Còn nhớ, khi Nghị định 100 ra đời khiến dư luận cả nước đồng tình, nhưng bên cạnh cũng có một số ý kiến phản đối vì không có quy định ngưỡng nồng độ cồn nhất định, mà cứ vượt 0 là phạt. Khi hàng triệu người dân góp ý về kẽ hở này, thì Tiền Phong – một tờ báo lớn hàng đầu của Việt Nam té nước theo mưa khi đăng tải bài viết: “ BỘ TRƯỞNG TÔ LÂM NÓI GÌ VỀ VIỆC LỰC LƯỢNG CÔNG AN GIỮ LẠI 70% TIỀN XỬ PHẠT?. Từ bài báo này, ngành công an đã ăn gạch đá không ít.
Bài viết trên báo Tiền Phong có nội dung trích dẫn lời Đại tướng Tô Lâm: “Trao đổi qua điện thoại với Tiền Phong, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, tất cả số tiền lực lượng công an xử phạt đều nộp về Ngân sách Nhà nước và sẽ được phân bổ cụ thể trung ương là bao nhiêu, địa phương là bao nhiêu dựa theo quy định của luật pháp.
Số tiền đó sử dụng vào việc mua sắm thiết bị hay sử dụng vào việc gì đều căn cứ vào danh mục cụ thể của Bộ Công an”, Bộ trưởng Tô Lâm nói.
Qua đó, không hề thấy Bộ trưởng nói đến sẽ giữ lại 70% số tiền phạt cho CSGT. Thế nhưng Tiền Phong tự diễn biến tự chuyển hóa, khẳng định Bộ Công an giữ lại 70% tiền xử phạt vi phạm.
Bộ trưởng đã khẳng định như đinh đóng cột: “tất cả số tiền lực lượng công an xử phạt đều nộp về Ngân sách Nhà nước…“, ấy vậy mà Tiền phong dám xuyên tạc là Bộ Công an giữ lại 70% cho CSGT. Xin hỏi đây là lỗi vô ý hay cố ý? Xuyên tạc thông tin sai sự thật như thế, Tiền phong có mục đích gì?
Với tờ báo lớn như Tiền phong chắc hẳn phải có đội ngũ biên tập, kiểm duyệt hùng hậu. Một bài viết phải được trải qua nhiều khâu mới được đăng tải. Thì chắc chắn, đây không phải là sơ suất.
Tiền phong là tờ báo chỉ đưa tin đến bạn đọc, nếu không người chống lưng thì sẽ không dám đưa thông tin xuyên tạc một vị Bộ trưởng như thế. Xin hỏi, ai đã đứng sau giật dây chuyện này? Phải chăng Tiền phong đang muốn hạ uy tín của Bộ trưởng chăng?
Rồi sau đó, tờ báo này chính thức lên tiếng đính chính đã đưa thông tin sai sự thật. Thử hỏi cố tình đưa thông xuyên tạc đến hàng triệu người dân trong cả nước. Giờ đăng tin đính chính liệu Tiền Phong có khắc phục được hậu quả, khi bôi nhọ danh dự của người khác không? Nên rút thẻ nhà báo nào viết bài và kỷ luật Ban biên tập báo Tiền Phong để răn đe. Sai thì sửa, nhưng thực tế có những cái sai mãi mãi không thể khắc phục được bằng lời xin lỗi.
Cái sai cái nhầm rất dễ xảy ra. Sau mỗi vụ việc, người ta nhắc nhở nhau cẩn thận nghe không, được một thời gian lại quên, lại mắc, nhẹ thì kiểm điểm, đính chính, nặng thì cách chức, xin lỗi, về sau có thêm cách xử lý khôn khéo là đổ tại thằng đánh máy.
Nói thế để thấy rằng không có chuyện an toàn trăm phần trăm, mà thể nào cũng xảy ra, không lúc này thì lúc khác. Vấn đề ở chỗ phải thực sự cầu thị, phục thiện, dám nhận cái sai, cái yếu, cái dở. Nếu cứ bao biện loanh quanh thì còn sai dài dài.