ĐIỂM TIN THẾ GIỚI 22/9với Nam Giang

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI 22/9với Nam Giang
09/22/2021

 

TT Trump tiết lộ: Túi đựng thi thể chất đống bên ngoài phòng thí nghiệm Vũ Hán

image.png

TT Trump đã tiết lộ thông tin với giới truyền thông Úc rằng, các túi đựng thi thể đã được chất thành đống bên ngoài phòng thí nghiệm Vũ Hán. Ông Trump nói rằng, theo bằng chứng mà ông được biết, virus COVID-19 có khả năng 95% là nguồn Từ phòng thí nghiệm Vũ Hán.

Trong cuộc phỏng vấn với Sharri Markson, phóng viên điều tra của tờ The Australian và là người dẫn chương trình Sky News của Úc, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết rằng, ông cho rằng khả năng lớn nhất của nguồn dịch bệnh là từ phòng thí nghiệm của Viện Virus Vũ Hán, Học viện Khoa học Trung Quốc. Tuy nhiên, ông không chắc liệu có ai cố tình làm rò rỉ virus hay không.

 

Markson đã công bố một bài báo trên The Australian ngày 21/9, đồng thời cô cũng phát hành bộ phim tài liệu "Điều gì thực sự xảy ra ở Vũ Hán" (What Really Happened in Wuhan) được thực hiện bởi "Sky News".

"Australian", "Sky News" và "Fox Australia News" đều là phương tiện truyền thông thuộc sở hữu của Murdoch. Trong cả bài báo và phim tài liệu, Markson đã trình bày những gì ông Trump đã tiết lộ.

Ông Trump nói rằng, có người đã đưa ra bằng chứng cho ông ta thấy rằng các xác chết được chất đống bên ngoài Viện Virus Vũ Hán. Tuy nhiên, ông ta không thể xác nhận tính xác thực của bằng chứng.

Ông Trump nói: "Tôi bắt đầu nghe được một số điều, cô cũng đã nghe, đó là có rất nhiều túi đựng thi thể bên ngoài phòng thí nghiệm".

Khi Markson hỏi liệu bằng chứng có đến từ các cơ quan tình báo hay không, Trump nói: "Tôi không biết nguồn gốc của nó. Hãy hỏi Trung Quốc".

Ông Trump đề cập đến việc có người đã báo cáo với ông rằng, một nhà khoa học làm việc tại Viện Virus Vũ Hán bị nhiễm COVID-19, và rời phòng thí nghiệm để ăn trưa với bạn gái, và trong quá trình đó đã truyền virus cho bạn gái.

Ông Trump nói: "Tôi nghĩ rằng đây là sự vô trách nhiệm. Tôi nghĩ rằng bởi vì ai đó vô trách nhiệm nên virrus đã bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm, và có một số vấn đề an toàn trong phòng thí nghiệm".

Ông Trump nói, có thuyết cho rằng nhà khoa học đó là ca bệnh số 0.

Ông nhấn mạnh: "Một số thông tin đã được phân loại là bí mật và tôi không thể tiết lộ nó; nhưng tình huống có thể xảy ra nhất, tôi đã nói ý nghĩa khả dĩ nhất, là khoảng 95% virus có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm Vũ Hán"

Ông Trump thừa nhận: "Tôi không biết có ai do ác ý hay sơ suất không, nhưng tóm lại, nó có nguồn gốc từ Vũ Hán, từ phòng thí nghiệm Vũ Hán".

 

Trước những tiết lộ của ông Trump, Markson đã kiểm tra với cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, nhưng Pompeo từ chối xác nhận. Tuy nhiên, Pompeo thú nhận rằng có một số bằng chứng quan trọng nhưng không trực tiếp cho thấy Viện Virus học Vũ Hán là trung tâm của toàn bộ cuộc khủng hoảng dịch bệnh.

Markson chỉ ra rằng Viện Virus Vũ Hán thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc đã xóa cơ sở dữ liệu trực tuyến của mình vào ngày 12 tháng 9 năm 2019, Viện thông báo đấu thầu một hợp đồng dịch vụ bảo mật với giá 128.000 đô la Mỹ. Ngày 18 tháng 2019, một cuộc đấu thầu lại được công bố, và Viện sẽ mua hệ thống giám sát an ninh với kinh phí hơn 500.000 đô la Mỹ. Ngoài ra, vào ngày 6 tháng 11 cùng năm, một cuộc đấu thầu đã được công bố để mua "thiết bị PCR định lượng huỳnh quang" với kinh phí lên đến 52.000 đô la Mỹ.

Markson dẫn lời Giám đốc Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ John Ratcliffe rằng, hành vi mua sắm có liên quan của Viện Virus Vũ Hán là "rất quan trọng" và là "bằng chứng thuyết phục cho thấy virus đến từ Viện".

Ratcliffe chỉ ra rằng vào đầu tháng 10 năm 2019, một người trong phòng thí nghiệm Vũ Hán có các triệu chứng tương tự như COVID-19.

Ratcliffe đã đề cập rằng, nhà khoa học bị nhiễm bệnh và nhà báo đưa ra báo cáo đầu tiên đó, đến nay vẫn không biết tung tích họ thế nào.

 

Mỹ triển khai cuộc tập trận lớn ở Ấn Độ – Thái Bình Dương, thông điệp gửi tới Trung Quốc là gì?

 
 

SCMP đưa tin, vào tháng 8, Mỹ đã phát động cuộc tập trận quân sự quy mô lớn trên tất cả các lĩnh vực ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cùng với Anh, Australia và Nhật Bản. Đây là cuộc tập trận đầu tiên thuộc loại hình này trong hơn 4 thập kỷ xảy ra trong bối cảnh tình hình căng thẳng với Trung Quốc đang ngày càng gia tăng.

Cuộc tập trận Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, bắt đầu vào 2/8 và kéo dài đến ngày 27 tháng 8, bao gồm cuộc tập trận hải quân và đổ bộ quy mô lớn lần đầu tiên kể từ cuộc tập trận Ocean Venture của Hoa Kỳ năm 1981 với các đồng minh bao gồm các quốc gia Nato trong khoảng thời gian Chiến tranh Lạnh đang bước sang tầm cao mới.

Theo Hải quân Mỹ, điều này sẽ ra hiệu cho các đối thủ cạnh tranh rằng quân đội Mỹ “vẫn sẵn sàng ở giai đoạn cuối của chiến tranh vì các cam kết hoạt động toàn cầu”.

Theo thông báo của Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc ngày 4/8, cuộc tập trận trùng với các cuộc tập trận huấn luyện quân sự của Trung Quốc trong các khu vực của Biển Đông từ ngày 6/8 đến 10/8. Bảo vệ quyền tự do hàng hải trong các vùng biển tranh chấp này là cốt lõi trong chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương của Washington.

Một tuyên bố chỉ huy cho biết, cuộc tập trận Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bao gồm các lực lượng từ Lục quân, Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, cùng với Lực lượng Vũ trang Anh, Lực lượng Phòng vệ Úc và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

Khoảng 36 tàu hải quân, từ tàu sân bay đến tàu ngầm và hơn 50 đơn vị ảo tham gia cuộc tập trận, bao gồm huấn luyện thực địa, đổ bộ, diễn tập trên không và dưới mặt đất, hoạt động trên không và hoạt động hàng hải.

Các nhà phân tích cho rằng, các cuộc tập trận quy mô lớn báo hiệu sự ủng hộ của Mỹ đối với các đồng minh trong khu vực, cũng như thể hiện sức mạnh đối với Trung Quốc, trong bối cảnh bùng nổ căng thẳng về các vấn đề như thương mại, công nghệ, tấn công mạng, hậu quả của đại dịch covid-19 và quyền con người.

Ngày càng có nhiều lo ngại rằng tranh chấp Biển Đông sẽ nổi lên như một tâm điểm giữa các cường quốc, bởi chính quyền ông Joe Biden đã liên tục đẩy lùi ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực và Bắc Kinh đã có động thái hung hăng hơn trong việc khẳng định các tuyên bố chủ quyền của mình đối với hầu hết các vùng biển.

Brad Glosserman, giáo sư thỉnh giảng tại Trung tâm Chiến lược xây dựng Quy tắc tại Đại học Tama, Nhật Bản cho biết, các cuộc tập trận đã phát đi một “tín hiệu rất rõ ràng” về sự sẵn sàng và năng lực của Mỹ trong khu vực, cũng như cam kết của Mỹ với các đồng minh và đối tác của mình nhằm thúc đẩy an ninh và ổn định trong khu vực. 

Ông nói: “Chúng là [một tín hiệu cho Trung Quốc], nhưng cũng là một tín hiệu cho mọi đối thủ khác trong khu vực rằng, Mỹ và các đối tác an ninh của họ vẫn cảnh giác và sẵn sàng”.

Tuy nhiên, Zhou Chenming, một nhà phân tích quân sự có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết quân đội Mỹ đã tiến hành nhiều cuộc tập trận ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương như một phần trong việc phô trương sức mạnh toàn cầu của Washington, và hạ thấp rủi ro cuộc tập trận mới nhất sẽ gây thêm căng thẳng trong khu vực. 

“Trong những năm gần đây, thực sự có cảm giác họ đang nhắm mục tiêu vào Trung Quốc, nhưng họ sẽ không đi quá xa và sẽ không cố tình tìm cách vượt qua ranh giới của Trung Quốc”, ông nói. “Sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở Châu Á-Thái Bình Dương gần đây là không đủ, vì vậy họ cần sử dụng những loại hình tập trận này để chứng tỏ bản thân”.

Tuy nhiên, Remy Davison, giáo sư chính trị và quan hệ quốc tế tại Đại học Monash ở Australia, cũng nói rằng các cuộc tập trận gửi một thông điệp rõ ràng tới Trung Quốc, đặc biệt là về sự khẳng định chắc nịch của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông và hướng tới Đài Loan, quốc gia mà Bắc Kinh tuyên bố là “của mình”.

“Thông qua quy mô của các cuộc tập trận này, chính quyền Biden muốn cho cả các đồng minh của họ ở Ấn Độ Dương và các đối thủ thấy rằng Hoa Kỳ sẽ không rút lui hoặc rút khỏi các cam kết đối với an ninh Ấn Độ – Thái Bình Dương”, ông Remy cho biết. “Việc cho phép Trung Quốc biến Biển Đông hoặc Biển Hoa Đông thành ‘vùng biển của Trung Quốc’ không phải vì lợi ích của Nhật Bản, Úc, Mỹ hay Ấn Độ, và đây là lý do tại sao các nước này tham gia vào quan hệ đối tác chiến lược để đẩy lùi chống lại sự gia tăng quân sự của Trung Quốc”.

 

LHQ cảnh báo: Chiến tranh Mỹ – Trung có thể ‘xẻ’ thế giới làm đôi

 
 

Cảnh báo về một cuộc Chiến tranh Lạnh mới có thể xảy ra, người đứng đầu Liên Hợp quốc đề nghị Trung Quốc và Hoa Kỳ sửa chữa mối quan hệ “hoàn toàn rối loạn chức năng” của họ trước khi các vấn đề giữa hai quốc gia lớn và có ảnh hưởng sâu rộng thậm chí còn lan ra phần còn lại của hành tinh, hãng tin AP cho hay.

Tổng Thư ký Liên Hợp quốc, ông Antonio Guterres trong cuộc phỏng vấn với hãng tin AP cho biết, Trung Quốc và Mỹ nên hợp tác về khí hậu và đàm phán mạnh mẽ hơn nữa về thương mại và công nghệ ngay cả khi những rạn nứt chính trị dai dẳng về nhân quyền, kinh tế, an ninh trực tuyến và vấn đề chủ quyền ở vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. 

Ông Guterres nói: “Thật không may, ngày nay chúng ta chỉ có đối đầu”. 

Hai năm trước, ông Guterres đã cảnh báo các nhà lãnh đạo toàn cầu về nguy cơ thế giới chia đôi, với việc Hoa Kỳ và Trung Quốc tạo ra các mạng lưới đối thủ, các quy tắc tiền tệ, thương mại, tài chính và các chiến lược địa chính trị và quân sự. Ông nhắc lại cảnh báo đó trong cuộc phỏng vấn và bổ sung rằng hai chiến lược địa chính trị và quân sự đối địch sẽ gây chia rẽ thế giới. Ông nói: “Chúng ta cần phải tránh bằng mọi giá một cuộc chiến tranh Lạnh sẽ khác với quá khứ và có thể nguy hiểm hơn và khó quản lý hơn”.

Chiến tranh lạnh giữa Liên Xô với các đồng minh Đông Âu và Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây bắt đầu ngay sau thế chiến thứ hai và kết thúc bằng sự tan rã của Liên Xô vào năm 1991. 

Ông Guterres cũng nhắc đến thỏa thuận Mỹ – Anh cung cấp cho Australia các tàu ngầm bằng năng lượng hạt nhân để Australia có thể hoạt động mà không bị phát hiện ở châu Á, theo ông, “đó chỉ là một mảnh nhỏ của một câu đố phức tạp hơn”. Thỏa thuận được đàm phán bí mật đã khiến Pháp và Trung Quốc tức giận.

 

Theo đuổi ‘zero COVID’ là kỳ vọng phi thực tế về sự an toàn

 
 

Kể từ khi có vắc-xin COVID-19, một câu hỏi mới đã xuất hiện: Con số tử vong và ca bệnh nặng vì COVID-19 sẽ là bao nhiêu, khi gần như tất cả người dân đã được tiêm chủng? Đây là câu hỏi phổ biến nhưng không dễ có câu trả lời. 

Theo báo South China Morning Post, thế giới đang tiến gần đến lời giải khi ngày càng nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ gần đạt tỉ lệ tiêm chủng tối đa.

Dù mỗi nơi mỗi khác biệt, bức tranh chung hiện nay cho thấy có thể sẽ đến lúc thế giới phải chấp nhận số ca tử vong vì COVID-19 sẽ cao hơn so với bệnh cúm để bước tiếp, xóa bỏ các biện pháp giãn cách và đóng cửa biên giới.

Trong khi các quốc gia châu Âu có tỷ lệ tiêm chủng cao phần lớn đã trở lại cuộc sống bình thường, việc sống chung với COVID-19 có thể khó được chấp nhận hơn đối với các nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, vốn trước đó đã tránh được tỷ lệ tử vong lớn bằng các biện pháp phong toả nghiêm ngặt.

Theo chuyên gia bệnh truyền nhiễm Roberto Bruzzone – đồng giám đốc Viện nghiên cứu Pasteur (Đại học Hong Kong) – giới chính trị gia sắp tới sẽ gặp khó khăn để truyền đạt lại viễn cảnh trên cho người dân, vì công chúng đã tin rằng vắc-xin có thể giúp mọi thứ trở lại bình thường.

“Có vẻ mọi người mong rằng chúng ta có thể chết vì mọi loại bệnh, trừ COVID-19. Chúng ta không cần các con số để ru ngủ hay xoa dịu nỗi đau, cái chết là một phần của sự sống và chúng ta cần nhìn nhận toàn cảnh của đại dịch này”, ông Bruzzone nói.

Ông Julian Savulescu – nhà triết học và đạo đức sinh học tại ĐH Oxford (Anh) và ĐH Melbourne (Úc) – cho rằng các quốc gia theo đuổi phương pháp loại bỏ COVID-19 hoàn toàn (Zero COVID) đang có “những kỳ vọng phi thực tế về sự an toàn, gần với sự bất tử”.

26 thống đốc yêu cầu Biden họp về khủng hoảng biên giới

 
 

Fox News đưa tin, hơn 20 thống đốc Cộng hòa đang yêu cầu họp với Tổng thống Biden để giải quyết vấn đề đảm bảo an ninh biên giới của Mỹ. Các thống đốc cho rằng, làn sóng nhập cư bất hợp pháp dưới thời ông Biden đã tạo ra một “cuộc khủng hoảng nhân đạo quốc tế”.

26 thống đốc Cộng hòa bao gồm các thống đốc của tiểu bang Arizona, Florida, Texas… đã ký vào một lá thư công bố hôm thứ Hai (20/9). Các thống đốc yêu cầu tổng thống Biden lên họp với họ tại Tòa Bạch Ốc trong vòng 15 ngày tới.

Những nhà lãnh đạo tiểu bang này mong muốn thay mặt người dân Hoa Kỳ và những người hy vọng trở thành công dân Hoa Kỳ, để đối thoại cởi mở và xây dựng với chính quyền Biden về các biện pháp thực thi tại biên giới. 

Các thống đốc cho biết, các vụ bắt giữ ở biên giới đã tăng gần 500% so với năm ngoái, dưới thời cựu tổng thống Trump. Trong đó, có khoảng 9.700 trường hợp vượt biên bất hợp pháp bị bắt giữ là người có tiền án hình sự. Các thống đốc Cộng Hòa cho hay, lượng ma túy fentanyl bị thu giữ trong năm tài chính này cao hơn so với tổng lượng Fentanyl của 3 năm trước gộp lại. 

Bức thư viết “Trong khi các thống đốc đang làm những gì chúng tôi có thể, Hiến pháp yêu cầu tổng thống phải thực hiện chính xác các điều luật nhập cư đã được Quốc hội thông qua. Chính phủ liên bang không chỉ tạo ra cuộc khủng hoảng [biên giới] mà còn khiến các tiểu bang của chúng tôi phải đối mặt với những thách thức mà chỉ chính phủ liên bang mới có quyền hạn giải quyết”. 

Các thống đốc tiếp tục. “Là tổng thống, ông có khả năng hành động để bảo vệ nước Mỹ, khôi phục an ninh và chấm dứt cuộc khủng hoảng ngay bây giờ.”

Bức thư được công bố một ngày sau khi chính phủ Mỹ đóng cửa một phần biên giới phía nam và bắt đầu trục xuất hàng trăm người di cư Haiti đang cắm trại quanh một cây cầu ở Del Rio, Texas. 

Tòa Bạch Ốc đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của Fox News

 

Taliban đề cử đại sứ, muốn phát biểu tại Liên Hiệp Quốc

 

image.png

Taliban đã yêu cầu được phát biểu trước các nhà lãnh đạo thế giới tại Liên Hợp Quốc ở New York trong tuần này và đề cử phát ngôn viên Suhail Shaheen có trụ sở tại Doha của họ làm đại sứ Liên Hợp Quốc tại Afghanistan, theo tin từ Reuters.

 

Bộ trưởng Ngoại giao Taliban Amir Khan Muttaqi đã đưa ra yêu cầu này trong một bức thư gửi cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres vào hôm 20/9. Ông Muttaqi đã yêu cầu được phát biểu trong cuộc họp cấp cao hàng năm của Đại hội đồng.

Người phát ngôn của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Guterres, Farhan Haq, xác nhận bức thư của Muttaqi. Động thái này gây ra một cuộc đối đầu với Ghulam Isaczai, đại sứ Liên Hợp Quốc tại New York đại diện cho chính phủ Afghanistan bị Taliban lật đổ vào tháng trước.

Ông Haq cho biết yêu cầu của Taliban về việc đại diện cho Afghanistan tại Liên Hiệp Quốc đã được gửi tới một ủy ban gồm 9 thành viên, bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga. Ủy ban này ít có khả năng sẽ họp về vấn đề này trước ngày 20/9, vì vậy việc Bộ trưởng Ngoại giao Taliban sẽ phát biểu trước cơ quan thế giới là khó xảy ra.

Việc được Liên Hợp Quốc chấp nhận đại sứ tại tổ chức này sẽ là một bước quan trọng trong nỗ lực của Taliban nhằm được quốc tế công nhận, điều này có thể giúp mở ra các khoản tiền viện trợ quốc tế cần thiết cho nền kinh tế Afghanistan.

Ông Guterres nói rằng mong muốn của Taliban được quốc tế công nhận là đòn bẩy duy nhất mà các quốc gia khác phải thúc đẩy để có một chính tôn trọng các quyền, đặc biệt là đối với phụ nữ, ở Afghanistan.

Lá thư của Taliban cho biết nhiệm vụ của đại sứ chính quyền cũ Afghanistan, Isaczai "coi như đã kết thúc và ông ta không còn đại diện cho Afghanistan nữa", ông Haq nói.

Theo quy định của Đại hội đồng LHQ, cho đến khi có quyết định của ủy ban thông tin, ông Isaczai sẽ tiếp tục giữ ghế. Ông hiện dự kiến phát biểu vào ngày cuối cùng của cuộc họp vào ngày 27 tháng 9, nhưng không rõ liệu có quốc gia nào phản đối sau bức thư của Taliban hay không.

Theo truyền thống, ủy ban này sẽ họp vào tháng 10 hoặc tháng 11 để đánh giá yêu cầu của tất cả các thành viên Liên hợp quốc trước khi đệ trình báo cáo để Đại hội đồng thông qua trước cuối năm.

Các thành viên khác của ủy ban là Bahamas, Bhutan, Chile, Namibia, Sierra Leone và Thụy Điển.

Khi Taliban cầm quyền lần trước từ năm 1996 đến 2001, đại sứ của chính phủ Afghanistan bị lật đổ khi đó vẫn tiếp tục đại diện cho chính quyền này tại Liên Hợp Quốc sau khi ủy ban thông tin trì hoãn quyết định yêu cầu được tiếp quản ghế đại diện từ Taliban.

 

Theo báo cáo của ủy ban, quyết định này đã bị hoãn lại "dựa trên sự hiểu biết rằng các đại diện của Afghanistan được công nhận tại Liên hợp quốc sẽ tiếp tục tham gia vào công việc của Đại hội đồng".