CHỊ HẰNG ĐẠI CHIẾN SHOWBIZ VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA CHÚNG TA

CHỊ HẰNG ĐẠI CHIẾN SHOWBIZ VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA CHÚNG TA
10/17/2021
Vụ chị Hằng đại chiến sâu bít không phải dễ mà đánh giá đúng sai, lợi hại. Mình thấy phần nhiều là không theo phe này thì sẽ theo phe kia hoặc theo phe thứ 3 là chính quyền, đấy là tư duy địch ta vẫn ngự trị lâu nay. Vậy với vai trò là người dân bình thường thì chúng ta nên theo phe nào? Phe nào mới là đúng?
 
Thực ra phe nào cũng có cái đúng, cái sai, không ai tuyệt đối đúng, không ai tuyệt đối sai, nên đánh giá đúng sai không đơn giản. Cái mà người dân cần là cách phân xử đúng sai ra sao để có 1 kết cục tốt đẹp mà bền vững, tạo dựng được niềm tin lâu dài cho xã hội, chứ không phải mua vui được vài trống canh, hỉ hả được mấy ngày vì đứa mình ghét phải lên thớt. Vậy mỗi bên đúng, sai thế nào?
 
Cái đúng, cái tốt của nhóm showbiz là quyên góp được tiền cho người dân. Có thêm 1 kênh thiện nguyện độc lập với MTTQ để trợ giúp người dân 1 cách nhanh chóng.
 
Tuỳ từng người trong đám showbiz có cái sai riêng, hoặc có dấu hiệu làm sai (chưa đủ bằng chứng). Hoài Linh, Trấn Thành thì cố tình chậm trễ giải ngân số tiền quyên góp được. Đàm Vĩnh Hưng thì chưa thể minh bạch số tiền quyên góp. Thuỷ Tiên thì có dấu hiệu khuất tất (quyết toán thu chi trên tờ A4 và có những bản xác nhận KHOẢNG xxx tỷ, người dân nhận tiền không cần ký). Nói chung là đều chưa/không thể minh bạch thu chi với tổng số tiền hàng chục tới hàng trăm tỷ đồng.
 
Cái đúng của bà Hằng là dám chỉ ra cái sai của đám showbiz dù chưa đủ bằng chứng. Những cái bà Hằng chỉ ra không chắc đều đúng, có cái đúng, có cái chưa/không đúng, nhưng cũng có tác dụng đánh động dư luận.
 
Cái sai của bà Hằng là kết luận hơi bị đanh thép, dùng ngôn ngữ có phần thô tục để quy chụp những cái sai của giới showbiz nhưng núp dưới câu chuyện kể về những giấc mơ. Có thể bị coi là xúc phạm cá nhân.
2 phe trên đúng sai cụ thể ra sao phải chờ kết luận điều tra của CA và toà phán xử (nếu ra toà). Nhưng có thể thấy ngay là chả bên nào tuyệt đối đúng hoặc sai. Nên giờ chọn phe nào thì cũng là sai cả!
Đám nghệ sĩ cũng chưa chắc là những nhà từ thiện hoàn toàn thiện tâm, mà có thể trục lợi được khối tiền. Bà Hằng cũng chẳng phải là người thế thiên hành đạo. Động cơ để bả chửi showbiz đầu tiên là từ tư thù với VHY (đúng hay sai vẫn phải chờ điều tra). Sau đó rất có thể bà Hằng chỉ là cái loa cho chính quyền với vai trò khuấy động dư luận quan tâm đến việc trục lợi tiền từ thiện. Việc hợp tác này là đôi bên cùng có lợi. Một bên có thể giải quyết được tư thù, bên kia có lý do để vào điều tra nhóm showbiz.
 
Cái đúng của chính quyền (đại diện là BCA) là vào điều tra độc lập để lấy bằng chứng cho toà phân xử xem 2 phe trên bên nào đúng, bên nào sai. Nếu không có BCA điều tra thì cãi nhau đến tết chả xong và người dân sẽ chẳng biết tin vào phe nào.
 
Cái sai của chính quyền là không có 1 hành lang pháp lý cho hoạt động thiện nguyện dân sự (cá nhân hoặc tổ chức ngoài nhà nước). Đây chính là nguyên nhân sâu xa đã tạo ra những hệ luỵ về việc trục lợi tiền từ thiện. Hiện không có luật nào ràng buộc cá nhân tự phát hoạt động thiện nguyện từ việc gây quỹ đại chúng phải minh bạch thu chi. Nên các cá nhân kia mới có thể ngang nhiên trả lời công chúng là chả cần phải sao kê tài khoản. Vì thế nên bà Hằng mới có vai trò bóc phốt. Nếu đã có luật rồi thì chả cần phải có bà Hằng lai trim chửi bới kích động dư luận làm gì.
 
Như vậy, có thể thấy, cái sai của chính quyền là gốc rễ của những cái sai của nhóm nghệ sĩ cũng như cái sai của bà Hằng. Tất nhiên có luật thì họ vẫn có thể vẫn làm sai nhưng sẽ hạn chế đi rất nhiều và cũng rất dễ phán xử do có căn cứ pháp lý.
 
Chính quyền sửa cái sai trên không hề đơn giản. Vì luật/nghị định nói trên sẽ phải ràng buộc công bằng giữa các tổ chức từ thiện của nhà nước lẫn tư nhân. Như vậy là làm khó cho các tổ chức nhà nước vì chưa chắc họ đã minh bạch. Thượng bất chính, hạ tắc loạn.
 
Để sửa cái sai trước mắt thì chính quyền cho BCA đi điều tra các nhóm thiện nguyện cá nhân và không cần điều tra các tổ chức của nhà nước, vì chả ai dám tố cáo sai phạm! Việc BCA nhảy vào điều tra, vạch mặt các nhóm thiện nguyện dân sự còn có tác dụng định hướng dư luận, người dân mất lòng tin vào các nhóm dân sự, để nhân dân quay ra tin tưởng vào nhà nước thôi. Nhưng với phân tích trên thì chưa thể tin vào bất cứ tổ chức, cá nhân thiện nguyện nào mà không tự giác cam kết minh bạch thu chi (do chưa có luật).
 
Tóm lại thì biết tin vào ai bây giờ?
 
Tầm này, khi chưa có luật về sự minh bạch trong từ thiện thì chỉ nên tin vào những ai mà bản thân mình thấy tin cậy (bạn bè, người thân hoặc tổ chức, cá nhân nào chủ động cam kết minh bạch) với số tiền nhỏ, để dễ kiểm soát thu chi và ít tạo lòng tham cho người làm từ thiện. Người tử tế, thật thà mà giữ hàng chục, hàng trăm tỷ tiền của đại chúng, lại chẳng có gì ràng buộc, thì cũng sẽ trục lợi hết. Ng u gì không ăn chứ?
 
Sau vụ này chắc chắn việc làm từ thiện tự phát sẽ giảm bớt. Nhưng sẽ không biến mất được. Những ai chủ động minh bạch và thiện tâm thì họ vẫn có thể tiếp tục làm. Trong khi chờ có luật thì các tổ chức, cá nhân muốn làm từ thiện nên tự công bố quy trình minh bạch thu chi như tự động sao kê, thời điểm kiểm toán, có hoá đơn thu chi và công bố tỷ lệ trích từ quỹ để vận hành bộ máy thiện nguyện. Cá nhân, tổ chức nào chưa làm được điều đó thì đều bị coi là có khả năng trục lợi.
 
Nếu từ thiện tự phát giảm đột biến mà người dân vẫn không chịu góp tiền vào các tổ chức nhà nước, do mất lòng tin, thì sẽ gây áp lực lên chính quyền do chính quyền không đủ năng lực cứu trợ dân bị thiên tai hay dịch bệnh. Áp lực đó rất nặng nề vì nó bộc lộ sự yếu kém của chính quyền và có thể gây bất ổn chính trị, xã hội, là điều mà chính quyền và CA rất lo sợ. Vì vậy, chính quyền sẽ phải nhanh chóng ban hành luật nói trên.
 
Đọc đến đây chắc mọi người đã hiểu là cần tin vào ai và phải làm gì để tránh bị bất cứ bên nào dắt mũi rồi chứ?
 
 
 
CẦN BẮT NGAY VÕ HOÀNG YÊN VÀ 4 TÊN LUẬT SƯ ĐI CÙNG HÀNH HUNG NGUYỄN PHƯƠNG HẰNG TẠI CÔNG AN TPHCM.
 
Theo Ceo Nguyễn Phương Hằng nói trong buổi Livestream lúc 17H ngày 17.10.2021 , Ngay lúc này. Tố cáo thằng lang băm lừa đảo Võ Hoàng Yên cùng 4 luật sư do nó trả tiền thuê đã hành hung Nguyễn Phương Hằng, tại trụ sở Công an Thành phố Hồ Chí Minh. NGÀY 16.10.2021 .
 
Hành vi này phơi bày bản chất hèn hạ của Võ Hoàng Yên và 4 tên luật sư do nó thuê.
 
Cộng đồng Mạng cần ngay và luôn lên án hành vi coi thường pháp luật, dã man, hèn hạ đối với một người phụ nữ là Nguyễn Phương Hằng.
 
Trụ sở Công An có camera an ninh theo dõi. Đề nghị cong an TPHCM bắt khẩn cấp 5 thằng ngang nhiên, chà đạp lên pháp luật, coi thường cơ quan pháp luật, coi thường danh dự, sức khỏe, tính mạng của công dân, của 5 thằng do Võ Hoàng Yên cầm đầu .
 
 
 
Nguyễn Phương Hằng nói bị hành hung, công an nói chưa nghe bao giờ
 
Báo Tuổi Trẻ đưa tin Chiều 17-10, một lãnh đạo Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an TP.HCM cho biết chưa nắm được vụ việc bà Nguyễn Phương Hằng livestream "tố" mình bị hành hung vào ngày 16-10, trong buổi làm việc có ông Võ Hoàng Yên.
 
Cụ thể, chiều 17-10, phóng viên Tuổi Trẻ Online đã liên hệ lãnh đạo Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an TP.HCM để làm rõ vấn đề bà Hằng nói bị "hành hung" trong buổi livestream thì vị này cho biết chưa nắm được vụ việc nên chưa thể cung cấp được cho báo chí.
 
Cũng trong chiều cùng ngày, trong buổi livestream trên trang cá nhân thư ký của bà Nguyễn Phương Hằng (50 tuổi, Tổng giám đốc, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đại Nam), bà Hằng nói vào hôm qua (16-10), trong buổi làm việc tại cơ quan Công an TP.HCM về vấn đề kiện tụng có sự xuất hiện của ông Võ Hoàng Yên và 4 luật sư (2 nam, 2 nữ) đi cùng đã hành hung bà.
 
"Lúc đó chỉ có một đồng chí công an thôi, đồng chí này còn gọi người đến giúp", bà Hằng nói trong cuộc livestream vào chiều nay 17-10.
 
Bà Hằng nói trong livestream rằng, toàn bộ vụ việc được camera trong phòng ghi lại. Bà Hằng nói sẽ gửi đơn yêu cầu Công an TP.HCM trích xuất camera hình ảnh trên và gửi đơn đến Bộ Công an, các cấp lãnh đạo để làm sáng tỏa vụ này.
 
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, luật sư Lê Thành Kính - người được bà Hằng nêu tên trong livestream, cho biết ngày 16-10 Công an TP.HCM mời các bên lên làm việc về nội dung bà Hằng tố cáo ông Yên lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
 
Buổi làm việc diễn ra tại trụ sở Phòng Cảnh sát hình sự (Công an TP.HCM), có ông Yên, luật sư Kính và 3 luật sư khác bảo vệ cho ông Yên. Phía bà Hằng có 1 luật sư, bà Hằng và ông Huỳnh Uy Dũng (chồng bà Hằng).
 
Tuy nhiên luật sư Kính khẳng định hoàn toàn không có việc bà Hằng bị hành hung như nội dung bà livestream. Buổi làm việc diễn ra từ 8h30 sáng đến khoảng 13-14h trưa thì kết thúc.
 
 

Bà Phương Hằng 'tố' bị hành hung, lãnh đạo công an nói 'chưa nắm vụ việc'

TTO - Chiều 17-10, một lãnh đạo Phòng cảnh sát hình sự (PC02) Công an TP.HCM cho biết chưa nắm được vụ việc bà Nguyễn Phương Hằng livestream "tố" mình bị hành hung vào ngày 16-10, trong buổi làm việc có ông Võ Hoàng Yên.

 

Bà Phương Hằng tố bị hành hung, lãnh đạo công an nói chưa nắm vụ việc - Ảnh 1.

Bà Hằng cho rằng mình bị "hành hung" ở cơ quan Công an TP.HCM trong buổi livestream chiều 17-10 - Ảnh: Chụp màn hình

Cụ thể, chiều 17-10, phóng viên Tuổi Trẻ Online đã liên hệ lãnh đạo Phòng cảnh sát hình sự (PC02) Công an TP.HCM để làm rõ vấn đề bà Hằng nói bị "hành hung" trong buổi livestream, thì vị này cho biết chưa nắm được vụ việc nên chưa thể cung cấp được cho báo chí.

Cũng trong chiều cùng ngày, trong buổi livestream trên trang cá nhân thư ký của bà Nguyễn Phương Hằng (50 tuổi, tổng giám đốc, phó chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đại Nam), bà Hằng nói vào hôm qua (16-10), trong buổi làm việc tại cơ quan Công an TP.HCM về vấn đề kiện tụng có sự xuất hiện của ông Võ Hoàng Yên và 4 luật sư (2 nam, 2 nữ) đi cùng đã hành hung bà.

"Lúc đó chỉ có một đồng chí công an thôi, đồng chí này còn gọi người đến giúp", bà Hằng nói trong cuộc livestream vào chiều nay 17-10.

Bà Hằng nói trong livestream rằng, toàn bộ vụ việc được camera trong phòng ghi lại. Bà Hằng nói sẽ gửi đơn yêu cầu Công an TP.HCM trích xuất camera hình ảnh trên và gửi đơn đến Bộ Công an, các cấp lãnh đạo để làm sáng tỏ vụ này.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, luật sư Lê Thành Kính - người được bà Hằng nêu tên trong livestream - cho biết ngày 16-10 Công an TP.HCM mời các bên lên làm việc về nội dung bà Hằng tố cáo ông Yên lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

Buổi làm việc diễn ra tại trụ sở Phòng cảnh sát hình sự (Công an TP.HCM), có ông Yên, luật sư Kính và 3 luật sư khác bảo vệ cho ông Yên. Phía bà Hằng có 1 luật sư, bà Hằng và ông Huỳnh Uy Dũng (chồng bà Hằng).

Tuy nhiên luật sư Kính khẳng định hoàn toàn không có việc bà Hằng bị hành hung như nội dung bà livestream. Buổi làm việc diễn ra từ 8h30 sáng đến khoảng 13-14h trưa thì kết thúc.

Luật sư Lê Thành Kính người bị tố cáo là hành hung bà Nguyễn Phương Hằng