ĐIỂM TIN THẾ GIỚI 21/9 với Nam Giang

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI 21/9 với Nam Giang
09/21/2021

 

Khảo sát: Tổng thống Trump duy trì vị trí thống trị trong cử tri đảng Cộng hòa

 

image.png

Cựu Tổng thống Trump rõ ràng là ứng cử viên được ưu thích nhất trong các cử tri đảng Cộng hòa cho cuộc đua tổng thống năm 2024, theo một cuộc khảo sát Harvard CAPS-Harris Poll được công bố hôm thứ Hai, theo tin từ The Hill.

 

Gần 6/10 cử tri Đảng Cộng hòa được khảo sát - 58% - nói rằng họ sẽ bỏ phiếu cho ông trong  cuộc bỏ phiếu vào năm 2024. Điều này cho thấy đảng này đã sẵn sàng và sẵn sàng cho ông Trump một cơ hội khác cho cuộc tranh cử vào năm 2024.

Không có ứng cử viên Đảng Cộng hòa tiềm năng nào khác vào năm 2024 có thể sánh ngang với ông Trump. Cựu Phó Tổng thống Mike Pence ghi dấu ấn ở vị trí thứ hai với 13% sự ủng hộ của các cử tri Cộng hòa, trong khi Thống đốc bang Florida Ron DeSantis, một ngôi sao đang lên trong Đảng Cộng hòa, chỉ nhận được 9% sự ủng hộ.

Trong khi đó, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley và Thượng nghị sĩ Marco Rubio xếp ở vị trí thứ tư, mỗi người nhận được 3% người ủng hộ.

Mark Penn, đồng giám đốc của cuộc khảo sát Harvard CAPS-Harris Poll, cho biết: “Trong khi các ứng cử viên bị đánh bại hiếm khi quay trở lại, nhưng ông Trump có vị trí dẫn đầu mạnh mẽ trong cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa, đặc biệt là từ những cử tri trung thành của Đảng Cộng hòa”.

Kể từ khi rời Nhà Trắng vào tháng Giêng, ông Trump đã nhiều lần úp mở về khả năng gia cuộc tranh cử tổng thống năm 2024.

Nhưng trong những tuần gần đây, ông đã bắt đầu phát tín hiệu rằng ông có khả năng cao là tham gia tái tranh cử. Ông có kế hoạch tổ chức các cuộc vận động sắp tới ở các bang Georgia và Iowa.

Nếu không có ông Trump trong danh sách thăm dò thì ông Pence giành được 32%, ông DeSantis giành được 20% và Thượng nghị sĩ bang Texas Ted Cruz có được 14%.

Trong tổng số các cử tri được hỏi 51% cho rằng ông làm tốt công việc trên cương vị là tổng thống, so với 49% của ông Biden.

Bất chấp sự nổi tiếng của ông trong các cử tri đảng Cộng hòa, ông Trump vẫn là một nhân vật phân cực sâu sắc trong các nhóm cử tri khác, gồm cử tri đảng Dân chủ và cử tri độc lập với 48% ủng hộ ông và 47% phản đối.

Hồi tháng trước, trong cuộc thăm dò của tổ chức Rasmussen cho thấy Tổng thống Donald Trump sẽ đánh bại Tổng thống Joe Biden nếu một cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức vào ngày hôm nay.

 

Ông Trump đạt được 43 % số phiếu bầu, ông Biden được 37% và 14% số người sẽ chọn 'một số ứng cử viên khác'.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ chỉ trích chính quyền Biden vì không kích nhầm vào thường dân tại Kabul

 
 

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã lên tiếng chỉ trích chính quyền Biden vì vụ không kích nhầm khiến 10 thường dân ở Kabul thiệt mạng trong đó đa số là trẻ em, trang Yahoo News cho hay.

Phát biểu trên chương trình “Sunday Morning Futures” của Fox News, ông Pompeo nhận định, đây “rõ ràng là một thảm kịch khi thường dân thiệt mạng”, đồng thời lập luận rằng cuộc tấn công vụng về này “chỉ là một phần khác của một cuộc di tản được thúc đẩy bởi chính trị” chứ không phải là “đặt Nước Mỹ lên trên hết”.

Ngày 17/9, người đứng đầu Bộ Chỉ huy Trung tâm Hoa Kỳ, Tướng Kenneth McKenzie tuyên bố, dường như không có bất kỳ thành viên ISIS-K nào bị giết trong cuộc tấn công bằng máy bay không người lái tại Kabul hôm 29/8, trong khi sự cố này đã đưa đến nhiều thương vong dân sự.

Theo các quan chức Mỹ, cuộc tấn công này nhằm đáp trả vụ đánh bom liều chết  của ISIS-K tại sân bay Kabul Afghanistan khiến 13 quân nhân Mỹ và dân thường thiệt mạng.

Ngoại trưởng Antony Blinken thông báo trong buổi điều trần trước Quốc hội hôm thứ 20/9, tính đến cuối tuần trước, có khoảng 100 công dân Mỹ vẫn mắc kẹt lại Afghanistan. 

Ông Pompeo nhìn nhận: “Tôi không biết làm thế nào mà chính quyền Biden có thể nói theo cách như vậy. Tôi hy vọng họ sẽ bắt đầu nhận ra rằng uy tín của họ trên toàn thế giới đã bị tổn hại sâu sắc bởi chính cách họ tiến hành lệnh rút quân này”.

Ông cũng kêu gọi chính quyền đương nhiệm không công nhận Taliban.

‘Chúng tôi cảm thấy bị lừa’: Đại sứ Pháp vẫn còn tức giận sau khi Úc hủy hợp đồng tàu ngầm trị giá 90 tỷ đô-la

 
 

Pháp vẫn tức giận trước quyết định hủy bỏ hợp đồng tàu ngầm trị giá hàng chục tỷ USD của Úc. Đại sứ Pháp cho biết họ cảm thấy “bị lừa” trước thông báo này, trang The Guardian cho hay.

Đại sứ Pháp Jean-Pierre Thebault tại Úc nói với đài ABC hôm 20/9: “Chúng tôi phát hiện rằng chính phủ Úc đã cố tình giữ bí mật với chúng tôi cho đến phút cuối cùng. Đây không phải là thái độ nên có của Úc đối với Pháp. Và có lẽ chúng tôi không phải là bạn của nhau”.

Thủ tướng Úc Scott Morrison vào ngày 19/9 tiết lộ chính quyền của ông từng nêu quan ngại về thỏa thuận tàu ngầm với Paris nhiều tháng trước đó.

Tuy nhiên, Đại sứ Pháp Thebault cho biết không có bất kỳ tín hiệu rõ ràng nào rằng hợp đồng sẽ kết thúc. Ông Thebault nói: “Đây là một âm mưu được thực hiện trong 18 tháng. Trong khi chúng tôi triển khai chương trình (tàu ngầm) mà Pháp cam kết là bí mật quân sự được giữ kín nhất của mình, chúng tôi phát hiện ra còn có một dự án hoàn chỉnh khác, nhờ báo chí, một giờ trước khi họ công bố”.

Pháp đã hủy cuộc họp thượng đỉnh quốc phòng Anh – Pháp để phản đối việc Anh tham gia thỏa thuận Hiệp ước an ninh ba bên Mỹ – Úc – Anh  (AUKUS), cáo buộc London theo “chủ nghĩa cơ hội”.

Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 19/9 đã cố gắng giảm bớt rạn nứt ngoại giao với Paris và nói rằng “tình yêu với nước Pháp là không thể thay đổi”.

Phát biểu trước các nhà báo khi đáp chuyến bay tới New York, Mỹ, ông Johnson khẳng định Anh và Pháp có “mối quan hệ rất thân thiện”, được ông mô tả là có “tầm quan trọng to lớn”.

Trước đó, Úc đã hủy bỏ kế hoạch xây dựng hạm đội tàu ngầm thông thường với Pháp, để thay bằng chương trình đóng 8 tàu ngầm công nghệ hạt nhân với Mỹ và Anh trong quan hệ đối tác an ninh 3 bên được công bố hôm 16/9.

 

Chuyên gia ngoại giao: Liên minh AUKUS buộc Pháp và châu Âu từ bỏ thái độ lập lờ với Bắc Kinh

 

image.png

Theo một chuyên gia ngoại giao, sự không hài lòng của Pháp đối với hiệp ước 3 bên AUKUS không phải chỉ vì dự án tàu ngầm trị giá 90 tỷ USD bị hủy bỏ giữa Pháp và Úc.

Thay vào đó, thỏa thuận 3 bên AUKUS - bao gồm Úc (Au), Anh (UK) và Mỹ (US) - thể hiện một bước tiến quan trọng trong việc chống lại Bắc Kinh. Sự phản đối này có thể gây bất ổn cho các nỗ lực của Pháp và châu Âu nhằm duy trì “quyền tự chủ chiến lược” đối với chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

 

Trao đổi với Sky News Australia hôm 20/9, trợ giảng Joseph Siracusa về ngoại giao quốc tế tại Đại học Curtin nhận định: “Người Pháp rất tức giận, không chỉ về [thương vụ] tàu ngầm. Họ đã cố gắng tránh phải lựa chọn giữa Washington và Bắc Kinh. Họ muốn ‘quyền tự chủ chiến lược’ của riêng họ”.

Ông giải thích: “Châu Âu nghĩ rằng họ có thể đóng vai người môi giới trung thực giữa Washington và Bắc Kinh, sau đó một buổi sáng thức dậy và phát hiện ra rằng Hoa Kỳ, Anh và Úc đã gắn bó với nhau bằng thỏa thuận hỗ trợ hạt nhân này, và tất nhiên, điều đó buộc Châu Âu phải đưa ra quyết định mà nó không muốn đưa ra”.

Ông Siracusa nhấn mạnh, việc nhà thầu Pháp Naval Group bị mất chương trình Tàu ngầm Tương lai trị giá 90 tỷ USD chỉ là một “giọt nước tràn ly” đối với một quốc gia như Pháp, chứ không phải là nguồn cơn thực sự của cơn thịnh nộ.

Úc đã giao cho Tập đoàn Hải quân của Pháp là Naval Group để sửa đổi và trang bị lại tàu ngầm hạt nhân lớp Barracuda của mình thành một mẫu chạy bằng điện-diesel. Tuy nhiên, chương trình đã bị ảnh hưởng bởi sự chậm trễ liên tục và mức gia tăng chi phí đột biến, khiến tiến độ giao hàng bị đẩy lùi.

Trợ giảng Siracusa lập luận: “Tôi nghĩ đó là lựa chọn duy nhất (đối với Úc) vì người Pháp sẽ không làm phiền hoặc chọc tức Bắc Kinh một cách không cần thiết. Họ muốn các quan hệ [vì] thương mại, kinh tế và đầu tư”. Các nhà lãnh đạo châu Âu, bao gồm Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đã tuân theo chính sách “tự chủ chiến lược” trong những năm gần đây. Họ ưu tiên việc tập trung vào các lợi ích chính sách đối ngoại của riêng mình và các mối đe dọa trong khu vực.

Kết quả là, Liên minh châu Âu (EU) đã gửi “tín hiệu trái ngược” về mối quan hệ của họ với Bắc Kinh, với một báo cáo tháng Tám của Rabobank tuyên bố: “EU vẫn không có ý định cắt đứt với Trung Quốc, hoặc thậm chí chứng minh rằng họ có một sự thống nhất và chiến lược nhất quán đối với Bắc Kinh”. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của EU. Về nguyên tắc, vào tháng 12/2020, Hiệp định Toàn diện về Đầu tư mà Liên minh này đã ký kết với Trung Quốc rất có thể là một thỏa thuận thương mại đầy tham vọng giữa hai thế lực này. Hoa Kỳ đã phản đối gay gắt thương vụ ký kết kể trên.

Tuy nhiên, việc phê chuẩn thỏa thuận đã trở nên khó khăn trong những tháng gần đây, khi lập trường của EU về Trung Quốc dần thay đổi, với việc khối này cùng với Mỹ, Anh và Canada áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 4 quan chức ĐCSTQ có liên quan đến vụ diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ, cũng như lên án những cuộc tấn công mạng của Bắc Kinh.

Các quốc gia ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hiện đang phải đối mặt với ma trận mối đe dọa hoàn toàn khác từ chế độ ĐCSTQ. Các nước này đã áp dụng một lập trường cứng rắn hơn và công khai hơn chống lại thái độ hung hăng ngày càng gia tăng của Bắc Kinh.

Ông Siracusa nhấn mạnh rằng, biện pháp răn đe thực sự hiệu quả duy nhất đối với hải quân Trung Quốc là tấn công tàu ngầm. Ông nói: “Giờ đây, Úc sẽ có khả năng đánh chìm hải quân Trung Quốc trong 72 giờ; đó là tất cả về vấn đề này”. Vị trợ giảng còn bổ sung rằng: “Người Trung Quốc biết rằng họ đã bị vượt mặt, và họ rất tức giận. Vì vậy, trong một khoảng thời gian rất ngắn, Úc đã từ một tấm thảm chùi chân trở thành một thứ rất đáng kể — đó là một sự phát triển phi thường”.

Động thái này sẽ khiến Úc trở thành một trong những quốc gia duy nhất trên thế giới - ngoài Hoa Kỳ, Anh, Trung Quốc, Nga, Pháp, Ấn Độ - vận hành tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, mặc dù là một cường quốc phi hạt nhân.

Một quan chức cấp cao của Nhà Trắng nhấn mạnh, việc chia sẻ công nghệ đẩy hạt nhân của Hoa Kỳ và sự tham gia với một quốc gia khác ở cấp độ này là "hiếm khi xảy ra". Liên quan đến động thái chia sẻ công nghệ với Vương quốc Anh năm 1958, phát biểu trước các phóng viên vào ngày 16/9, quan chức này nói: “Chúng tôi đã chỉ làm điều này một lần trước đây, như tôi đã chỉ ra. Đó là gần 70 năm trước với Vương quốc Anh”.

Người này nói rõ: “Công nghệ này cực kỳ nhạy cảm. Thành thật mà nói, đây là một ngoại lệ đối với chính sách của chúng tôi ở nhiều khía cạnh. Tôi không dự đoán rằng điều này sẽ được thực hiện trong các trường hợp khác trong tương lai. Chúng tôi xem đây là một lần duy nhất”.

Nhật Bản kêu gọi châu Âu chống lại sự bành trướng của Trung Quốc

 
 

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi kêu gọi các nước châu Âu chống lại sự bành trướng của Trung Quốc.

Trong cuộc phỏng vấn với báo Guardian (Anh) đăng tải ngày 20/9, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi khẳng định Trung Quốc ngày càng hùng mạnh về chính trị, kinh tế, quân sự, và “cố gắng dùng sức mạnh để đơn phương thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và biển Hoa Đông”.

Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế phải tăng cường các nỗ lực răn đe chống lại việc Bắc Kinh mở rộng lãnh thổ và quân sự.

Bình luận của ông Kishi được đăng vào thời điểm một số chuyên gia an ninh lo ngại về nguy cơ xung đột, sau khi Úc, Anh và Mỹ vừa ký hợp tác an ninh tăng cường ba bên có tên AUKUS. Thỏa thuận về quốc phòng này được cho nhắm tới Trung Quốc, dù trên văn bản không ai đề cập cụ thể.

Bài phỏng vấn của ông Kishi với báo Guardian được thực hiện trước khi AUKUS được công bố hồi tuần qua. Ông cho biết phía Nhật Bản cũng nhận thức được hiện nay có nhiều khuôn khổ hợp tác trong khu vực, song nhấn mạnh rằng các bên cần làm nhiều hơn nữa nếu muốn ứng phó Trung Quốc.

Tuần qua, một báo cáo chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mới cũng cho thấy Trung Quốc là trung tâm trong các lo ngại của phía EU, nhưng EU vẫn lựa chọn cách tiếp cận thận trọng.

Trong những tháng gần đây, Nhật Bản đã trở nên mạnh mẽ hơn trong khu vực, Tokyo đã kêu gọi Mỹ và các bên khác chống lại cái mà họ gọi là chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc. Tuần này, thủ tướng sắp mãn nhiệm Yoshihide Suga sẽ đến Washington để tham dự hội nghị thượng đỉnh trực tiếp Đối thoại an ninh Tứ giác (Quad) với Mỹ, Ấn Độ và Úc.

Quân đội Trung Quốc lộ ‘tử huyệt’

 
 

Quân đội Trung Quốc đã vô tình để lộ “gót chân A-sin”- điểm yếu chết người của họ qua việc xây dựng các cơ sở phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới ở một vùng sa mạc nội lục và loạt nỗ lực nhằm tăng tỷ lệ sinh của đất nước, trang Nikkei cho hay. 

Trong gần 10 năm, Trung Quốc bận rộn ở Biển Đông để xây dựng các đảo nhân tạo, triển khai thiết bị radar và tên lửa để ngăn chặn máy bay và tàu quân sự nước ngoài tiếp cận khu vực này, và cuối cùng là triển khai tàu ngầm hạt nhân chiến lược có khả năng phóng tên lửa đạn đạo.

Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm là một loại vũ khí tối tân. Chúng cho phép các nước tránh bị đặt vào thế bất lợi vì tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm có thể ở lại vùng nước sâu, giữ chân kẻ thù cho đến phút cuối cùng. 

Tại sao Trung Quốc lại gấp rút xây dựng các căn cứ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới ở các vùng sa mạc nội địa? Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân nằm ở chỗ mặc dù Trung Quốc đã quân sự hóa một số vùng biển tranh chấp ở Biển Đông và triển khai Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, nhưng Trung Quốc không còn tự tin có thể bảo vệ khu vực này nếu xung đột phát sinh. 

Vào tháng 1/2018, một tàu ngầm Trung Quốc đã có phen nhục nhã khi để lộ khiếm khuyết của nó. Chiếc tàu ngầm đang di chuyển dưới đáy biển ở khu vực tiếp giáp quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông đã nhanh chóng bị Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản phát hiện. Nó nhanh chóng nổi lên và không ngần ngại giương cao lá cờ Trung Quốc như một hành động giương cờ trắng đầu hàng, có thể do thủy thủ đoàn sợ rằng tàu của họ có thể bị tấn công bởi các bom chìm. Theo luật pháp quốc tế, phía Nhật Bản có thể coi tàu ngầm Trung Quốc này đã xâm nhập lãnh hải Nhật Bản và có thể có phản ứng thích đáng.

Các đời chính phủ ĐCSTQ đã dành một phần tư thế kỷ qua để tăng chi tiêu quân sự và tổ chức các cuộc duyệt binh. Nhưng tên lửa và xe tăng chỉ là một thành phần của sức mạnh quân sự. Ngoài ra còn có những yếu tố khác, trong đó có tinh thần của binh sĩ.

Trung Quốc đang thực hiện chương trình đóng tàu sân bay, nhưng một cựu quan chức Bộ quốc phòng Nhật Bản dự đoán hàng không mẫu hạm Trung Quốc sẽ không rời cảng quân sự trong các cuộc xung đột vì lo sợ chúng có thể bị tấn công và đánh chìm. Một số người tin rằng tinh thần thấp của binh lính Trung Quốc là do chính sách một con đã khiến quân đội nước này trở thành “đội quân con một” hàng đầu thế giới. 

Một nhà phân tích quân sự của Nhật Bản cho biết: Hơn 70% binh lính Trung Quốc là “con một” và phần còn lại là con thứ hai. Do đó, các bậc cha mẹ không muốn thấy con mình chết sớm hơn họ. Các bậc cha mẹ chỉ có một con càng cảm thấy điều đó rõ hơn nữa.

Vào ngày 1/8, Trung Quốc ban hành luật bảo vệ quyền và lợi ích của quân nhân. Nỗ lực tuyệt vọng nhằm cải thiện bề dày của sự nghiệp quân sự có thể là một dấu hiệu cho thấy quân đội đã không thể xoay chuyển các nỗ lực tuyển binh của mình, đặc biệt là trong bối cảnh tỷ lệ sinh đang giảm của đất nước. 

Trung Quốc đã tăng cường triển khai chiến hạm và máy bay chiến đấu từ vài năm trước, nhưng dường như họ không thể đào tạo đủ binh sĩ để bảo dưỡng và sửa chữa những vũ khí phần cứng công nghệ cao. Đây là một phần lý do tại sao quân đội Trung Quốc trong những năm gần đây đã phụ thuộc nhiều hơn vào máy bay không người lái và tên lửa đạn đạo. Số lượng tên lửa đạn đạo mà Trung Quốc triển khai đã tăng lên vài nghìn. 

Một trong những học thuyết quân sự của Quân đội Trung Quốc không được nhiều người biết đến, nói rằng: “Trong trận chiến ban đầu, hãy phóng một số lượng lớn tên lửa và sau đó ngay lập tức rời chiến tuyến”.

Trong vài năm qua, Trung Quốc đã gấp rút bổ sung thêm nhiều máy bay chiến đấu, tàu nổi và tàu ngầm, cũng như máy bay không người lái. Chiến lược này sẽ tiếp tục, đặc biệt là khi quân đội không thể đảm bảo đủ binh lính. 

Để bảo vệ mình trước các cuộc tấn công của Trung Quốc, các nước trong khu vực đã nghĩ đến việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu thiệt hại, trong đó có việc phát triển pháo công nghệ phóng đạn với tốc độ cực cao, có thể chống lại dàn tên lửa của Trung Quốc.