ĐIỂM TIN THẾ GIỚI CẬP NHẬT 29/9 với Nam Giang

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI CẬP NHẬT 29/9 với Nam Giang
09/30/2021
Sau khi ký thỏa thuận quốc phòng với Hy Lạp, TT Macron khuyên: Châu Âu ‘ngừng ngây thơ’
 
image.png
Ngày 28/9, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lên tiếng khuyên châu Âu “ngừng ngây thơ” trong việc bảo vệ lợi ích và cần xây dựng năng lực quân sự của riêng mình, sau khi Hy Lạp ký hợp đồng mua tàu khu trục nhỏ của Pháp trị giá khoảng 3 tỷ euro (3,51 tỷ USD).

Đầu tháng này, Pháp đã rơi vào cuộc khủng hoảng ngoại giao chưa từng có với Mỹ, Úc và Anh do thỏa thuận an ninh hạt nhân ba bên đã “đánh bay” hợp đồng tàu ngầm trị giá hàng tỷ USD do Pháp thiết kế với Canberra.

Cụ thể, Úc đã hủy đơn đặt hàng một hạm đội tàu ngầm thông thường từ Pháp trị giá hàng chục tỷ USD. Thay vào đó, Canberra sẽ đóng ít nhất 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân bằng công nghệ của Mỹ và Anh theo thỏa thuận an ninh ba bên Úc – Anh – Mỹ (AUKUS).

Điều đó đã khiến Paris tìm đến các liên minh truyền thống của họ. Lần đầu tiên phát biểu về vấn đề này, Tổng thống Macron hôm 28/9 đã tận dụng cơ hội thúc giục châu Âu tự chủ hơn khi Washington ngày càng định hướng lại lợi ích của mình đối với Trung Quốc và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

“Người châu Âu đừng ngây thơ nữa. Khi chúng ta chịu áp lực từ các cường quốc, vào thời điểm [lập trường] của họ trở nên cứng rắn, chúng ta cần phải phản ứng và chứng tỏ rằng chúng ta có đủ năng lực và khả năng để tự vệ. Không phải là leo thang sự việc, mà là bảo vệ chính mình,” ông Macron nhấn mạnh trong cuộc họp báo với Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis.

“Đây không phải là sự thay thế cho liên minh của Hoa Kỳ. Đây không phải là để thay thế, mà là chịu trách nhiệm về [vai trò] trụ cột của châu Âu trong NATO, và đưa ra kết luận rằng chúng ta cần tự bảo vệ mình.”

Theo thỏa thuận quốc phòng hôm thứ 28/9 của Pháp và Hy Lạp, Athens sẽ mua 3 tàu khu trục của Pháp, một nguồn tin chính phủ Hy Lạp nói với Reuters.

Thỏa thuận này, cũng là một phần của hiệp ước hợp tác quốc phòng và quân sự chiến lược rộng lớn hơn, được đưa ra sau khi Athens đã đặt mua 24 máy bay chiến đấu Rafale do Dassault sản xuất trong năm nay, trở thành quốc gia Liên minh châu Âu đầu tiên mua máy bay chiến đấu.


Sau cuộc hội đàm, Thủ tướng Mitsotakis phát biểu: “Hôm nay là một ngày lịch sử đối với Hy Lạp và Pháp. Cùng với Tổng thống Macron, chúng tôi đã quyết định nâng cấp hợp quan hệ tác quốc phòng song phương.”

Ông Mitsotakis khẳng định: “Thỏa thuận sẽ ràng buộc chúng ta trong nhiều thập kỷ. Điều này cũng mở ra cánh cửa để châu Âu tiến đến một tương lai mạnh mẽ và tự chủ, có khả năng bảo vệ lợi ích của mình.” Ông tiết lộ thêm, Hy Lạp đang cân nhắc mua thêm một tàu nữa nhằm tăng cường cho các lực lượng vũ trang và củng cố quan hệ hợp tác chiến lược với Paris.

Khi được hỏi liệu thỏa thuận này có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng ở đông Địa Trung Hải hay không, Tổng thống Macron nhận định, thỏa thuận không nhằm mục tiêu cụ thể vào một quốc gia đặc biệt nào, mà là bởi Hy Lạp nằm tại khu vực biên giới của Liên minh châu Âu nên cần được bảo vệ.

Ông Macron nói: “Là người châu Âu, chúng tôi có nhiệm vụ thể hiện tình đoàn kết với các quốc gia thành viên. Cam kết của chúng tôi là hoàn toàn chính đáng khi giúp họ trang bị để có thể đảm bảo rằng, sự toàn vẹn lãnh thổ của họ được tôn trọng. Và chúng tôi cam kết hợp tác để bảo vệ họ trong trường hợp bị xâm phạm, tấn công hoặc xâm lược.”

 

Tướng Milley nói với TNS Cotton: ‘Tôi sẽ không từ chức’

 

image.png
Tướng Mark Milley, chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Mỹ, trong cuộc điều trần tại một ủy ban quốc hội liên bang hôm 28/9, đã bác bỏ đề nghị của Thượng nghị sĩ Cotton rằng ông nên từ chức vì xử lý sai việc rút quân đội khỏi Afghanistan.


“Là một sĩ quan quân đội cao cấp, việc từ chức là điều thực sự rất nghiêm túc”, ông Milley nói trong cuộc điều trần tại Ủy ban Quân sự Thượng viện hôm 28/9.
“Nếu tôi từ chức để phản kháng, thì đó là một hành động chính trị. Trách nhiệm của tôi theo luật định là đưa ra lời khuyên mang tính pháp lý hoặc lời khuyên quân sự tốt nhất cho tổng thống. Đó là yêu cầu hợp pháp của tôi. Đó là điều pháp luật quy định. Tổng thống không buộc phải đồng ý với lời khuyên đó. Ông ta không buộc phải đưa ra những quyết định đó [theo lời khuyên của chúng tôi], chỉ bởi vì chúng tôi là những tướng lĩnh quân đội”, ông Milley giải thích.


Phiên điều trần tại Ủy ban Quân sự Thượng viện hôm 28/9 tập trung vào việc Tướng Mark Milley và Tướng Frank McKenzie, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ, đã từng vận động Tổng thống Joe Biden giữ tối thiểu 2.500 lính Mỹ ở lại Afghanistan.


Cả Tướng McKenzie và Tướng Milley đều khai chứng trước các nghị sĩ rằng họ đã đề xuất duy trì quân đội Mỹ tại Afghanistan.


Tướng McKenzie nói: “Tôi sẽ không chia sẻ tôi đã trực tiếp khuyên tổng thống thế nào, nhưng tôi sẽ nói với quý vị quan điểm trung thực của tôi và quan điểm trung thực của tôi là cơ sở cho khuyến nghị của tôi. Và tôi đã khuyến nghị rằng chúng ta nên duy trì 2.500 lính tại Afghanistan”.


Tướng Milley cũng không chia sẻ cụ thể ông đã khuyên ông Biden thế nào, nhưng khẳng định ông ủng hộ việc duy trì ít nhất 2.500 lính Mỹ tại Afghanistan.


Lời khai chứng của hai vị Tướng cấp cao nêu trên là trái ngược với phát ngôn trước đó của Tổng thống Joe Biden trong một cuộc phỏng vấn với nhà báo George Stephanopoulos của ABC News. Ông Biden khi đó khẳng định rằng các cố vấn quân sự của ông không cảnh báo chống lại việc rút quân đội khỏi Afghanistan.


“Họ đã không nói với ông rằng họ muốn binh lính ở lại?”, nhà báo Stephanopoulos đặt câu hỏi cho tổng thống.


“Không”, ông Biden đáp và nói thêm rằng: “Họ đã không phản đối [rút quân]”.


Trong buổi điều trần hôm 28/9 tại Ủy ban Quân sự Thượng viện, Thượng nghị sĩ Cotton (Đảng Cộng hòa, bang Arkansas) đã hỏi Tướng Milley: “Tôi hiểu rằng ông là cố vấn quân sự chính, [tôi hiểu] rằng ông chỉ đưa ra lời khuyên, [chứ] ông không quyết định, tổng thống [mới là người] ra quyết định, nhưng nếu tất cả điều này là sự thật, tại sao ông chưa từ chức?”


Tướng Milley đáp rằng: “Một sĩ quan quân đội chỉ từ chức bởi vì lời khuyên của mình không được nghe theo, thì đó là một hành động bất chấp mang tính chính trị một cách bất thường. Đất nước này không muốn các tướng lĩnh tính toán về những mệnh lệnh nào chúng tôi sẽ chấp nhận hoặc không chấp nhận. Đó không phải là công việc của chúng tôi”.


“Nguyên tắc dân sự chỉ huy quân sự là tuyệt đối. Nguyên tắc đó là tối quan trọng đối với nền cộng hòa này. Cha tôi đã không có quyền lựa chọn từ chức tại trận đánh ở pháo đài Iwo Jima, Nhật Bản [trong Thế chiến II]. Những người lính trẻ ở Cổng Abbey, [sân bay Kabul], họ không có quyền lựa chọn từ chức. Tôi sẽ không quay lưng với họ. Tôi sẽ không từ chức”, Tướng Milley nói.


Tướng Milley kết lại bằng lời khẳng định rằng chừng nào ông còn nhận được lệnh từ quan chức dân sự và chúng được đưa ra trong khuôn khổ luật pháp, thì ông sẽ “thực hiện chúng”.


Cũng trong buổi điều trần hôm 28/9, Tướng Milley đã thừa nhận với các nghị sĩ rằng ông đã thực hiện các cuộc gọi riêng tư với một vị tướng Trung Quốc. Những thông tin về các cuộc gọi bí mật này được tiết lộ trong cuốn sách “Hiểm họa” của hai nhà báo Washington Post là Bob Woodward và Robert Costa.


Ông Milley nói Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là ông Mark Esper đã ra lệnh cho ông phải gửi thông điệp đó tới Tướng Lý Tác Thành, Tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Thông tin tình báo cho thấy rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc khi đó đã lo lắng về một cuộc tấn công từ phía Mỹ, theo một tài liệu giải mật về các cuộc gọi của Tướng Milley với người đồng cấp Trung Quốc vào tháng 10/2020 và tháng 1/2021.


“Nhiệm vụ của tôi tại thời điểm đó là phải giảm leo thang. Lại nữa, thông điệp của tôi là nhất quán: ‘Giữ bình tĩnh, ổn định và giảm leo thang. Chúng tôi sẽ không tấn công quý vị’”, ông Milley nói.


Cuộc gọi vào tháng 10/2020 và một cuộc gọi khác diễn ra vào ngày 8/1 năm nay đã được phối hợp với ông Esper và người kế nhiệm của ông ta sau đó là ông Christopher Miller, và các quan chức khác của chính phủ Mỹ, theo Tướng Milley.


Tướng Milley cho biết lòng trung thành của ông với nước Mỹ chưa từng thay đổi và nó “sẽ không bao giờ thay đổi chừng nào tôi còn được sống”.


Từ sau khi cuốn sách của hai nhà báo Washington Post tiết lộ các cuộc gọi của Tướng Milley, ông đã phải đối mặt với nhiều lời kêu gọi từ chức. Tuy nhiên, Tổng thống Joe Biden đã nói rằng ông vẫn hoàn toàn tin tưởng chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Mỹ.

 

Hoa Kỳ thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh

image.png
Ngày 27/9, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo, đã thử nghiệm thành công vũ khí siêu thanh nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh và gọi đây là một thành tựu lịch sử.

Trong một thông cáo báo chí hôm thứ Hai, Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến (DARPA) thuộc Bộ Quốc phòng, cho biết vào tuần trước, họ đã hoàn thành chuyến bay thử nghiệm vũ khí siêu thanh hút khí phóng từ trên không (HAWC) với Không quân Hoa Kỳ.

Tên lửa hành trình siêu thanh do Công ty Raytheon sản xuất này, được phóng từ máy bay và nhanh chóng tăng tốc lên đến tốc độ siêu thanh, dưới lực đẩy của nhiên liệu hydrocarbon của động cơ trong vài giây.

Tốc độ bay và khả năng điều chỉnh của vũ khí siêu thanh hút khí phóng từ trên không khiến đối thủ khó phát hiện kịp thời. Nhờ đó chúng có thể tấn công mục tiêu của đối thủ nhanh hơn. Do tốc độ bay nhanh, vũ khí này còn có thể gây sát thương mạnh, ngay cả khi không mang theo chất nổ cường độ cao.

Theo DARPA, tất cả các mục tiêu thử nghiệm chính theo lịch trình, đều đạt được trong chuyến bay thử nghiệm này. Một quan chức phụ trách dự án nghiên cứu và phát triển vũ khí siêu thanh hút khí phóng từ trên không cho biết, vụ thử thành công này là kết quả của sự phát triển mối quan hệ đối tác giữa chính phủ và ngành công nghiệp quốc phòng trong nhiều năm qua. Thành tựu này là “một bước tiến quan trọng” để quân đội Hoa Kỳ có được một thế hệ vũ khí cao cấp mới.”

Người ta tin rằng kể từ năm 2013, đây là vụ thử thành công vũ khí siêu thanh hút khí phóng từ trên không đầu tiên của Hoa Kỳ.

Ông Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, cho biết tại Hội nghị thường niên của ngành Quân sự Phòng không và Vũ trụ Hải quân vào tháng 8 năm nay rằng, để có thể cạnh tranh hiệu quả với Trung Quốc và Nga, quân đội Mỹ cần phải thành thạo các loại vũ khí và thiết bị tiên tiến, bao gồm cả vũ khí siêu thanh.

Ông Mike White, Giám đốc Phòng Nghiên cứu và Phát triển Vũ khí Siêu thanh của Bộ Quốc phòng, cho biết tại một cuộc hội thảo do một đơn vị tư vấn tổ chức tại Washington vào tháng 6 rằng, quân đội Mỹ đang tiếp tục thúc đẩy việc phát triển vũ khí siêu thanh theo kế hoạch.

Mục tiêu là thử nghiệm và sản xuất vũ khí siêu thanh trên không, trên mặt đất và trên biển vào khoảng năm 2025 hoặc sớm hơn.

Ông cũng cho biết, ngoài vũ khí siêu thanh có tính năng tấn công, Bộ Quốc phòng cũng đang tích cực phát triển vũ khí siêu thanh có thể phòng thủ trước các đối thủ tiềm năng như Trung Quốc và Nga, gồm cả vũ khí đánh chặn đối phương trong giai đoạn phóng, lướt và giai đoạn cuối cùng.

Năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Esper cho biết, Lầu Năm Góc đang đạt được tiến bộ quan trọng, trong nỗ lực thực hiện chiến lược bảo vệ quốc gia, gồm khả năng triển khai vũ khí siêu thanh trước vài năm.

Ngân sách quốc phòng năm tài chính 2022 của Lầu Năm Góc được tuyên bố trước Quốc hội bao gồm 6,6 tỷ đô la Mỹ cho việc phát triển và triển khai vũ khí siêu thanh và các khả năng tấn công tầm xa khác. Tính đến nay, đây là ngân sách hàng năm lớn nhất được yêu cầu cho dự án này.

Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm Austin đã nhiều lần tuyên bố rằng, việc đối phó với mối đe dọa tăng tốc độ mà Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc) đang gây áp lực, là ưu tiên hàng đầu của Bộ Quốc phòng.

Tiến sĩ Colin Kahl, thư ký chính sách quốc phòng của Lầu Năm Góc, nói rằng Trung Quốc là quốc gia duy nhất, có thể đặt ra thách thức mang tính hệ thống đối với Hoa Kỳ về kinh tế, công nghệ, chính trị và quân sự. Nhưng điều này không có nghĩa là Hoa Kỳ và Trung Quốc không thể tránh khỏi một cuộc xung đột. “Nhưng xác thực điều đó có nghĩa là mối quan hệ của chúng tôi với Bắc Kinh sẽ mang tính cạnh tranh và đôi khi là thù địch.”

Theo báo cáo của “Daily Mail”, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga có nhiều dự án tên lửa siêu thanh nhất. Anh và Pháp cũng đang nghiên cứu tên lửa siêu thanh, nhưng sớm nhất là đến năm 2030 chúng mới được đưa vào sử dụng.

Vào tháng 5, Nga tuyên bố đã thử nghiệm 3 tên lửa siêu thanh “Satan 2”, và 2 tháng sau đó, đã thử nghiệm thành công một tên lửa Zircon. Bắc Kinh cũng đang nâng cấp đáng kể vũ khí hạt nhân, như tên lửa hạt nhân siêu thanh và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
 
 

Hơn 3.000 bác sĩ đồng ý: Fauci và những người hoạch định chính sách chống Covid-19 đã phạm “tội ác chống lại loài người”

 

image.png
Chiến lược toàn cầu để đối phó với virus Corona Vũ Hán (Covid-19) chính xác là “tội ác chống lại loài người,” Tuyên bố được hơn 3.000 bác sĩ ký xác nhận.
 

Tính đến 1 giờ chiều thứ Sáu (24/9), hơn 3.100 bác sĩ và nhà khoa học đã ký vào lá thư, được tập hợp lại ngay trước một hội nghị gần đây ở Rome để nói lên sự thật về nghiên cứu và điều trị đại dịch Covid-19.

Hội nghị thượng đỉnh Covid Toàn cầu (Global Covid Summit), diễn ra từ ngày 12 đến ngày 14/9, cung cấp cho các chuyên gia y tế cơ hội để so sánh nghiên cứu của họ và đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị khác nhau đối với “dịch cúm Fauci”.

Các bác sĩ và các nhà khoa học ngành y tế này đã lên án hành động của tất cả các nhà hoạch định chính sách chống dịch Covid-19 và chính trị gia áp đặt các chính sách ở tại nhà, giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và vaccine,… không biện pháp nào trong số đó có giá trị khoa học, thậm chí còn chưa nói đến việc hợp hiến về mặt hiến pháp.

Phương pháp “một kiểu cho tất cả” để đối phó với “Virus Trung Quốc” đã dẫn đến vô số các ca nhiễm bệnh và tử vong, sẽ không có trường hợp đáng tiếc nào xảy ra nếu chính phủ đứng ngoài cuộc.

“Tuyên bố của các bác sĩ lần đầu tiên được nêu ra tại Hội nghị thượng đỉnh Covid ở Rome, thúc đẩy sự bùng nổ hỗ trợ tích cực từ các nhà khoa học y tế và bác sĩ trên toàn cầu,” một tài liệu từ hội nghị nêu rõ.

Những chuyên gia này không mong đợi các mối đe dọa lên nghề nghiệp, sự vu khống, giấy tờ và nghiên cứu bị kiểm duyệt, tài khoản xã hội bị chặn, kết quả tìm kiếm bị thao túng, thử nghiệm lâm sàng và quan sát bệnh nhân bị cấm đoán, lịch sử nghề nghiệp và thành tích của họ bị thay đổi hoặc bị thờ ơ trên các phương tiện truyền thông học thuật và chính thống.

Bác sĩ phát minh ra công nghệ mRNA phản đối vaccine mRNA

Tại hội nghị, chính Tiến sĩ Robert Malone, kiến trúc sư của nền tảng vaccine mRNA, người đã đọc tuyên bố cho mọi người trong phòng.

Như chúng tôi đã đưa tin, Malone phản đối vaccine phòng virus Trung Quốc và đồng ý với quan điểm rằng tất cả các hạn chế và biến động về virus Trung Quốc thực sự chỉ là tội ác chống lại loài người được ngụy trang dưới dạng sức khỏe cộng đồng.

“Tuyên bố trên là một trận chiến từ các bác sĩ, những người đang hàng ngày đấu tranh cho quyền được điều trị cho bệnh nhân của họ và quyền của bệnh nhân được tiếp nhận các phương pháp điều trị đó – mà không sợ bị can thiệp, trừng phạt hoặc kiểm duyệt bởi chính phủ, các nhà thuốc, tập đoàn dược và Big Tech,” Malone nói.

“Chúng tôi yêu cầu các nhóm này tránh sang một bên và tôn trọng sự tôn nghiêm và toàn vẹn của mối quan hệ bệnh nhân-bác sĩ, châm ngôn cơ bản “Đầu tiên Không được gây hại (First Do No Harm)”, và quyền tự do của bệnh nhân cũng như bác sĩ trong việc đưa ra các quyết định y tế sáng suốt. Mạng sống phụ thuộc vào điều đó.”

Lời thề Hippocrate đã phải gánh chịu thất bại khá nặng nề trong một năm rưỡi qua. Y học phương Tây phần lớn là một trò đùa ngay cả trước khi có dịch cúm Fauci, thậm chí bất cứ điều gì tốt đẹp còn lại đều bị tiêu diệt trên bàn thờ của chủ nghĩa Covid, tôn giáo toàn cầu mới.

Việc ép buộc mọi người che mặt bằng nhựa Trung Quốc và bị tiêm đi tiêm lại nhiều lần bằng các hóa chất bí ẩn thay đổi DNA là điều trái ngược với “First Do No Harm”, và nó đã trở thành tiêu chuẩn ở khắp phương Tây.

Bộ luật Nuremberg rõ ràng nghiêm cấm những điều mà chính phủ đang cố gắng áp đặt dưới cái mác chống dịch. Sự tự nguyện đồng ý là hoàn toàn cần thiết, và mọi cá nhân sẽ “có thể thực hiện quyền lựa chọn tự do, mà không có sự can thiệp của bất kỳ yếu tố vũ lực, gian lận, lừa dối, ép buộc, xâm phạm quá mức hoặc các hình thức ràng buộc thầm kín khác hay  ép buộc.”

“Làm thế nào mà nguyên tắc Nuremberg lại có lỗ hổng trong bộ nhớ như vậy,” một người bình luận tại AmGreatness.com đặt câu hỏi. “Lính Mỹ đã Hạ Gục Đức Quốc xã qua nguyên tắc cụ thể này.”

“Mọi người, những ai đã phải tiêm chủng chỉ để giữ lại công việc của mình nên đâm đơn khởi kiện. Những ai bị mất việc nên khởi kiện,” một người khác viết.

‘Khẩu chiến’: Trung Quốc đuối lý trước Canada, nói một câu có cũng như không

 
Bộ trưởng Ngoại giao Canada Marc Garneau 
 

Mạnh Vãn Châu, Giám đốc tài chính của Huawei và 2 người Canada Michael Kovrig và Michael Spavor, đều trở về nước của họ, nhưng tại lễ bế mạc Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Canada và Trung Quốc vẫn tiếp tục đấu khẩu. Ngoại trưởng Canada chỉ trích Trung Quốc bắt giữ công dân nước ngoài một cách tùy tiện. Các phương tiện truyền thông Canada cũng cho rằng Trung Quốc không phải là một quốc gia đáng được tôn trọng.

Khi Bộ trưởng Ngoại giao Canada Marc Garneau phát biểu tại lễ bế mạc Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, ông cảm ơn các đồng minh quốc tế đã tiếp tục quan tâm và hỗ trợ hai người Canada bị Trung Quốc giam giữ. Ông nói rằng Canada tuân thủ luật pháp Canada và luật pháp quốc tế để đáp ứng yêu cầu của Hoa Kỳ về việc dẫn độ Mạnh Vãn Châu, nhưng cam kết của Canada đối với pháp quyền “đã khiến hai Michaels phải trả giá đắt”.

Ba trụ cột của Liên hợp quốc là: hòa bình, nhân quyền và phát triển. Ông Garneau đã nhân cơ hội này để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ nhân quyền. Ông nói: “Một trong những trụ cột của Liên hợp quốc là nhân quyền. Canada sẽ không bao giờ quên kinh nghiệm và bài học này. Chúng tôi sẽ tiếp tục kiên quyết chấm dứt việc giam giữ tùy tiện công dân nước ngoài mà không có lý do”.

Sau khi ông Garneau phát biểu, đại diện Trung Quốc đã sử dụng quyền trả lời của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc nói rằng trường hợp của bà Mạnh hoàn toàn khác với hai người Canada. Ông cáo buộc việc Hoa Kỳ và Canada bắt giữ Mạnh Vãn Châu một cách tùy tiện là một “sự kiện chính trị hoàn toàn và cuộc đàn áp”.

Sau khi đại diện Trung Quốc phát biểu xong, một đại diện khác của phái đoàn Liên hợp quốc Canada cũng thực hiện quyền trả lời và nói: “Hai ông Michaels không được hưởng sự minh bạch, tôn trọng, đúng thủ tục hoặc độc lập về tư pháp như Mạnh Vãn Châu đã được hưởng”.

Đại diện Trung Quốc cuối cùng đã chống trả yếu đuối và không có lý lẽ gì thêm khi nói rằng ông không thể chấp nhận những gì đại diện Canada nói vì “sự thật là không thể phủ nhận”.

Đối với chính phủ Canada và công dân Canada, cuộc tranh cãi ngoại giao nảy sinh từ quá trình xét xử này đã cho phép họ nhìn thấy bộ mặt thật của chính phủ Trung Quốc.

Cựu đại sứ Canada tại Trung Quốc, Guy Saint-Jacques, cho biết: “Mọi người giờ đây đều nhìn thấy mặt tối của Trung Quốc và chú ý đến các nhà chức trách Trung Quốc, cũng như việc họ quấy rối và đàn áp Tân Cương, Hồng Kông, Đài Loan và các nước khác”.

Bài xã luận “Globe and Mail” của Canada cho biết: “Trung Quốc không phải là kẻ thù thời Chiến tranh Lạnh của Canada, nhưng cũng không phải là một người bạn tốt và hòa bình. Để bảo vệ nền độc lập của Canada, chúng ta không được dựa vào Trung Quốc về thương mại, và phải tăng cường quan hệ với các đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và các quốc gia khác”.

Bài xã luận của “Toronto Star” đề cập rằng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng quan hệ thành công giữa các nước phụ thuộc vào sự tôn trọng lẫn nhau. Trớ trêu thay, Bắc Kinh không tôn trọng Canada, thậm chí còn nói rằng hai ông Michael và Mạnh Vãn Châu được thả cùng một lúc chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, và cả hai không có mối liên hệ với nhau, điều này đơn giản là đang xúc phạm chỉ số IQ của người khác. Bài xã luận viết: “Nếu bạn có bất kỳ sự tôn trọng nào đối với một ai đó, bạn sẽ không công khai nói dối trước mặt họ.” Bài xã luận viết thêm: “Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình không đáng để Canada tôn trọng”.

Bài xã luận của tờ “National Post” nhấn mạnh rằng hai ông Michaels có thể về nhà vì có sự trung gian và hỗ trợ của Mỹ. Do đó, khi Mỹ, Anh và Australia cùng hợp tác quân sự, Canada nên nhận ra mối đe dọa do Trung Quốc và quyết tâm hơn, sát cánh cùng các đồng minh.

 

Đoàn xe đi xuyên nước Mỹ kêu gọi ‘kết thúc ĐCSTQ’ bắt đầu khởi hành

 
 

Tour đi xuyên nước Mỹ mang tên “EndCCP” (kết thúc ĐCSTQ) được tổ chức bởi Trung tâm Dịch vụ Thoái ĐCSTQ Toàn cầu gần đây đã khởi hành từ New York và sử dụng một đoàn xe đi qua các  thành phố và vùng sâu vùng xa của Hoa Kỳ để truyền bá các thông điệp “từ chối ĐCSTQ”, “thoái ĐCSTQ”, và “tránh xa ĐCSTQ, tránh xa bệnh dịch”.

Theo Trung tâm Dịch vụ Thoái ĐCSTQ Toàn cầu, đội xe này bao gồm hơn một chục phương tiện. Nó sẽ đi từ New York ở vùng đông bắc của Hoa Kỳ, qua gần 20 tiểu bang và hơn 20 thành phố với tác tình nguyện viên giúp mọi người (chủ yếu là người gốc Hoa) thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các tổ chức liên đới của nó.

Trên thân mỗi chiếc xe đều treo cờ Mỹ, cờ mang thông điệp chấm dứt ĐCSTQ và các khẩu hiệu tiếng Trung, tiếng Anh dễ thấy mang các thông điệp như:

“Trời diệt ĐCSTQ”; “Đả đảo ác quỷ ĐCSTQ”; “Vui lòng ký tên vào sáng kiến EndCCP (Ký tên vào Đơn thỉnh cầu, endccp.com)”; “Nói không với ĐCSTQ và tránh xa bệnh dịch”; “Hay bắt ĐCSTQ chịu trách nhiệm về các tội lỗi của nó”…

Theo Michael Yu, một tình nguyện viên từ Trung tâm, đoàn xe “EndCCP” được thành lập bởi Các Tình nguyện viên giúp thoái ĐCSTQ thường đi quanh khu vực New York và đã gây được tiếng vang. Nhiều người nhìn thấy đoàn xe đã giơ ngón tay cái và hô vang “kết thúc ĐCSTQ”, họ bày tỏ sự khen ngợi và đồng ký tên ủng hộ sáng kiến ”kết thúc ĐCSTQ” hay “EndCCP”.

Đại diện của sáng kiến cho biết: “Chuyến đi xuyên nước Mỹ này là để mang sự thật đến một khu vực rộng lớn hơn của Hoa Kỳ, nói cho người dân Hoa Kỳ về bản chất lưu manh và tà ác của ĐCSTQ đã mang lại cho nhân loại, đồng thời kêu gọi người dân nhận ra bản chất của ĐCSTQ, từ đó chấm dứt sự tồn tại của ác đảng này”.

Tình nguyện viên David cho biết: “Đoàn xe End CCP mang sứ mệnh đi qua những ngọn núi, đồng bằng, các điểm tham quan nổi tiếng và đường phố của các thành phố lớn ở Hoa Kỳ, mang đến những thông điệp kêu gọi sự chấm dứt của ĐCSTQ, và cũng mang lại phước lành cho mọi người trên khắp Hoa Kỳ!”.

 

Hoa Xuân Oánh: Ông Tập đích thân can thiệp vụ thả bà Mạnh Vãn Châu

 
 

Hôm thứ Hai (27/9), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết, đích thân Chủ tịch Tập Cận Bình đã ra chỉ thị xử lý vụ giám đốc tài chính (CFO) của Huawei Mạnh Vãn Châu, theo Epoch Times.

Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính của Huawei đã được trả tự do và trở về Trung Quốc sau khi đạt được thỏa thuận với Bộ Tư pháp Hoa Kỳ để hoãn truy tố. Ngoài ra, sau khi “công chúa Huawei” được trả tự do, đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã ngay lập tức trả tự do cho hai công dân Canada Michael Kovrig và Michael Spavor bị buộc tội gián điệp .

Trong cuộc họp báo hôm thứ Hai, bà Hoa Xuân Oánh cho biết “Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã đưa ra những chỉ thị quan trọng.” Tuy nhiên, bà không nói rõ về những gì ông Tập đã làm.

Bà Hoa cũng nói rằng, hai người Canada bị ĐCSTQ giam giữ đã được tại ngoại vì lý do sức khỏe. Bà không trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình sức khỏe cụ thể của hai người Canada.

Theo tập đoàn Truyền hình Canada CBC, phát biểu của bà Hoa là nhằm mục đích hạ thấp mối liên hệ giữa việc hai người Canada được thả và việc bà Mạnh Vãn Châu trở về Trung Quốc.

Mạnh Vãn Châu và công tố viên liên bang Hoa Kỳ đã đạt được thỏa thuận đình chỉ truy tố. Bà Mạnh Vãn Châu đã thừa nhận các cáo buộc gian lận của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ với bà là sự thật. Bà Mạnh thừa nhận “hành vi sai trái” của mình để đổi lấy việc trì hoãn truy tố ở Hoa Kỳ .

Các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ đã đưa tin rất nhiều về việc bà Mạnh trở lại Trung Quốc. Ngược lại, tin tức về việc thả hai người Canada chỉ được đưa tin bởi tờ Hoàn Cầu, chứ không phải các phương tiện truyền thông quốc gia như CCTV hay Tân Hoa xã.

Ngoại trưởng Canada Marc Garneau đã bình luận rằng, các bản tin của ĐCSTQ chủ yếu được sử dụng để tuyên truyền trong nước.

Ngoại giới cho rằng, việc bắt giữ hai công dân Canada là sự trả đũa của Bắc Kinh đối với vụ bà Mạnh Vãn Châu, từ đó gây áp lực lên Ottawa. Canada và các nước phương Tây khác cũng cáo buộc Bắc Kinh thực hiện “ngoại giao con tin”, nhưng ĐCSTQ luôn phủ nhận mọi liên hệ giữa hai vụ bắt giữ. Hôm thứ Hai, bà Hoa vẫn tuyên bố hai vụ án không liên quan đến nhau.

Chia sẻ với CTV News, cựu quan chức ngoại giao Canada Colin Robertson cho biết, việc thả hai công dân Canada ngay sau khi Canada thông báo thả “Công chúa Huawei” cho thấy, việc Bắc Kinh giam giữ công dân Canada thực sự là để trả đũa.

Trong khi đó, Sophie Richardson, Giám đốc Cục Giám sát Nhân quyền Trung Quốc, nói rằng, điều này cho thấy “giới lãnh đạo Trung Quốc luôn sẵn sàng sử dụng những người vô tội như một con bài mặc cả, để đạt được những gì họ muốn ở các nước khác. Đây là một [xu hướng] phát triển đáng lo ngại”.

Mặc dù ông Tập Cận Bình đã đích thân ra lệnh xử lý vụ Mạnh Vãn Châu, liệu bà Mạnh có được tự do khi trở về Trung Quốc hay không lại là một câu chuyện khác.

Chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc Hoành Hà bình luận rằng, ĐCSTQ muốn bà Mạnh Vãn Châu quay về nước, không hẳn là để bà ấy trở thành một anh hùng. Bà mạnh có thể sẽ có những khoảnh khắc vinh quang trong vài ngày đầu tiên. Về lâu dài thì đó là câu chuyện khác, vì bà đã thừa nhận những cáo buộc của phía Mỹ là sự thực và để lại chứng cứ. Đối với ĐCSTQ, CFO Huawei là người đã có vết nhơ nên sẽ không bỏ qua cho bà ấy.

Đối với ĐCSTQ, những người đã gây ra vết nhơ sẽ không dễ được bỏ qua.Trong quá khứ, ĐCSTQ đã tốn nhiều nỗ lực để đưa những người từ nước ngoài trở về, không ai là anh hùng hay nhân vật quan trọng trong một nhóm đặc quyền đặc lợi nào đó. Những người được đưa trở về đều là những người cần bị trừng phạt và chấn chỉnh.

Cuối tuần trước, Thời báo Hoàn cầu dẫn lời một chuyên gia nói rằng, việc Trung Quốc thả người Canada “đã gỡ bỏ nút thắt trong quan hệ Trung Quốc-Canada.” Nhưng Lynette Ong, phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Toronto, nói rằng quan hệ song phương khó có thể tan băng ngay lập tức.

Bà nói “Triển vọng trong tương lai, tôi không nghĩ quan hệ Canada-Trung Quốc sẽ giống như trước 1.000 ngày [trước khi hai người Canada bị giam cầm ở Trung Quốc]. [Quan hệ Trung Quốc-Canada] về cơ bản là khác rồi… Tôi nghĩ Trung Quốc đã đánh giá thấp cái giá phải trả của trò chơi ngoại giao con tin này. Danh tiếng của họ [ĐCSTQ] đã bị tổn hại rất nhiều”.

Một cuộc thăm dò do Trung tâm Nghiên cứu Pew thực hiện năm nay cho thấy, hơn 70% người Canada có cái nhìn “không thiện cảm” về Trung Quốc. Đây là mức kỷ lục, cao hơn nhiều so với mức 45% vào năm 2018.