Tưởng nhớ nhà báo Thiềm Thừ Nguyễn Đình Quân - Kỷ niệm chợt về trong ký ức

Tưởng nhớ nhà báo Thiềm Thừ Nguyễn Đình Quân - Kỷ niệm chợt về trong ký ức
09/11/2021
Cám ơn Facebook có mục hồi tưởng ký ức những tin nhắn cách 1, 2, 3, 4 và 5 năm trở về
 
Đến hôm nay thì tin buồn không còn là tin "giả". Anh thành kính chia buồn cùng gia đình và chúc em tìm được bình an cõi trên. Nhớ lại những chuyến đi Trường Sa anh em mình nói những gì, những ưu tư trăn trở về đất nước và dân tộc. Anh đã khóc trước những lời tâm huyết của em. Em sợ mình chết chưa làm gì tốt đẹp cho quê hương. Nay thì tuổi già chưa cướp đi cuộc sống và tâm niệm của em thì tai nạn đã đưa em ra khỏi giấc mơ bé nhỏ.
Lời chia buồn đến muộn vì anh không muốn tin buồn là sự thật. Anh muốn có một phép lạ nào đến báo tin vui. Nhưng hôm nay thì không còn gì nữa. Sự thật không ai có thể bẻ gẫy làm em sống lại. Chúc em những ngày bình an và không còn ưu tư lo lắng. 82 năm đã qua đi, đất nước chúng ta đang vươn mình và trưởng thành bằng những bước chân đôi hia 7 dặm trong vòng 20 năm hội nhập với cộng đồng thế giới.
Em bảo "một con én không làm nổi mùa xuân" nên em sợ anh cô đơn trên trận chiến truyền thông hải ngoại. Anh chỉ trả lời: "Anh tin rằng anh sẽ thành công vì không có sự thật nào không trưởng thành cùng năm tháng, không gian dối nào tồn tại mãi với thời gian". Vĩnh biệt em người chiến sĩ truyền thông đúng nghĩa.
 
TBT/KBCHN
Nguyễn Phương Hùng
 
 
 
Hình như bài viết cuối cùng của Nguyễn Đình Quân trên blog
 
THỨ HAI, 21 THÁNG 8, 2017
 
Việt Nam Cộng hòa, chỉ là chính quyền ngụy
 
Từ ngày 2/9/1945 đến nay, từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trên lãnh thổ Việt Nam chỉ có một chính phủ Việt Nam hợp pháp.
Bằng cuộc Cách mạng tháng Tám, dân tộc Việt Nam đã thoát ách cai trị của bọn thực dân, đế quốc, để ngẩng cao đầu trước toàn thế giới, “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.
 
Bằng cuộc Tổng tuyển cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu ngày 6/1/1946, người dân khắp đất nước Việt Nam đã bầu ra Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất, đất nước mà trước năm 1945 đã bị thực dân Pháp chia làm ba xứ Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ.
 
Nhưng bọn thực dân Pháp không từ bỏ dã tâm đô hộ Việt Nam một lần nữa. Dân tộc Việt Nam lại phải chống trả cuộc xâm lược lần thứ hai của Pháp. Trong bối cảnh ấy, thực dân Pháp dựng lên cái gọi là “Quốc gia Việt Nam”, do cựu hoàng Bảo Đại làm quốc trưởng. Do có những kẻ phản quốc như Bảo Đại – Nguyễn Vĩnh Thụy, cuộc Kháng chiến chống Pháp đã gặp thêm khó khăn, phải kéo dài thêm. Ngay cả khi Pháp thua trận Điện Biên Phủ và phải ký Hiệp định Geneve ngày 21/7/1954, rút quân khỏi Việt Nam, đất nước Việt Nam vẫn bị chia cắt làm hai khu vực với giới tuyến quân sự tạm thời là Vĩ tuyến 17, do có “Quốc gia Việt Nam”. Pháp thua, nhưng Mỹ đã nhảy vào. Với cánh cửa là “Quốc gia Việt Nam”, Mỹ đã can thiệp vào Việt Nam. Nếu không có “Quốc gia Việt Nam”, nước Việt Nam đã không bị chia cắt lâu thêm tới 21 năm, đã không phải có được sự thống nhất hiện nay bằng sinh mạng của hàng triệu người, bằng di chứng đau thương do chất da cam dioxin gây ra đối với nhiều thế hệ...
 
“Việt Nam Cộng hòa” từ đâu ra? Chính quyền “Việt Nam Cộng hòa” do Mỹ dựng lên, từ chính quyền bù nhìn “Quốc gia Việt Nam”. Bước chuyển từ “Quốc gia Việt Nam” sang “Việt Nam Cộng hòa” là bước chuyển từ làm tay sai cho thực dân Pháp sang làm công cụ cho đế quốc Mỹ.