ĐIỂM TIN THẾ GIỚI 17/9 với Nam Giang

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI 17/9 với Nam Giang
09/17/2021

 

TT Trump: Tướng Milley chưa từng nói với tôi về việc gọi điện cho TQ
image.png
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục lên án Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, trong một tuyên bố mới đăng hôm 15/9. 

Cựu Tổng thống Doanld Trump hôm 15/9 một lần nữa lên tiếng tiết lộ rằng ông Milley chưa bao giờ nói cho ông về việc gọi điện cho quân đội Trung Quốc, ông Trump nói:

“Milley chưa bao giờ nói cho tôi rằng ông ta gọi điện cho Trung Quốc. Theo tôi hiểu, ông ta cũng không nói chuyện đó cho quá nhiều người.”


Theo cuốn sách mới có tên gọi “Peril” (Tạm dịch: “Hiểm họa”), do phó tổng biên tập Washington Post, Bob Woodward và phóng viên chính trị quốc gia Robert Costa đồng tác giả, Tướng Milley có 2 lần gọi điện cho ông Lý Tác Thành (Li Zuocheng) – Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), lần lượt vào ngày 30/10/2020 và ngày 8/1/2021. Trong hai cuộc gọi, ông Milly nói với ông Lý Tác Thành rằng nếu Tổng thống Trump ra lệnh tấn công Trung Quốc, ông sẽ thông báo trước cho quân đội Trung Quốc.

Ngày 15/9, Lầu Năm Góc cũng chứng thực việc Tướng Milley có 2 lần gọi điện thoại cho phía Trung Quốc, nhưng phủ nhận đó là điện đàm “bí mật”.

Ông Trump cũng một lần nữa lên án ông Milley khiến nước Mỹ bị đe dọa, cộng thêm thất bại trong việc rút quân khỏi Afghanistan, ông Trump gọi ông Milley là một “kẻ điên rồ”. Ông Trump tiếp tục nói:

“Ông ấy đặt đất nước chúng ta vào một tình huống rất nguy hiểm, nhưng Chủ tịch Tập biết rõ hơn, ông ấy sẽ gọi cho tôi. Cách mà Milley và chính quyền Biden xử lý việc rút quân khỏi Afghanistan – có lẽ là khoảnh khắc đáng xấu hổ nhất trong lịch sử đất nước chúng ta – chắc chắn sẽ không khiến Trung Quốc (ĐCSTQ) sợ hãi. Milley hoàn toàn là một kẻ điên rồ!”

Ông Milley trở thành chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân của Tổng thống Trump vào tháng 10/2019. Trong vài tháng cuối cùng trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump, ông Milley bắt đầu nghiêng về phe cánh tả. Khi ông Biden lên nắm quyền vào ngày 20/1 năm nay và thành lập chính phủ mới, ông Milley vẫn giữ nguyên chức vụ của mình.

Sau thất bại trong việc rút quân khỏi Afghanistan bị lưỡng đảng Mỹ cùng lên án, ông Biden cũng không có ý định sa thải ông Milley và các thành viên nội các quan trọng khác.

Sau khi bê bối về việc ông Milley gọi điện cho phía Trung Quốc được tiết lộ, ông Biden vẫn biểu thị đầy lòng tin với ông Milley.

Tổng thống Joe Biden nói ông ‘rất tin tưởng’ Tướng Mark Milley
Về việc này, trong tuyên bố hôm 15/9, ông Trump cho biết, ông Biden không muốn để ông Milley gánh vác trách nhiệm là vì lo lắng rằng nếu đẩy ông Milley ra, ông này có thể sẽ tiết lộ bí mật của họ.

Ông Trump viết: “Lý do duy nhất mà Biden không muốn sa thải Milley hoặc hoặc đưa Milley ra tòa án quân sự, chính là không muốn để Milley tiết lộ những bí mật bẩn thỉu về thảm họa chết người của Biden ở Afghanistan.”

Ngày 14/9, cựu Tổng thống Trump ra tuyên bố rằng ông Milley nên “bị xét xử tội phản quốc”.

Ông Trần Quang Thành (Chen Guangcheng) một luật sư nhân quyền nổi tiếng và là nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nhân quyền thuộc Đại học Công giáo Hoa Kỳ, cho rằng hành vi của Tướng Milley thực tế bằng như bán đứng tình báo quân đội, chứ không đơn giản là mật báo tin tức. Ông ấy đã trực tiếp nói với ĐCSTQ về tình báo quân sự của Mỹ, việc này có tính chất vô cùng tồi tệ. Ông Trần nói rằng giữa Trung Quốc và Mỹ có một đường dây nóng quân sự, nhưng đường dây nóng này chỉ có thể được sử dụng để liên lạc trong một số trường hợp đặc biệt. Đường dây nóng quân sự không đơn giản là một công cụ để trò chuyện, cũng không phải là một kênh mà có thể tùy tiện đem tin tức quân sự tiết lộ hoặc trao đổi.

Ông Trần Quang Thành nói rằng sự nguy hại của ông Milley là vô hạn, sự nguy hại của hiệu ứng làm mẫu này là không có giới hạn thời gian. Nếu hành vi này của ông ấy không được ngăn chặn kịp thời, những điều tương tự sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai.

Anh, Úc, Hoa Kỳ đưa Trung Quốc vào tầm ngắm sau khi thông báo hiệp ước an ninh đặc biệt Aukus

 
Các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ, Anh và Úc hôm 15/9 đã công bố một hiệp ước an ninh đặc biệt để chia sẻ các công nghệ quốc phòng tiên tiến trong nỗ lực đối phó với Trung Quốc, theo trang Sound of Hope.
 

Mối quan hệ hợp tác này sẽ cho phép Úc lần đầu tiên đóng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Hiệp ước, được gọi là Aukus, viết tắt của Australia, UK, US, cũng sẽ bao gồm cả trao đổi công nghệ trí tuệ nhân tạo, công nghệ lượng tử và an ninh trên không gian mạng.

Mặc dù các nhà lãnh đạo của ba nước không đề cập đến ĐCSTQ trong bài phát biểu của họ vào ngày 15/9, tuy nhiên giới quan sát tin rằng việc thành lập liên minh này là một biện pháp khác mà các đồng minh phương Tây thực hiện để cạnh tranh trong lĩnh vực quân sự và công nghệ khi mối đe dọa Trung Quốc ngày càng tăng.

Nhà bình luận về các vấn đề thời sự Huệ Hỗ Vũ tin rằng Hoa Kỳ, Anh và Úc đều là các quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung và là thành viên của Liên minh tình báo Ngũ Nhãn (Five Eyes): “Đây là một động thái mới nhằm tăng cường hợp tác chiến lược giữa ba nước…cho phép họ hình thành một thế mạnh hơn trong cuộc chiến chống ĐCSTQ. Loại sức mạnh tổng hợp”.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Anh, Tom Tugendhat trong một tuyên bố trên Twitter cho biết liên minh này đã tích hợp các ngành công nghiệp quân sự của Anh, Hoa Kỳ và Australia, đồng thời cũng đã thực hiện “chuyển hướng sang châu Á” của Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Mục tiêu rất rõ ràng, đó là đối phó với Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 15/9 cũng thông báo Mỹ và Anh sẽ giúp Australia xây dựng hạm đội tàu ngầm hạt nhân.

Là thành viên của Liên minh Five Eyes, Thủ tướng New Zealand, bà Jacinda Ardern, hôm 16/9 bình luận: “New Zealand không thay đổi quan điểm về việc cấm tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân đi vào lãnh hải của chúng tôi”. Nhưng hoan nghênh quyết định của Hoa Kỳ và Anh hợp lực để giúp Úc có được tàu ngầm hạt nhân.

Euan Graham, Nhà nghiên cứu cấp cao về An ninh Châu Á – Thái Bình Dương tại Văn phòng Singapore của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, cho biết: “Các tàu ngầm được chế tạo cho môi trường chiến đấu cường độ cao. Trong bối cảnh này, rõ ràng nó đã nhắm đến đối thủ tiềm năng”.

Hạm đội tàu ngầm mới sẽ có tầm hoạt động xa hơn và có thể không bị phát hiện trong thời gian dài dưới nước. Một quan chức trong chính quyền Biden mô tả hạm đội là “tàng hình, tốc độ, khả năng cơ động và khả năng sống sót”.

Eric Sayers, một nhà nghiên cứu về chính sách an ninh Châu Á – Thái Bình Dương tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ, cho biết: “Về mặt chiến thuật, điều này sẽ mang lại cho Canberra một phương tiện chiến tranh có thể duy trì toàn bộ khu vực Tây Thái Bình Dương”.

Trước thông báo này, Australia đã đàm phán với công ty Naval Group của Pháp để đóng tới 12 tàu ngầm do Pháp thiết kế. Dự án ước tính lên tới 70 tỷ đô la Mỹ. Tuy nhiên với sự hỗ trợ mới từ Mỹ, dự án này coi như chấm dứt. 

Về vấn đề này, nhà bình luận Huệ Hỗ Vũ nói: “Thời gian đóng tàu ngầm này là rất dài. Khi nào nó bắt đầu có khả năng chiến đấu, có thể là vào những năm 2050. Vì vậy, tất nhiên, điều này không thể đáp ứng cuộc đối đầu cấp bách của Australia với ĐCSTQ. Đây là loại đe dọa cụ thể và thực tế, nếu muốn đối phó với mối đe dọa này, các tàu ngầm của Pháp hiển nhiên không thể chờ đợi, lúc này Mỹ sẵn sàng cung cấp cho Australia công nghệ tàu ngầm hạt nhân này và trực tiếp để lực lượng tàu ngầm này của Australia đã được nâng cấp lên kỷ nguyên điện hạt nhân. Đây là một tin vui rất quan trọng đối với Australia”.

Hiện hải quân Trung Quốc có 60 tàu ngầm, trong đó có 6 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

 

Trung Quốc tố giác thỏa thuận tàu ngầm Mỹ – Úc

image.png

Hôm thứ Năm, Trung Quốc cáo buộc thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân mới giữa Mỹ và Úc sẽ gây ra cuộc chạy đua vũ trang, đe dọa hòa bình khu vực.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên gọi thỏa thuận này là “cực kỳ vô trách nhiệm” trong khi truyền thông nhà nước Trung Quốc cảnh báo rằng Úc hiện là “kẻ thù” của Trung Quốc và nên “chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.”

Phát biểu đưa ra sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Tư về một liên minh quốc phòng mới, gọi tắt là AUKUS, gồm ba nước Anh, Hoa Kỳ và Úc.

Họ Triệu cho biết liên minh này “phá hoại nghiêm trọng hòa bình và ổn định của khu vực, làm gay gắt thêm cuộc chạy đua vũ trang và gây tổn hại cho các nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế”.

Ông cáo buộc Hoa Kỳ và Anh áp dụng “tiêu chuẩn kép” và xuất khẩu hạt nhân như một “công cụ trong trò chơi địa chính trị”, đồng thời ông khuyên họ nên “từ bỏ não trạng Chiến tranh Lạnh lỗi thời” – một điệp khúc phổ biến của các phát ngôn viên của Bộ. “Nếu không, họ sẽ chỉ tự bắn vào chân mình,” Ho Triệu nói thêm.

Hôm thứ Tư, khi phát biểu về liên minh mới; Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Úc Scott Morrison không nếu đích danh Trung Quốc nhưng động thái này được nhiều người coi là phản ứng đối với việc Trung Quốc đang mở rộng sức mạnh kinh tế, đại bàn hoạt động quân sự và ảnh hưởng ngoại giao. 

Trung Quốc có 6 tàu ngầm tấn công hạt nhân, và có kế hoạch gia tăng hạm đội trong thập niên tới.

Hôm thứ Năm, các nhà bình luận và truyền thông nhà nước Trung Quốc đã chỉ trích liên minh này là một ví dụ khác về nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm kiềm chế Trung Quốc. Tờ Thời báo Hoàn cầu có bài xã luận mô tả Hoa Kỳ đang “phân cực một cách điên cuồng” cơ chế liên minh của mình và “mất lý trí khi cố gắng tập hợp các đồng minh để chống lại Trung Quốc.”

“Sở hữu các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ trở thành một sự cám dỗ phổ biến. Thế giới cần chuẩn bị cho sự xuất hiện của cơn sốt tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân”, bài xã luận viết.

Bài xã luận của Thời báo Hoàn cầu còn mô tả Úc như một “tẩu cẩu” (走狗) của Hoa Kỳ, một thành ngữ của Trung Quốc để chỉ một người sống vô nguyên tắc, tay sai, một con chó chạy theo con người với hy vọng nhận được thức ăn thừa. Bài xã luận cảnh báo Úc đã tự biến mình thành kẻ thù của Bắc Kinh “vì Úc đã trở thành mũi nhọn chống Trung Quốc, nên quốc gia này nên chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất”.

Dưới thời chính quyền Biden, Washington và Bắc Kinh tiếp tục xung đột về nhân quyền, thương mại và các điểm nóng có thể dẫn đến xung đột bao gồm Biển Đông và Đài Loan.

Khi Hoa Kỳ cố gắng lôi kéo Trung Quốc đưa ra các cam kết về khí hậu trước khi có hội nghị thượng đỉnh quốc tế quan trọng vào tháng 11, kết quả có rất ít dấu hiệu tiến triển. Cuộc điện đàm kéo dài 90 phút giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Biden vào tuần trước không có nhiều chi tiết cụ thể, không biết rõ hai nhà lãnh đạo liệu có gặp nhau mặt-đối-mặt hay không; thậm chí còn có tin đồn họ Tập từ chối đề nghị  họp với Biden.

Trong thời gian vừa qua, Úc đã tỏ thái độ cứng rắn với Trung Quốc, bất chấp đe dọa của Bắc Kinh sẽ không mua hàng hóa và dịch vụ của Úc.

 

Kết quả điều tra cho thấy, các nhà lãnh đạo World Bank và Giám đốc IMF đã tác động để tăng thứ hạng của Trung Quốc trong Báo cáo

 

image.png
Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva

Ngân hàng Thế giới (World Bank) trong điều tra về loạt báo cáo "Doing Business" (Môi trường kinh doanh các nước) của mình, đã phát hiện ra các vấn đề đạo đức nghiêm trọng đến mức quyết định dẹp luôn loạt báo cáo hàng năm, theo thông cáo ngày 16/9.

Lại một vụ bê bối có liên quan đến Trung Quốc

Điều tra cho thấy có bê bối liên quan điểm số cho Trung Quốc trong quá khứ. Cụ thể, xếp hạng của Trung Quốc trong báo cáo "Kinh doanh 2018" được công bố vào tháng 10 năm 2017, đã tăng bảy bậc lên vị trí thứ 78 sau khi thực hiện các thay đổi về phương pháp dữ liệu so với dự thảo ban đầu.

 

Ngân hàng Thế giới cho biết: "Những thay đổi đối với dữ liệu của Trung Quốc trong Kinh doanh 2018 dường như là kết quả của hai loại áp lực khác nhau mà ban lãnh đạo ngân hàng áp đặt lên những nhân viên làm báo cáo".

Cuộc điều tra do công ty luật WilmerHale thực hiện. Báo cáo của họ được gửi cho ban giám đốc World Bank hôm 15/9 và được đồng ý cho công bố.

Trong báo cáo này, đương kim Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva, từng làm ở World Bank, đã bị nêu tên với cáo buộc là đã gây sức ép để nâng điểm cho Trung Quốc.

Bà Kristalina Georgieva tuyên bố rằng bà không đồng tình về kết luận điều tra:"Tôi không đồng ý về cơ bản với những phát hiện và cách giải thích của Cuộc điều tra về sự bất thường về dữ liệu vì nó liên quan đến vai trò của tôi trong báo cáo Kinh doanh của Ngân hàng Thế giới năm 2018".

Báo cáo Doing Business của World Bank đóng một vai trò quan trọng đối với các thị trường mới nổi, bởi vì chính phủ của các quốc gia này luôn cố gắng tăng thứ hạng để kêu gọi đầu tư nước ngoài.

Nhưng việc xếp hạng đã là nguồn gốc của cuộc tranh luận sôi nổi trong những năm gần đây, đến mức mà, ông Paul Romer, kinh tế trưởng của World Bank, đã phải từ chức vào năm 2018 sau khi đặt câu hỏi về những thay đổi trong thứ hạng của Chile trong báo cáo.

Bộ Tài chính Hoa Kỳ, cơ quan quản lý cổ phần chi phối của Mỹ trong IMF và World Bank, cho biết họ đang phân tích “những phát hiện nghiêm trọng” này. Trả lời phỏng vấn của Reuters, người phát ngôn Bộ Tài chính Alexandra LaManna nói: “Trách nhiệm chính của chúng tôi là duy trì tính toàn vẹn của các tổ chức tài chính quốc tế”.

Kết quả điều tra nói gì?

Báo cáo cho biết, sự việc diễn ra vào thời điểm ban lãnh đạo Ngân hàng “bận rộn với các cuộc đàm phán nhạy cảm” để tìm kiếm sự nguồn hỗ trợ vốn lớn từ Trung Quốc. Đó cũng là thời điểm các quan chức Trung Quốc muốn tiếp cận các quan chức cấp cao của Ngân hàng Thế giới vì lo ngại về điểm số của nước này.

Bà Georgieva nói với các nhà điều tra của WilmerHale rằng “chủ nghĩa đa phương đang bị đe dọa và  Ngân hàng  đang gặp“ rắc rối rất lớn ”nếu chiến dịch không đạt được mục tiêu”.

Và chuyện gì đã xảy ra? Trong năm 2018, Ngân hàng Thế giới công bố việc tăng vốn 13 tỷ USD, đẩy cổ phần cổ phần của Trung Quốc lên 6.01% từ 4.68%.

 

Theo báo cáo, trong năm 2017, các quan chức Trung Quốc đã nhiều lần thuyết phục ông Kim và các quan chức cấp cao khác của World Bank rằng báo cáo Kinh doanh năm 2017 không phản ánh được những nỗ lực của Trung Quốc. 

Báo cáo cũng lưu ý rằng, một tháng trước khi báo cáo được công bố, trong một bữa tối giữa bà Georgieva và một quan chức Trung Quốc hôm 14/10/2017, người này đã nhấn mạnh vai trò "người chịu trách nhiệm" của bà Georgieva tại Ngân hàng để "đảm bảo" những cải cách của Trung Quốc được ghi nhận.

Báo cáo của WilmerHale cho biết, khi báo cáo dự thảo năm 2018 cho thấy Trung Quốc tụt 8 bậc xuống 85, các nhân viên cấp cao trong văn phòng của Chủ tịch Ngân hàng Thế giới lúc bấy giờ là Jim Yong Kim đã tạo ra các "áp lực trực tiếp và gián tiếp" lên các nhân viên ở đây để thay đổi cách thức làm báo cáo nhằm nâng cao điểm số của Trung Quốc, bao gồm cả việc kết hợp dữ liệu từ Đài Loan và Hồng Kông vào điểm số của đại lục. Tuy nhiên, cách tiếp cận đó sau đó đã bị loại bỏ vì lý do chính trị. Việc thay đổi đó thậm chí có thể đã diễn ra dưới sự chỉ đạo của ông này.

Điều tra nói rằng bà Georgieva "trực tiếp can dự" trong việc nâng hạng cho Trung Quốc và có một lần đã mắng giám đốc World Bank tại Trung Quốc vì làm tổn hại quan hệ với Trung Quốc.

Kết quả điều tra của WilmerHale cho thấy, bà Georgieva đã yêu cầu một người tên là “Mr. Djankov” chịu trách nhiệm về báo cáo cho đến khi ra kết quả cuối cùng. Ông này sau đó đã làm việc với các nhân viên ở đây để “xác định những thay đổi đối với dữ liệu của Trung Quốc nhằm làm tăng điểm số của nước này”.

Các nhân viên cuối cùng đã tìm thấy 3 điểm trong dữ liệu có thể thay đổi để nâng cao điểm số của Trung Quốc mà không ảnh hưởng đến thứ hạng của các quốc gia khác.

Sau khi bà Georgieva được thông báo về những thay đổi kể trên, bà đã cảm ơn một nhân viên vì đã giúp đỡ "một chút cho chủ nghĩa đa phương". Vào cuối tháng 10/2017, trước khi báo cáo công bố, bà Georgieva lái xe tới nhà viên chức phụ trách nhóm Doing Business để nhận bản báo cáo. Theo điều tra, bà cảm ơn viên chức này vì giúp "giải quyết vấn đề" về thứ hạng của Trung Quốc.

Bà Georgieva, khi được phỏng vấn cho điều tra, nói bà không thể nhớ vì sao bà phải đến tận nơi lấy báo cáo thay vì chờ nó gửi tới văn phòng.

Các nhân viên trong nhóm này cho biết, họ biết những thay đổi dữ liệu là không phù hợp nhưng “cảm thấy rằng họ không thể thách thức mệnh lệnh từ Chủ tịch hoặc Giám đốc điều hành của Ngân hàng vì như vậy sẽ là mạo hiểm đối với công ăn việc làm của họ”.

Điều tra của WilmerHale cũng trích dẫn những bất thường trong dữ liệu được sử dụng để xác định thứ hạng cho Saudi Arabia và Azerbaijan trong báo cáo Doing Business 2020, được công bố vào năm 2019.

Sau khi công bố kết quả điều tra hôm 16/9, World Bank đã ra thông cáo rằng họ sẽ ngừng thực hiện báo cáo Doing Business hàng năm: "Sau khi xem xét tất cả các thông tin cho đến nay về Doing Business, bao gồm các phát hiện trước đó, kiểm toán và báo cáo mà Ngân hàng đã công bố hôm nay thay mặt Ban Giám đốc điều hành, Ban Quản lý quyết định chấm dứt Doing Business".

"Ngân hàng Thế giới vẫn cam kết kiên quyết thúc đẩy vai trò của khu vực tư nhân trong phát triển và hỗ trợ các chính phủ thiết kế môi trường pháp lý hỗ trợ điều này. Trong tương lai, chúng tôi sẽ nghiên cứu một cách tiếp cận mới để đánh giá môi trường đầu tư và kinh doanh", World Bank viết.

Điều gì khiến Tập Cận Bình không muốn gặp Joe Biden?

 

Tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm kéo dài 90 phút. Báo cáo nói rằng ông Biden đã đề xuất tổ chức Hội nghị thượng đỉnh hai người và gặp mặt trực tiếp với ông Tập, nhưng đề nghị này đã bị ông Tập từ chối, theo trang NTDTV.

Một người quen thuộc với vấn đề này nói với tờ Financial Times rằng ông Tập nhấn mạnh rằng Washington không nên áp dụng một giọng điệu cứng rắn như vậy đối với Bắc Kinh. Một người khác quen thuộc với vấn đề này nói rằng Tổng thống Mỹ sử dụng Hội nghị thượng đỉnh như một trong nhiều khả năng để tiếp xúc với ông Tập, nhưng ông Biden không nhận được phản hồi ngay lập tức. Một quan chức Mỹ khác nói rằng Toà Bạch Ốc thì tin rằng ông Tập không có ý định tham gia Hội nghị thượng đỉnh, một phần vì lo ngại dịch bệnh. Kể từ khi đại dịch bùng phát vào đầu năm ngoái, ông Tập đã không rời Trung Quốc.

Về tin tức này, ông Biden đã lên tiếng phủ nhận vào ngày hôm đó. Một phóng viên hỏi ông có thất vọng khi Tập Cận Bình không muốn gặp ông không? Ông Biden nói: “Điều này không chính xác”.

Trước đó cùng ngày, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan trong một tuyên bố lưu ý báo cáo trên Financial Times “không phải là mô tả chính xác về cuộc gọi”. Tuyên bố nói thêm, “Như chúng tôi đã nói, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về tầm quan trọng của việc liên lạc riêng giữa hai bên và chúng tôi sẽ tôn trọng điều này”.

Tuy nhiên, một nguồn tin khác quen thuộc với cuộc điện đàm cũng xác nhận với Reuters rằng báo cáo trước đó là chính xác. Ông nói: “Tập Cận Bình rõ ràng ám chỉ rằng giọng điệu và bầu không khí của mối quan hệ giữa hai nước trước tiên cần được cải thiện”.

Cho đến nay, Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington chưa trả lời yêu cầu bình luận của giới truyền thông. Tuy nhiên, ông Dương Khiết Trì, Giám đốc Văn phòng Ủy ban Đối ngoại của Ủy ban Trung ương CPC, đã lên tiếng phát biểu vào ngày 15/9. Ông Dương Khiết Trì tuyên bố ông hy vọng chính phủ Hoa Kỳ “nhanh chóng sửa chữa chính sách sai lầm đối với Trung Quốc” và đưa quan hệ Trung-Mỹ trở lại ổn định càng sớm càng tốt.

Nó có nghĩa là gì? Nhà bình luận thời sự Đường Tĩnh Viễn nói rằng ông Tập Cận Bình từ chối gặp mặt, vì Hoa Kỳ vẫn áp dụng giọng điệu cứng rắn và đây không phải điều Trung Quốc muốn, nhà ngoài giao hàng đầu của Bắc Kinh Dương Khiết Trì đã yêu cầu Washington”sửa chữa những sai lầm”, nhưng cuộc điện đàm mới nhất giữa hai nhà lãnh đạo không phải để sửa chữa nó mà để thiết lập ranh giới đỏ.

Về những lý do có thể khiến ông Tập không được tôn sùng, ông Đường phân tích hai yếu tố: Thứ nhất, điều ông Tập Cận Bình muốn là ông Joe Biden từ bỏ đối đầu và quay trở lại con đường hai bên cùng có lợi, đây là cuộc gặp mà ông ấy muốn. Ý định của ông Biden thì ngược lại, Tổng thống Mỹ muốn nói rõ: “Chúng ta có thể công khai đối đầu cạnh tranh, chỉ cần tránh chạm vào lằn ranh đỏ của xung đột quân sự.” Đây không phải là điều mà ông Tập muốn. Thứ hai, cuộc họp tái tranh cử của Tập Cận Bình sắp diễn ra, ông ấy không muốn ra nước ngoài vì có thể có nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Video Taliban hành quyết dân thường bị phơi bày, ít nhất 20 người chết thảm

 

image.png

Hôm 6/9, Taliban tuyên bố đã chiếm hoàn toàn Thung lũng Panjshir, nơi có lực lượng quân phản kháng. Tuy nhiên, gần đây nhóm này bị buộc tội đã sát hại ít nhất 20 dân thường ở địa phương này. Trong đó một người đàn ông bị bắn chết ngay trên đường phố, một người khác được cho là đã bán thẻ SIM điện thoại di động cho lực lượng phản kháng cũng bị giết hại và ném xác ngay trước cửa nhà.

Tờ Daily Mail của Anh đưa tin rằng, địa điểm quay đoạn video này ở Thung lũng Panjshir. Đây là căn cứ địa của quân phản kháng và cũng là mục tiêu tiêu diệt chính của Taliban. 

 

Đoạn video cho thấy, sau khi bị Taliban bắt giữ, người đàn ông mặc quân phục rằn ri, được cho là người của quân phản kháng, đã bị nhóm này đưa diễu trên phố, tuy nhiên trong video có người khẳng định người đàn ông này là dân thường. Sau đó, anh bị Taliban bắn và chết thảm ngay trên đường phố.

 

 

BBC cho biết ít nhất 20 thường dân đã thiệt mạng ở thung lũng Panjshir, trong đó có chủ cửa hàng bán thẻ SIM điện thoại di động tên là Abdul Sami. Khi Taliban tấn công vào thung lũng, Sami đã từ chối chạy trốn. Taliban nghi anh bán thẻ SIM điện thoại di động cho quân phản kháng, sau đó đã bắn chết anh và ném xác ngay trước cửa nhà. 

Bà Michelle Bachelet, Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc cho biết vào tháng 8 rằng, một lượng lớn bằng chứng cho thấy, Taliban đang vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Họ đi từng nhà để truy tìm các cựu quan chức của chính phủ cũ và những người hợp tác với chính phủ nước ngoài, khiến rất nhiều dân thường bị giết hại.

Nỗi sợ hãi của những trẻ em gái

Theo CNN, Taliban có lịch sử đen tối trong việc xâm phạm quyền phụ nữ, bao gồm việc cấm phụ nữ được học hành, buộc trẻ em gái kết hôn, v.v. Đáp lại cáo buộc trên, Phát ngôn viên của Taliban Zabihullah Mujahid nói rằng, ở Afghanistan sẽ không có hành vi bạo lực đối với phụ nữ, và có thể đảm bảo với cộng đồng quốc tế rằng không cần lo lắng về điều này.

Theo New York Post, ngày 18/8, một cô gái ở tỉnh Takhar của Afghanistan đã bị các tay súng Taliban bắn chết chỉ vì không mặc áo burqa truyền thống. Khi cô gái nằm trên đường, người nhà đau buồn vây quanh thi thể cô. Ngay sau đó Đại sứ Afghanistan tại Ba Lan Tahir Qadry đã chia sẻ bức ảnh này lên mạng và chỉ trích hành động "tàn sát dân thường" của Taliban.

Trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên báo chí nước ngoài, cô Fariha Easer, nhà hoạt động nữ quyền người Afghanistan, đã kể lại một câu chuyện bi thảm xảy ra ở Badakhshan, một tỉnh ở phía đông bắc Afghanistan. Một tháng trước, "nhóm tấn công tình dục" của Taliban đã gõ cửa một gia đình và yêu cầu người cha của gia đình này giao nộp cô con gái 21 tuổi của ông.

Easer cho biết, họ đã nói với cha của cô gái rằng một người trong số họ là Mawla (tức thủ lĩnh của nhà thờ Hồi giáo), và rằng Taliban muốn thay anh ta đính hôn. Mặc dù cha cô gái không đồng ý yêu cầu vô lý trên nhưng thiếu nữ 21 tuổi chưa chồng này vẫn bị bắt cóc giữa đêm.

 

Người cha lập tức cầu cứu các quan chức địa phương nhưng họ đều tỏ ra bất lực, ông không còn cách nào khác là nhìn con gái rơi vào tay ma quỷ. Ba ngày sau, mặc dù con gái được thả về, nhưng người cha được biết rằng không chỉ có Mawla Taliban kết hôn và quan hệ tình dục với con gái ông, mà cô gái đã bị ít nhất 4 người cưỡng hiếp tập thể mỗi đêm một cách tàn bạo, điều này khiến ông đau khổ tột cùng. Trong cơn tuyệt vọng, người cha tội nghiệp này chỉ có thể đưa những đứa con gái đi chạy trốn. 

Cô Easer nói một cách phẫn nộ rằng, Taliban liên tục tuyên bố chúng đã thay đổi hành vi quá khứ, nhưng chúng không thay đổi gì và chúng chắc chắn sẽ không thay đổi. Taliban là tổ chức khủng bố tàn bạo, chúng sẽ tiếp tục vi phạm nhân quyền và giết người.