CON SÂU MẬP NÀO ĐANG NHẪN TÂM GẶM NÁT TÌNH CẢM TỐT ĐẸP CỦA MẤY NGÀN Y BÁC SĨ TÌNH NGUYỆN VÀO SAIGON CHỐNG DỊCH???

CON SÂU MẬP NÀO ĐANG NHẪN TÂM GẶM NÁT TÌNH CẢM TỐT ĐẸP CỦA MẤY NGÀN Y BÁC SĨ TÌNH NGUYỆN VÀO SAIGON CHỐNG DỊCH???
10/15/2021

KBCHNTV thông báo khẩn: Kênh youtube của KBCHNTV được "di tản chiến thuật" về  https://www.youtube.com/channel/UCjdy9SNLVgrpav1cC0ivuGw

 

 
Mấy tháng nay, dân Saigon yêu quý các y
 
Bác sĩ khắp các vùng trong cả nước vào Saigon chống dịch, cái tình cái nghĩa kể mãi suốt 10 năm cũng không thể hết. Yêu thương trân quý biết bao nhiêu.
 
Vậy mà, chỉ một hành vi “kỳ cục” của vài vị lãnh đạo nào đó, có thể khiến bao nhiêu công sức và công đức của hàng ngàn y bác sĩ có nguy cơ bị đánh đồng và hiểu lầm, tình cảm Bắc Nam có nguy cơ dậy sóng.
Tối qua, tôi nghe các Nhà Hảo tâm thắc mắc:
 
- Vì sao tất cả các thiết bị y tế, máy móc có giá từ vài trăm triệu tới tiền tỉ mà họ tặng cho Bệnh viện Dã chiến của Saigon, lãnh đạo BV nọ khi nhổ neo khỏi Saigon cũng chở theo về xứ?
 
- Nếu Saigon thực sự hết dịch, người Saigon vốn nộp 82% ngân sách thì sẵn lòng tặng hết, vì dù thiết bị trị giá bao nhiêu tỉ cũng chẳng bù được những vất vả hy sinh mà lực lượng y tế chung vai sát cánh cứu dân Saigon mấy tháng qua. Nhưng hiện giờ Saigon vẫn còn dịch, bệnh nhân vẫn còn cần máy móc thiết bị, sao anh chị lãnh đạo nào đó lại nỡ lòng khiêng sạch hết về???
 
- Tôi nghe kể những thiết bị đó, khá nhiều loại quan trọng khó tìm, là công sức của rất nhiều kiều bào các nước vất vả tìm mua, trầy trật lắm mới gửi về SG, những thiết bị vẫn còn đang cứu sống nhiều bệnh nhân, sao các ông bà tầm lãnh đạo kiểu gì mà nhẫn tâm rút dây bưng về hết, bỏ bệnh nhân không có thiết bị hỗ trợ nhỡ họ chết thì sao? Tôi không tin nổi đây là hành vi của một trí thức, lại là trí thức ngành y tế.
 
- Tôi phê bình các ông bà mà lòng tôi đau lắm, đau như cắt, ước gì ông bà đừng tham việc nhỏ mà làm hỏng việc lớn của bao nhiêu người miền Bắc thân thương.
 
- Nếu cần kíp quá, có thể xin, không ai hẹp hòi mà không tặng, nhất là dân Saigon rất chịu chơi và hào sảng đang muốn cám ơn các ông bà, đằng này, hành vi lẳng lặng cuốn hết về nó kỳ cục ghê.
 
- Khi được báo chí chất vấn, các ông bà lãnh đạo còn nguỵ biện là các nhà hảo tâm đem tặng cho ICU của các ông bà nên có quyền đem về để bla bla blo… Câu trả lời này hoàn toàn đi ngược lại với ý kiến chỉ đạo của thứ trưởng BYT Nguyễn Trường Sơn.
 
- Các ông bà đừng quên các nhà hảo tâm tặng cái gì là có tên đơn vị tặng và chụp hình lại hết nhé, nói ngang kiểu này chắc họ sẽ quyết liệt đòi lại thôi, vì họ quá hiểu, cơ chế của ngành y tế, máy móc muốn xuất- nhập phải qua nhiều quy trình nhiêu khê, ông bà đem máy dư về sẽ không thể nào nhập được vô BV của nhà nước, vậy nó sẽ quẹo vô đâu???
 
- Nói thẳng, tôi yêu quý các y bác sĩ ngoài kia hy sinh cống hiến vì Saigon bao nhiêu, thì tôi khinh các ông bà bấy nhiêu, sao ông bà có thể tự bán rẻ nhân cách và phẩm giá như vậy?
 
- Năm ngoái tôi cũng chửi thằng giám đốc vô nhân đạo kê khống giá máy giữa đại dịch cũng của BV Bạch Mai này, cái sự khốn nạn sờ sờ không thấy sao mà giờ còn… Các ông bà đã bôi tro trét trấu lên hoạt động hỗ trợ chống dịch của hàng ngàn y bác sĩ chân chính, các ông bà không xứng đáng làm lãnh đạo đại diện cho họ. Tôi nghĩ các y bác sĩ BV Bạch Mai hãy lên tiếng để các con sâu mập này không thể tiếp tục làm hoen ố cái tên BV lâu năm tuyệt vời này.
 
Viết tới đây tôi chợt nhớ những dòng nhật ký của một cô bác sĩ trẻ, cô vác bình oxy nặng gần 20Kg, chạy vô một hẻm của quận 4, điện thoại trên tai nghe: số… suỵt/ suỵt/ rồi suỵt/ cô không hiểu suỵt là gì sao lắm suỵt thế, quẹo 2-3 cái suỵt là muốn đứt hơi, nhưng nghĩ có tính mạng sẽ được cứu, cô ráng vác bình chạy tiếp…
 
Các ông bà không xứng đáng với hy sinh của các bác sĩ trẻ như thế này đâu.
 
 

TP.HCM: Bệnh viện tuyến Trung ương rút về, trang thiết bị y tế hồi sức có 'rút' theo?

 

Duy Tính nguyenduytinhbtn@gmail.com

 

Trang thiết bị y tế hồi sức của các bệnh viện Trung ương đưa vào sẽ đưa về, còn trang thiết bị của Bộ Y tế, của nhà tài trợ vẫn giữ nguyên ở TP.HCM.

Ngày 15.10, nhân lực tại các trung tâm hồi sức người bệnh Covid-19 của Bệnh viện Bạch Mai (tại Bệnh viện dã chiến số 16, Q.7), Bệnh viện Việt Đức (tại Bệnh viện dã chiến số 13, H.Bình Chánh) và Bệnh viện Trung ương Huế (tại Bệnh viện dã chiến số 14, Q.Tân Phú, cùng TP.HCM) đồng loạt được rút về.

https://youtu.be/1fSLZ9SgsUc

 

Bệnh viện Bạch Mai bàn giao Trung tâm hồi sức bệnh nhân Covid-19 trước ngày rời TP.HCM
TP.HCM: Bệnh viện tuyến Trung ương rút về, trang thiết bị y tế hồi sức có 'rút' theo? - ảnh 1

Bàn giao Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai về cho Sở Y tế và Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP.HCM vào ngày 15.10

NGỌC DƯƠNG

Các bệnh viện tại TP.HCM sẽ phụ trách các trung tâm hồi sức này. Cụ thể, Bệnh viện Nhân dân Gia Định phụ trách tại Bệnh viện dã chiến số 16, Bệnh viện Đại học Y Dược phụ trách tại Bệnh viện dã chiến số 13 và Bệnh viện Nhân dân 115 phụ trách tại Bệnh viện dã chiến số 14.

Tuy nhiên, một số thông tin trên mạng xã hội cho biết có sự di dời trang thiết bị tại các trung tâm hồi sức và cho rằng các bệnh viện rút về chỉ nên rút nhân lực, không được rút trang thiết bị hồi sức vì có nhiều thiết bị do nhà tài trợ trao tặng cho các trung tâm hồi sức.

Chiều 15.10, trả lời PV Thanh Niên về việc các bệnh viện tuyến Trung ương có rút trang thiết bị y tế hồi sức về lại hay không, PGS-TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ TP.HCM phòng chống dịch Covid-19 cho biết, tài sản nào của các bệnh viện thì bệnh viện đưa về. Còn những tài sản của Bộ Y tế thì giữ lại (phần lớn là tài sản của Bộ Y tế). Kể cả tài sản do các nhà hảo tâm tài trợ cho các trung tâm hồi sức cũng giữ nguyên.

“Các trung tâm hồi sức này sau khi lực lượng các bệnh viện Trung ương rút về thì vẫn đáp ứng đủ năng lực tiếp nhận, thu dung bệnh nhân nặng”, Thứ trưởng Bộ Y tế nói.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, các trung tâm hồi hồi sức của Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Quân y 175 vẫn giữ nguyên để tiếp tục thu dung bệnh nhân.

 

Cám ơn Bạch Mai hơn 70 ngày dũng cảm ân tình, không thể đếm được mồ hôi và nước mắt

 

TTO - Thay mặt ngành y tế TP.HCM, PGS.TS Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP.HCM đã nói lời tri ân: "Cảm ơn Bệnh viện Bạch Mai đã huy động một nguồn nhân lực y tế tinh nhuệ nhất để cùng TP chăm sóc, chữa trị cho bệnh nhân”.

 

Cám ơn Bạch Mai hơn 70 ngày dũng cảm ân tình, không thể đếm được mồ hôi và nước mắt - Ảnh 1.

Nữ nhân viên y tế bần thần nhìn các đồng nghiệp thu xếp đồ đạc để ra sân bay sau hơn 2 tháng chi viện cho TP.HCM chống dịch COVID-19 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Sáng 15-10, lễ tổng kết bàn giao giữa Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Nhân dân Gia Định diễn ra tại Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 số 16 (phường Phú Thuận, quận 7, TP.HCM). 

Đoàn y tế Bệnh viện Bạch Mai chính thức rời TP.HCM sau hơn 2 tháng thực hiện công tác chi viện.

"Những chân trời đau xót, nơi đây nếm đủ cả một đời", đó là chia sẻ của TS.BS Đoàn Thu Trà - phó giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai - sau khi thắp hương cho những người không may đã khuất vì COVID-19, trước khi đoàn y bác sĩ chia tay TP.HCM. 

Sự vào cuộc nghĩa tình

Trong thời gian hơn 2 tháng, Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 số 16 đã tiếp nhận trên 1.300 bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch, trong đó có 363 ca đã được điều trị qua cơn nguy kịch.

GS.TS Nguyễn Quang Tuấn - giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, giám đốc Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 số 16 - cho biết để chuyển từ một trung tâm thu dung điều trị bệnh nhân nhẹ sang một trung tâm hồi sức bệnh nhân nặng là cả vấn đề lớn. 

Sự vào cuộc nghĩa tình của hàng nghìn cán bộ, bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai đã giúp triển khai đúng tiêu chuẩn và đưa trung tâm vào hoạt động sớm nhất.

“Tôi còn nhớ thời khắc lịch sử, sau khi hoàn thiện máy móc chạy thử và khử khuẩn, ngay đêm đó, đúng 23h, chúng tôi đã bắt đầu nhận bệnh. Và chỉ trong đêm đầu tiên đã có 60 bệnh nhân nhập viện. Sau 1 ngày lên đến hơn 100 ca.

Trong lịch sử, ngay cả Bệnh viện Bạch Mai quy mô 3.500 giường cũng chưa bao giờ chứng kiến việc cấp cứu và hồi sức cho số lượng bệnh nhân lớn và nặng như vậy”, BS Tuấn xúc động chia sẻ.

Dù đã chuẩn bị tâm lý và khí thế khi bắt đầu nhận nhiệm vụ, nhưng khi bắt tay vào việc, ngay cả những đầu tàu lãnh đạo như GS.TS Nguyễn Quang Tuấn cũng thấy choáng ngợp.

"Đêm đầu tiên, sau khi tiếp nhận hàng chục bệnh nhân nặng và có ca tử vong, hết ca hầu hết kíp trực đều ôm nhau khóc. Các chuyến xe lặng lẽ đưa nhân viên y tế về khách sạn nghỉ ngơi rồi chở nhóm mới đến bệnh viện không ai nói với ai lời nào. Tất cả như người tự kỷ.

Sau hơn 1 tháng, việc điều trị bệnh nhân đã có dấu hiệu tích cực, khi đó tâm lý anh em mới ổn định trở lại”, BS Tuấn bộc bạch.

Thứ 6, ngày 15 tháng 10 năm 2021

 

Cám ơn Bạch Mai hơn 70 ngày dũng cảm ân tình, không thể đếm được mồ hôi và nước mắt

15/10/2021 15:13 GMT+7

TTO - Thay mặt ngành y tế TP.HCM, PGS.TS Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP.HCM đã nói lời tri ân: "Cảm ơn Bệnh viện Bạch Mai đã huy động một nguồn nhân lực y tế tinh nhuệ nhất để cùng TP chăm sóc, chữa trị cho bệnh nhân”.

Cám ơn Bạch Mai hơn 70 ngày dũng cảm ân tình, không thể đếm được mồ hôi và nước mắt - Ảnh 1.

Nữ nhân viên y tế bần thần nhìn các đồng nghiệp thu xếp đồ đạc để ra sân bay sau hơn 2 tháng chi viện cho TP.HCM chống dịch COVID-19 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Sáng 15-10, lễ tổng kết bàn giao giữa Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Nhân dân Gia Định diễn ra tại Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 số 16 (phường Phú Thuận, quận 7, TP.HCM). 

Đoàn y tế Bệnh viện Bạch Mai chính thức rời TP.HCM sau hơn 2 tháng thực hiện công tác chi viện.

"Những chân trời đau xót, nơi đây nếm đủ cả một đời", đó là chia sẻ của TS.BS Đoàn Thu Trà - phó giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai - sau khi thắp hương cho những người không may đã khuất vì COVID-19, trước khi đoàn y bác sĩ chia tay TP.HCM. 

Sự vào cuộc nghĩa tình

Trong thời gian hơn 2 tháng, Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 số 16 đã tiếp nhận trên 1.300 bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch, trong đó có 363 ca đã được điều trị qua cơn nguy kịch.

GS.TS Nguyễn Quang Tuấn - giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, giám đốc Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 số 16 - cho biết để chuyển từ một trung tâm thu dung điều trị bệnh nhân nhẹ sang một trung tâm hồi sức bệnh nhân nặng là cả vấn đề lớn. 

Ta có thể đếm được số nhân viên y tế đến chi viện, nhưng không đếm được bao giọt mồ hôi bên trong lớp áo bảo hộ. Chúng ta ước lượng được bao nhiêu tấn hàng đã chuyển đến TP.HCM, nhưng chúng ta không thể đong đếm bao yêu thương và tận tụy đã chuyển đến TP thân thương này.

Sự vào cuộc nghĩa tình của hàng nghìn cán bộ, bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai đã giúp triển khai đúng tiêu chuẩn và đưa trung tâm vào hoạt động sớm nhất.

“Tôi còn nhớ thời khắc lịch sử, sau khi hoàn thiện máy móc chạy thử và khử khuẩn, ngay đêm đó, đúng 23h, chúng tôi đã bắt đầu nhận bệnh. Và chỉ trong đêm đầu tiên đã có 60 bệnh nhân nhập viện. Sau 1 ngày lên đến hơn 100 ca.

Trong lịch sử, ngay cả Bệnh viện Bạch Mai quy mô 3.500 giường cũng chưa bao giờ chứng kiến việc cấp cứu và hồi sức cho số lượng bệnh nhân lớn và nặng như vậy”, BS Tuấn xúc động chia sẻ.

Dù đã chuẩn bị tâm lý và khí thế khi bắt đầu nhận nhiệm vụ, nhưng khi bắt tay vào việc, ngay cả những đầu tàu lãnh đạo như GS.TS Nguyễn Quang Tuấn cũng thấy choáng ngợp.

"Đêm đầu tiên, sau khi tiếp nhận hàng chục bệnh nhân nặng và có ca tử vong, hết ca hầu hết kíp trực đều ôm nhau khóc. Các chuyến xe lặng lẽ đưa nhân viên y tế về khách sạn nghỉ ngơi rồi chở nhóm mới đến bệnh viện không ai nói với ai lời nào. Tất cả như người tự kỷ.

Sau hơn 1 tháng, việc điều trị bệnh nhân đã có dấu hiệu tích cực, khi đó tâm lý anh em mới ổn định trở lại”, BS Tuấn bộc bạch.

Cám ơn Bạch Mai hơn 70 ngày dũng cảm ân tình, không thể đếm được mồ hôi và nước mắt - Ảnh 3.

Ký kết bàn giao giữa Trung tâm hồi sức tích cực do Bệnh viện Bạch Mai điều hành cho Bệnh viện Nhân dân Gia Định - Ảnh: DUYÊN PHAN

Thành quả từ sự cộng hưởng, đoàn kết

Thay mặt ngành y tế TP.HCM, PGS.TS Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế - đã có những chia sẻ thân tình thay lời cảm ơn đến đội ngũ y tế Bệnh viện Bạch Mai.

“Ngày từ thời điểm đầu triển khai, tôi cũng chưa hình dung hết được mô hình, vậy mà chỉ trong vài ngày trung tâm đã hình thành với quy mô 360 giường, đúng nghĩa công trình thế kỷ. Cảm ơn Bệnh viện Bạch Mai đã huy động một nguồn nhân lực y tế tinh nhuệ nhất để cùng TP chăm sóc, chữa trị cho bệnh nhân”, ông Thượng nói.

Chia sẻ về tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP hiện nay, ông Thượng cho biết hai tuần qua, số ca mắc trên địa bàn TP tiếp tục có xu hướng giảm, số ca xuất viện tiếp tục tăng. Ngày 14-10 vừa qua, với 61 ca tử vong, là con số thấp nhất trong quá trình chống dịch đến hiện nay. Đó là công sức của rất nhiều nỗ lực, sự cộng hưởng, đoàn kết của đội ngũ y bác sĩ khắp cả nước.

“Rất cảm ơn Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đã đưa ra 1 thuật ngữ mà tôi nhớ mãi, đó là mô hình “Chị - Em”, để thấy rõ ngoài chuyển giao kỹ thuật còn có sự gắn kết tình cảm giữa bệnh viện đầu ngành với các bệnh viện trong TP.

Một quá trình chống dịch, ban đầu là sự hỗ trợ của các bệnh viện trung ương để nâng cao năng lực của các bệnh viện tầng 2, 3. Sau đó, triển khai gọng kìm thứ 2, đó là chăm sóc F0 dựa vào cộng đồng, rõ ràng chúng ta sử dụng cả 2 gọng kìm cùng một lúc mới có được hiệu quả như hôm nay”, ông Thượng chia sẻ.

Cám ơn Bạch Mai hơn 70 ngày dũng cảm ân tình, không thể đếm được mồ hôi và nước mắt - Ảnh 4.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn (giữa) cũng có mặt tại Bệnh viện dã chiến số 16 để gửi lời cảm ơn, chia sẻ đến toàn bộ nhân viên y tế Bệnh viện Bạch Mai đã chi viện cho TP.HCM thời điểm dịch cam go, khốc liệt nhất - Ảnh: DUYÊN PHAN

PGS.TS Nguyễn Trường Sơn - thứ trưởng Bộ Y tế - cho biết bộ luôn theo dõi sâu sát tình hình dịch bệnh tại TP.HCM và rất vui mừng khi số ca nhiễm và số ca tử vong giảm đi rất nhiều.

"Chúng ta đã có được rất nhiều bài học từ làn sóng dịch thứ 4 này. Tôi đánh giá rất cao khả năng đáp ứng của y tế TP.HCM trong thời điểm hiện tại khi các nguồn lực hỗ trợ dần rút đi. 

Trong thời gian qua, đã có lúc dịch bùng phát rất mạnh, nhưng y tế TP.HCM đã hết sức nỗ lực, sát cánh cùng các lực lượng khác để đưa cuộc sống của người dân nhanh chóng trở lại bình thường mới", ông Sơn chia sẻ.

Cám ơn Bạch Mai hơn 70 ngày dũng cảm ân tình, không thể đếm được mồ hôi và nước mắt - Ảnh 5.

Đội ngũ nhân viên y tế Bạch Mai bàn giao công việc và chào tạm biệt để rút về sau kỳ công tác đặc biệt - Ảnh: DUYÊN PHAN

Cám ơn Bạch Mai hơn 70 ngày dũng cảm ân tình, không thể đếm được mồ hôi và nước mắt - Ảnh 6.

GS.TS Nguyễn Quang Tuấn xúc động chia sẻ kỷ niệm sau hơn 2 tháng nhận nhiệm vụ tại đây - Ảnh: DUYÊN PHAN

Cám ơn Bạch Mai hơn 70 ngày dũng cảm ân tình, không thể đếm được mồ hôi và nước mắt - Ảnh 7.

Nhân viên y tế Bệnh viện Bạch Mai thu dọn máy móc, thiết bị y tế để chuyển về Hà Nội - Ảnh: DUYÊN PHAN

Cám ơn Bạch Mai hơn 70 ngày dũng cảm ân tình, không thể đếm được mồ hôi và nước mắt - Ảnh 8.

Dù sắp được trở về nhà sau 77 ngày, ai nấy đều có cảm xúc khó tả trong chuyến công tác đặc biệt này - Ảnh: DUYÊN PHAN

Cám ơn Bạch Mai hơn 70 ngày dũng cảm ân tình, không thể đếm được mồ hôi và nước mắt - Ảnh 9.

Trước lúc rời bệnh viện, ban giám đốc bệnh viện cùng nhân viên y tế dành những phút tưởng niệm cho những người đã mất vì COVID-19 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Cám ơn Bạch Mai hơn 70 ngày dũng cảm ân tình, không thể đếm được mồ hôi và nước mắt - Ảnh 10.

Khi tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, họ đã có thời gian trở về bên gia đình - Ảnh: DUYÊN PHAN

Cám ơn Bạch Mai hơn 70 ngày dũng cảm ân tình, không thể đếm được mồ hôi và nước mắt - Ảnh 11.

Gửi lại Sài Gòn niềm tin và hy vọng một ngày sớm nhất vết thương nơi đây sẽ được chữa lành - Ảnh: DUYÊN PHAN

Tạm biệt Sài Gòn!Tạm biệt Sài Gòn!

TTO - Cứu được hơn 600 bệnh nhân nặng, đây là một kỳ tích nếu biết rằng trung tâm hồi sức này nhận ca bệnh đầu tiên chỉ sau hai tuần thành lập.

Bài: CẨM NƯƠNG - Ảnh: DUYÊN PHAN