tử cực đoan khác". Ngoài ra, có cáo buộc cho rằng chính 2 người Fazil và Noori đã hạ lệnh thực hiện cuộc thảm sát đối với nhóm cộng đồng thuộc các dân tộc thiểu số Hazara, Tajik và Uzbek ở thành phố Mazar-i-Shraif hồi năm 1998, theo New York Post.
Về ông Khairkhah, một trong những nhà đồng sáng lập nhóm Taliban vào năm 1994, bản báo cáo cho biết ông ta đã có những buổi gặp mặt với các quan chức Iran để thảo luận về việc hỗ trợ cho cuộc chiến phản đối Mỹ và quân đồng minh. Phía quân đội Mỹ còn khẳng định, đây là một tay trùm môi giới thuốc phiện khét tiếng ở miền tây nước Afghanistan.
Trên thực tế, bản danh sách nội các và chính phủ lâm thời do Taliban thiết lập ở Afghanistan gây ra mối lo ngại đáng kể ở cả trong và ngoài quốc gia này. Dù có nhiều quốc gia lên tiếng ủng hộ, song phần đa đều đang giữ thái độ trung lập và tiếp tục theo dõi các động thái tiếp theo của Taliban. Dù nhóm phiến quân đã nhiều lần hứa hẹn sẽ mang lại một tương lai hòa bình và ổn định cho quốc gia Nam Á này, phía Mỹ và Anh tuyên bố sẽ đánh giá tân chính phủ dựa trên những điều họ làm, chứ không phải dựa trên những điều họ nói.
Đài Loan hôm 09/09 đã thông báo về việc mới đưa vào biên chế một tàu chiến mạnh mẽ được chế tạo tại địa phương có khả năng đối phó với các mối đe dọa trên không và trên biển, theo trang Nikkei.
Tàu hộ tống Ta Chiang đang được triển khai tại căn cứ hải quân Tô Úc ở huyện Nghi Lan, phía đông bắc quốc đảo với hy vọng rằng sự hiện diện của con tàu có biệt danh “sát thủ hàng không mẫu hạm” sẽ ngăn chặn áp lực quân sự ngày càng tăng từ Trung Quốc.
Tại buổi lễ đánh dấu việc đưa vào hoạt động, Tổng thống Thái Anh Văn gọi con tàu là một bước tiến trên “con đường tự chủ trong nỗ lực bảo vệ quốc gia của chúng ta, và bằng chứng rằng chúng ta có thể vượt qua bất kỳ khó khăn nào có thể xảy ra”.
Được hỏi về con tàu trong một cuộc họp báo hôm 09/09, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên trả lời rằng “nỗ lực của lực lượng li khai Đài Loan nhằm đối đầu quân sự với Đại lục sẽ không có kết quả”.
Tàu Ta Chiang là bản nâng cấp cho dòng Tuo Chiang và là con tàu nội địa đầu tiên của Đài Loan có cả khả năng đối không và chống hạm. Phải mất hơn hai năm để hoàn thành con tàu này.
Tàu hộ tống có 28 tên lửa, bao gồm tên lửa chống hạm Hùng Phong II và III c tên lửa phòng không Hải Kiếm II. Nó có thân tàu kiểu catamaran cho phép di chuyển nhanh, tàng hình, với tốc độ tối đa khoảng 40 hải lý/giờ hoặc khoảng 74 km/h.
Việc triển khai con tàu tới một căn cứ ở bờ biển phía đông của Đài Loan là để đối phó với hoạt động quân sự gia tăng gần đây của chính quyền Trung Quốc trong khu vực.
Các tàu chiến Trung Quốc đã đi vòng quanh từ đất liền sang phía đông của hòn đảo. Ba tàu khu trục tên lửa dẫn đường hôm 05/09 đã đi qua giữa Đài Loan và điểm cực tây của Nhật Bản, đảo Yonaguni, trước khi đi về phía bắc đến Biển Hoa Đông.
Chuyên gia Tô Tử Vân, người đứng đầu bộ phận chiến lược quốc phòng tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh của Đài Loan cho biết: “Mục đích chính là khảo sát vùng biển xung quanh để tìm kiếm bước đột phá từ đất liền qua ‘chuỗi đảo đầu tiên’ đến Thái Bình Dương. Chuỗi đảo đầu tiên đề cập đến một khu vực kéo dài từ lục địa Trung Quốc đến các đảo Okinawa của Nhật Bản, Đài Loan và Philippines”.
Ông Tô cũng nghi ngờ Bắc Kinh đang thu thập thông tin với mục đích bao vây Đài Loan từ phía đông – được coi là một mắt xích phòng thủ yếu – cho một cuộc tấn công tiềm năng.
Để đối phó với mối đe dọa này, đòi hỏi một sự triển khai nhanh chóng các tàu đến phía đông của Đài Loan. Cho đến gần đây, Đài Bắc có rất ít năng lực để tự chế tạo các tàu chiến tiên tiến của mình, thay vào đó phải dựa vào việc mua từ các đối tác nước ngoài, chủ yếu là Mỹ.
Năm 2017, Washington đã cắt giảm việc bán vũ khí cho Đài Loan do lo ngại về quan hệ với Bắc Kinh.
Với sự xuống cấp của hệ thống máy bay chiến đấu và tàu chiến, bà Thái Anh Văn đã làm lại chiến lược mua sắm vũ khí của Đài Loan sau khi lên nắm quyền vào năm 2016, tìm cách đóng các tàu chiến tại quê nhà – như tàu Ta Chiang – để tăng cường khả năng phòng thủ của Đài Bắc.