ĐIỂM TIN THẾ GIỚI 23/10 - Nam Giang tổng hợp

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI 23/10 - Nam Giang tổng hợp
10/23/2021

KBCHNTV thông báo: Kênh youtube của KBCHNTV được chuyển về  https://www.youtube.com/channel/UCjdy9SNLVgrpav1cC0ivuGw

 

Cổ phiếu của công ty liên quan đến MXH của ông Trump tiếp tục tăng giá kỷ lục
image.png
Cổ phiếu của công ty Digital World Acquisition (DWAC) hôm thứ sáu (22/10) tiếp tục tăng mạnh. Đây là ngày thứ hai tăng giá kỷ lục liên tiếp của cổ phiếu của công ty liên quan đến mạng xã hội Truth Social của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Cổ phiếu DWAC niêm yết tại Sàn Giao dịch Chứng khoán New York trong ngày 22/10 đã có thời điểm tăng lên mức 175 USD/cổ phiếu và kết thúc phiên ở mức giá 108,52 USD/cổ phiếu, tăng 138,5% so với thời điểm kết thúc phiên hôm 21/10.

Hôm thứ Năm (21/10), cổ phiếu DWAC đã có thời điểm tăng tới 460% và kết thúc phiên giao dịch trong ngày ở mức tăng hơn 300%, có giá trị gần 50 USD/cổ phiếu. Tăng giá và giao dịch kỷ lục hôm 21/10 đã đẩy giá trị vốn hóa của công ty Digital World Acquisition lên gần 1,5 tỷ USD chỉ một ngày sau khi công ty truyền thông của ông Trump loan báo sáp nhập với DWAC và đang xây dựng mạng xã hội Truth Social.

Theo dữ liệu từ sàn môi giới chứng khoán Fidelity, DWAC là mã cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất trên nền tảng này hôm 21/10. Cổ phiếu DWAC cũng đã được thảo luận nhiều nhất trên trang mạng xã hội Stocktwits chuyên về giao dịch chứng khoán, nơi tập trung nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Trong ngày 21/10, gần 500 triệu cổ phiếu DWAC đã được giao dịch. Con số này vượt xa khối lượng 197 triệu cổ phiếu của GameStop được giao dịch hồi tháng Một năm nay.

Tính đến trưa ngày 22/10 (giờ Mỹ), có thêm hơn 77 triệu cổ phiếu DWAC đã được trao tay giữa các nhà đầu tư, theo dữ liệu của Refinitiv.

Ngoài DWAC, ít nhất một cổ phiếu của công ty khác có liên kết với cựu Tổng thống Donald Trump cũng đã tăng giá kỷ lục hôm 22/10. Đó là cổ phiếu của Phunware Inc, công ty phần mềm được chiến dịch tái cử Tổng thống 2020 của ông Trump thuê lập trình một ứng dụng di động. Giá cổ phiếu của Phunware Inc có thời điểm trong ngày 22/10 đã tăng 1.471% và kết thúc phiên ở mức tăng 616%, đạt mức giá 10,99 USD/cổ phiếu.

Đài Loan thề sẽ “tự bảo vệ mình” sau khi Nhà Trắng đính chính lại lập trường của TT Biden
image.png
Đài Loan cho biết họ sẽ tự bảo vệ mình trong bối cảnh Hoa Kỳ nhanh chóng đảo ngược lời hứa rõ ràng là bảo vệ hòn đảo và quay lại chính sách “mơ hồ” như trước đây.


Hôm 21/10, Tổng thống Joe Biden đã gây tranh cãi trong một buổi phỏng vấn với CNN khi hai lần khẳng định rằng ông cam kết bảo vệ Đài Loan nếu xảy ra việc Trung Quốc tấn công hòn đảo. Lời tuyên bố rõ ràng này là một sự thay đổi lớn trong chính sách “mơ hồ” của Hoa Kỳ đối với Đài Loan trong hàng thập kỷ qua, theo đó Washington không xác nhận cũng không phủ định việc sẵn sàng hỗ trợ Đài Bắc chống lại Bắc Kinh. 

Tuy nhiên, ngay sau đó, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki đã đính chính lại tuyên bố của ông Biden, nói rằng quan điểm của chính quyền vẫn không thay đổi so với chính sách được thông qua vào năm 1979 khi Hoa Kỳ thiết lập quan hệ với Trung Quốc và hạ cấp quan hệ với Đài Loan thành quan hệ đối tác không chính thức.

Người phát ngôn cho biết: “Mối quan hệ quốc phòng của Hoa Kỳ với Đài Loan được dẫn dắt bởi Đạo luật Quan hệ Đài Loan… Chúng tôi sẽ duy trì cam kết của mình theo đạo luật này, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ khả năng tự vệ của Đài Loan và chúng tôi sẽ tiếp tục phản đối bất kỳ thay đổi đơn phương nào đối với hiện trạng.”

Văn phòng Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn sau đó đã đưa ra phản hồi.

Người phát ngôn Xavier Chang cho biết: “Kể từ khi Tổng thống Biden nhậm chức, chính phủ Mỹ đã liên tục thể hiện sự ủng hộ vững chắc đối với Đài Loan thông qua các hành động cụ thể”. “Quan điểm nhất quán của Đài Loan là chúng tôi không cúi đầu trước áp lực cũng như không hành động hấp tấp khi có sự hỗ trợ.”

Ông nói thêm: “Đài Loan sẽ thể hiện quyết tâm kiên định để tự vệ và tiếp tục hợp tác với các nước cùng chí hướng để trở thành lực lượng vì lợi ích và đóng góp cho hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”.

Trong khi thúc đẩy khả năng tự vệ của Đài Loan là chính sách chính thức của cả Đài Bắc và Washington, ưu thế của Bắc Kinh đã tăng lên nhanh chóng trong những năm qua.

Theo đánh giá mới nhất của quân đội Mỹ về sức mạnh quân sự của Trung Quốc được công bố vào tháng 9 năm ngoái, năng lực của CHND Trung Hoa vượt xa so với quốc đảo Đài Loan.

Quân Giải phóng Nhân dân cũng là đội quân thường trực lớn nhất thế giới với khoảng 2,2 triệu quân nhân tại ngũ, khoảng một nửa trong số đó là lực lượng mặt đất. 

Trong khi đó, lực lượng vũ trang của Đài Loan có ít hơn 300.000 quân, trong đó khoảng 88.000 là lính mặt đất tại ngũ.

Các khí tài quân sự khác của Trung Quốc như xe tăng, tàu đổ bộ, pháo… cũng vượt trội Đài Loan về số lượng

Trên biển, Trung Quốc đã triển khai hai tàu sân bay và hiện đang phát triển một chiếc thứ ba, trong khi Đài Loan không có tàu chiến nào như vậy. Trung Quốc cũng có số lượng tàu khu trục nhiều gấp 8 lần, số lượng khinh hạm nhiều gấp đôi và số lượng tàu ngầm gấp 28 lần so với Đài Loan.

Trên không, Trung Quốc có số lượng máy bay chiến đấu và máy bay vận tải của Trung Quốc nhiều hơn gấp ba lần so với con số 30 của Đài Loan. Trung Quốc cũng có khoảng 450 máy bay ném bom và máy bay tấn công, trong khi Đài Loan không có.

Ông Tập đã tuyên bố ý định thành lập một “quân đội đẳng cấp thế giới” trước thời hạn giữa thế kỷ này. Theo Lầu Năm Góc đánh giá, điều này có nghĩa là “Bắc Kinh sẽ tìm cách phát triển một quân đội vào giữa thế kỷ này vượt trội hơn so với quân đội Hoa Kỳ hoặc của bất kỳ cường quốc nào khác mà CHND Trung Hoa coi là mối đe dọa.”

Lầu Năm Góc nhận định: “Trung Quốc đã đi trước Hoa Kỳ trong một số lĩnh vực nhất định, chẳng hạn như đóng tàu, tên lửa hành trình và đạn đạo thông thường trên đất liền, cũng như các hệ thống phòng không tích hợp.”

Và vào thời điểm quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh đang xấu đi nghiêm trọng, báo cáo lưu ý rằng “Trung Quốc tiếp tục xem vấn đề Đài Loan là vấn đề quan trọng và nhạy cảm nhất giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.”

Chính quyền Biden đã tiếp bước các chính sách về Đài Loan của cựu Tổng thống Donald Trump bằng cách mở rộng quan hệ của Hoa Kỳ với Đài Loan và cũng đã điều tàu chiến đến quá cảnh các vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở eo biển Đài Loan và Biển Đông.

Về phần mình, Trung Quốc cũng đã tiến hành các cuộc phô diễn sức mạnh thông qua các cuộc tập trận quân sự trong khu vực và các chuyến bay qua Vùng Nhận dạng Phòng không mà Đài Loan tuyên bố chủ quyền.

Trước những bình luận gần đây của ông Biden, người phát ngôn của Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc cho biết Đại sứ quán trên thực tế không thể cân nhắc ý định của Tổng thống nhưng bày tỏ sự tin tưởng vào chính sách của Hoa Kỳ.

Người phát ngôn cho biết: “Chúng tôi không thực sự ở vị trí để làm rõ những gì Tổng thống Mỹ nói hoặc liệu có bất kỳ thay đổi nào đối với các chính sách đối ngoại của Mỹ hay không”. “Tuy nhiên, chúng tôi đã nhiều lần được các quan chức Mỹ đảm bảo rằng quan hệ của Mỹ với Đài Loan rất vững chắc. Chúng tôi tin rằng Mỹ sẽ tôn trọng các cam kết của mình với Đài Loan theo Đạo luật Quan hệ Đài Loan.”

 

3 cuộc thử nghiệm thành công mới về vũ khí siêu thanh của Mỹ
image.png
Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố, gần đây chỉ trong một ngày quân đội Mỹ đã thành công trong 3 cuộc thử nghiệm mới về linh kiện vũ khí siêu thanh. Trước đó, quân đội Mỹ đã tiết lộ về ưu tiên phát triển vũ khí siêu thanh để ứng phó trước nguy cơ từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Theo thông tin hôm 21/10 từ Lầu Năm Góc của Mỹ, Phòng thí nghiệm Quốc gia Sandia (Sandia National Laboratory) của Mỹ đã thực hiện thành công 3 cuộc thử nghiệm mới về linh kiện vũ khí siêu thanh tại Cơ sở bay Wallops ở Virginia, những linh kiện này sẽ được đưa vào sử dụng trong hệ thống tên lửa siêu thanh vào năm 2022.

Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết hoạt động thử nghiệm đã cung cấp thông tin cho chiến lược phát triển về khả năng tấn công nhanh thông thường của Hải quân và tấn công siêu thanh tầm xa (LRHW) của Lục quân Mỹ. Thử nghiệm cũng “cho thấy công nghệ siêu thanh tiên tiến, khả năng và hệ thống nguyên mẫu trong môi trường hoạt động thực tế”.

Tuy nhiên trong một tuyên bố khác vào hôm thứ Năm (21/10), Bộ Quốc phòng Anh cho biết rằng một cuộc thử nghiệm công nghệ siêu thanh được tiến hành ở Alaska Mỹ đã thất bại do trục trặc tên lửa đẩy, nhưng tên lửa đẩy này không nằm trong kế hoạch siêu thanh và không liên quan gì đến tàu lượn siêu thanh thông thường. Thông tin cho hay, trước đó tên lửa đã rời bệ phóng thành công, hiện đang tìm hiểu lý do dẫn đến sự cố.

Hải quân và Lục quân Mỹ cũng có kế hoạch tiến hành một cuộc thử nghiệm LRHW chung vào năm tài chính 2022.

Kế hoạch về LRHW do công ty Lockheed Martin triển khai sản xuất, có thể bay với tốc độ vượt quá 5 Mach, tương ứng với khả năng di chuyển hơn 60 dặm/phút. LRHW có độ chính xác và khả năng hoạt động cực cao, có thể sẵn sàng tấn công bất kỳ vị trí nào trên thế giới với thời gian thực hiện chỉ trong vài phút.

Kế hoạch ưu tiên của quân đội Mỹ

Thực tế từ đầu thế kỷ 21, quân đội Mỹ đã sở hữu nhiều công nghệ siêu thanh hàng đầu, nhưng họ đã tạm dừng công nghệ này. Tuy nhiên, hiện nay ĐCSTQ và Nga đã gây ra mối đe dọa lớn cho Mỹ thông qua phát triển loại vũ khí này trên quy mô lớn.

Vào năm 2018, thời Tổng thống Trump đã cho thành lập lực lượng lớn thứ sáu của Lực lượng Vũ trang Mỹ là Lực lượng Không gian, đồng thời tăng chi tiêu quân sự và chuẩn bị vũ khí để đối phó với mối đe dọa của ĐCSTQ.

Tháng 10/2020, quân đội Mỹ đã công bố bản đồ khái niệm của LRHW tầm xa mới. LRHW có thể được điều khiển từ nền tảng di động và nhanh chóng triển khai đến vị trí mong muốn bằng xe tăng để sẵn sàng tấn công mục tiêu.

Tại “Hội nghị chuyên đề về Chiến tranh Không gian” vào tháng 2/2021, Giám đốc Mike White của Văn phòng Siêu thanh thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ đã phát biểu rằng Mỹ đã liệt kê kế hoạch phát triển LRHW là ưu tiên hàng đầu để đối phó với mối đe dọa của ĐCSTQ.

LRHW của Mỹ có tầm bắn hơn 2775 km

Hồi giữa tháng Năm, tờ “Breaking Defense” của Mỹ đưa tin rằng một người phát ngôn của Quân đội Mỹ đã xác nhận LRHW có tầm bắn hơn 2.775 km giúp cho “mọi thứ có thể xảy ra”. Thông tin cho biết trong nhiều năm, quân đội Mỹ đã không muốn để lộ tầm bắn thực sự của LRHW. Hiện nay, chỉ sau khi giới chức cấp cao thuộc các quân chủng khác nhau thống nhất quan điểm tình hình thì Lục quân Mỹ mới thoải mái cho công bố dữ liệu liên quan này.

Thông tin giả định một kịch bản: Trong trường hợp xảy ra xung đột ở eo biển Đài Loan, quân đội Mỹ đóng tại Guam cách Đài Loan 2.500 km cũng có thể sử dụng LRHW để tấn công quân ĐCSTQ đang bao vây Đài Bắc.

Liên quan đến việc Mỹ thử nghiệm vũ khí siêu thanh, Giám đốc Tô Tố Vân (Su Ziyun) của Viện Nghiên cứu Công nghiệp và Tài nguyên Quốc phòng thuộc Viện Nghiên cứu An ninh Quốc phòng Đài Loan nói với Epoch Times rằng trước đây, Mỹ và Nga đã có thời gian gần 50 năm nghiên cứu cơ bản về tên lửa siêu thanh này, tuy nhiên sau đó không tiếp tục triển khai là vì thỏa thuận về vấn đề vũ khí hạt nhân. Nhưng hiện nay trước nguy cơ ĐCSTQ phá vỡ thế cân bằng này, do ĐCSTQ tuyên bố phóng thành công tên lửa siêu thanh Dongfeng 17 nên Mỹ tiếp tục lại kế hoạch cũ kết hợp với công nghệ mới nhất, vì vậy không nghi ngờ gì về phản ứng nhanh chóng của Mỹ trong vấn đề này. Công nghệ của Mỹ thì đã dẫn đầu. 

ĐCSTQ đã hai lần thử nghiệm LRHW

Hôm 21/10, tờ Financial Times (Anh) đưa tin vào mùa hè năm nay quân đội ĐCSTQ đã tiến hành hai cuộc thử nghiệm LRHW.

Theo đó vào ngày 27/7, ĐCSTQ đã phóng một tên lửa lần đầu tiên sử dụng hệ thống ném bom quỹ đạo để đẩy một phương tiện siêu thanh có khả năng mang đầu đạn hạt nhân bay quanh Trái đất; sau đó vào tháng Tám, ĐCSTQ đã thử nghiệm một loại LRHW có khả năng mang hạt nhân bay vòng quanh trái đất trước khi đến mục tiêu.

Nhưng ĐCSTQ phủ nhận việc thử nghiệm LRHW, nhấn mạnh rằng đó là một cuộc thử nghiệm tàu vũ trụ thông thường.

Về điều này, vào ngày 21/10, chuyên gia quân sự Lý Chính Hạo (Li Zhengxiu) tại Quỹ Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Đài Loan đã nói với Epoch Times rằng LRHW của ĐCSTQ vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu, tất nhiên thời điểm này họ phải phủ nhận. Ông nói rằng nếu Mỹ phát hiện ra ĐCSTQ sở hữu LRHW có khả năng mang hạt nhân, khi đó có khả năng kích thích Mỹ tái khởi động vũ khí trang bị không gian và cũng có thể kích thích Mỹ hợp tác với các đồng minh phương Tây khởi động lại các kế hoạch như Chiến tranh Lạnh mới để cân bằng quân sự với ĐCSTQ.

Nhưng ông Lý Chính Hạo không quên nhấn mạnh, không nước nào thực sự muốn chiến tranh vì hệ quả là hủy diệt thế giới, đặc biệt là khi hiện nay, một số nước có năng lực vũ khí hạt nhân, nếu kích hoạt thì hậu quả sẽ rất thảm khốc. Chuyên gia Tô Tố Vân cũng cho biết, “Tóm lại, về mặt chiến lược, không phải cường điệu khi chúng ta ví đây như là sự khởi đầu của chiến tranh lạnh quân sự (Mỹ-Trung)”.

Fed bắt đầu lộ trình giảm mua trái phiếu nhưng chưa tăng lãi suất

image.png

Trước sức ép lạm phát gia tăng, Fed bắt đầu phát đi thông điệp giảm dần khối lượng mua trái phiếu doanh nghiệp nhưng chưa tính đến tăng lãi suất vì rất nhiều bất định trong tăng trưởng và sức phục hồi kinh tế Mỹ còn hạn chế. Dù vậy, Fed thừa nhận tình hình ngày một khó khăn khi theo đuổi một lúc hai mục tiêu là toàn dụng việc làm và ổn định giá cả

Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell hôm thứ Sáu (22/10) cho biết Fed sẽ bắt đầu quá trình giảm hỗ trợ nền kinh tế bằng cách cắt giảm việc mua tài sản tài chính (chứng khoán kho bạc và trái phiếu doanh nghiệp đảm bảo bằng thế chấp), nhưng ông Powell cũng cho biết rằng Fed chưa tính toán tới việc tăng lãi suất cơ bản trong thời gian tới. 

 

Thông điệp giảm dần nới lỏng chính sách tiền tệ

 

"Tôi nghĩ đã đến lúc phải giảm bớt việc mua tài sản; tôi không nghĩ đã đến lúc tăng lãi suất cơ bản", ông Powell phát biểu tại một hội nghị trực tuyến, đồng thời lưu ý rằng hiện tại số liệu việc làm của Mỹ vẫn còn ít hơn 5 triệu việc làm so với trước đại dịch virus viêm phổi Vũ Hán tấn công vào nền kinh tế này. Ông cũng nhắc lại quan điểm của mình rằng lạm phát cao có thể sẽ giảm bớt trong năm tới khi áp lực từ đại dịch giảm dần.

Ông nói: “Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể kiên nhẫn và cho phép thị trường lao động có thời gian phục hồi”. Câu nói của ông ám chỉ rằng việc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ như hiện nay là cần thiết cho phục hồi tăng trưởng và việc làm ở Mỹ. 

Fed đã hứa sẽ giữ lãi suất chuẩn qua đêm ở mức gần 0% hiện tại cho đến khi nền kinh tế trở lại trạng thái toàn dụng và lạm phát đã đạt mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương. Hiện tại, lạm phát đang tăng cao hơn so với mức mục tiêu này và đã duy trì mức tăng cao trong suốt 8 tháng qua. 

"Rất có thể" mục tiêu toàn dụng lao động của Fed vẫn được Fed duy trì vào năm tới. Lý do Fed đưa ra là tăng trưởng và sức phục hồi của Mỹ chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi đợt bùng phát Covid-19 trở lại vào tháng 8 và tháng 9, trong khi đứt gãy chuỗi cung ứng vì thiếu việc làm đã khiến giá cả tăng mạnh trở lại. 

Tuy nhiên, ông Powell có lưu ý rằng ‘chính sách lãi suất' không phải chắc chắn sẽ duy trì như vậy. Hiện tại, lạm phát đã tăng cao và kéo dài hơn dự kiến ban đầu. Ông Powell nói thêm: “Chính sách của chúng tôi được định vị tốt để quản lý một loạt các kết quả hợp lý”.

Các nhận xét dường như mở ra khả năng Fed lo ngại: Cần phải tăng lãi suất để ngăn lạm phát vượt khỏi tầm kiểm soát và bằng cách đó, cắt giảm khả năng phục hồi việc làm.

Tuy nhiên, trước quan điểm lo ngại lạm phát này, ông Powell chưa có đồng tình cao mặc dù Chủ tịch của Fed cũng thấy rằng Fed ngày càng khó khăn khi đảm bảo hai mục tiêu kép: toàn dụng lao động và ổn định giá cả. 

Powell cho biết ông không thấy đó là tình hình hiện tại, nhưng ông thấy căng thẳng ngày càng tăng giữa hai nhiệm vụ của Fed là toàn dụng lao động và giá cả ổn định.

Thời kỳ lãi suất cơ bản cao hơn đang đến gần

Fed đã báo hiệu rằng họ có thể sẽ bắt đầu giảm việc mua trái phiếu kho bạc hàng tháng và chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp vào tháng tới. Hiện tại, Fed đang bỏ ra 120 tỷ USD mua tài sản tài chính hàng tháng, con số sẽ giảm dần trong tháng tới. 

Khoảng một nửa trong số các nhà hoạch định chính sách của Fed tin rằng việc tăng lãi suất sẽ cần phải theo sau vào năm 2022, một số ít cho rằng có thể phải đến vào mùa hè. Một nửa còn lại cho rằng việc tăng lãi suất là không phù hợp cho đến năm 2023, và một trong số đó - Chủ tịch Fed chi nhánh Minneapolis là Neel Kashkari - cho rằng Fed nên cầm cự lãi suất gần 0% này cho đến năm 2024.

Hiện tại, giá tiêu dùng đã tăng gấp hơn 2 lần mục tiêu của Fed.

Ông Powell lưu ý, "những hạn chế về nguồn cung và lạm phát gia tăng có thể sẽ kéo dài hơn dự kiến trước đây và kéo dài sang năm sau, tiền lương cũng bị tăng lên theo".

Tuy nhiên, ông nói, trường hợp có khả năng xảy ra nhất là áp lực lạm phát giảm bớt và tăng trưởng việc làm sẽ tiếp tục phục hồi tốc độ. 

Hiện tại, Fed sẽ theo dõi và chờ đợi, ông Powell nói thêm.

Phản hồi thông điệp của Fed, hôm qua chỉ số chứng khoán Dow Jones đã tăng kỷ lục. 

 

Mỹ không kích tiêu diệt thủ lĩnh cấp cao của al-Qaeda ở Syria

image.png

Một cuộc không kích của quân đội Hoa Kỳ ở phía tây bắc Syria đã giết chết một thủ lĩnh cấp cao của al-Qaeda vào hôm 22/10, Bộ Chỉ huy Trung tâm Hoa Kỳ thông báo trong một thông cáo.

 

Thiếu tướng quân đội Hoa Kỳ John Rigsbee, người phát ngôn của Bộ Chỉ huy Trung tâm Hoa Kỳ (CENTCOM) cho biết Abdul Hamid al-Matar đã bị giết ở vùng lân cận Suluk ở tây bắc Syria.

Cuộc tấn công được tiến hành bằng máy bay không người lái MQ-9 được điều khiển từ xa.

"Không có dấu hiệu nào về thương vong dân sự trong cuộc không kích này."

“Al-Qaeda tiếp tục thể hiện mối đe dọa đối với Mỹ và các đồng minh của chúng tôi. Al-Qaeda sử dụng Syria như một nơi trú ẩn an toàn để tái thiết, phối hợp với các chi nhánh bên ngoài và lên kế hoạch cho các chiến dịch bên ngoài nước này. Al-Qaeda cũng sử dụng Syria làm cơ sở cho các mối đe dọa xâm nhập vào Syria, Iraq và các quốc gia khác,” ông nói trong một tuyên bố.

Ông nói thêm: “Việc loại bỏ thủ lĩnh cấp cao của al-Qaeda sẽ làm gián đoạn khả năng của tổ chức khủng bố trong việc âm mưu và thực hiện các cuộc tấn công toàn cầu đe dọa công dân Hoa Kỳ, đối tác của chúng tôi và dân thường vô tội."

"Hoa Kỳ sẽ tiếp tục nhắm mục tiêu vào các thành viên của al-Qaeda và các tổ chức khủng bố khác có ý định gây hại cho Hoa Kỳ."

Cuộc tấn công diễn ra hai ngày sau khi một căn cứ đóng quân của Mỹ ở miền nam Syria bị tấn công.

Không rõ liệu cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ hôm 22/10 có được thực hiện để trả đũa vụ việc này hay không.

Trước đó, quân đội Pháp hôm 21/10 xác nhận rằng một thành viên cấp cao hàng đầu và 4 kẻ khủng bố khác của tổ chức khủng bố có liên kết al-Qaeda ở châu Phi Katiba Serma đã bị giết trong một cuộc không kích ở Mali vào tuần trước.

Nasser Al Tergui được phát hiện bởi một máy bay không người lái và bị tiêu diệt vào ngày 15 tháng 10 khi đang trên một chiếc xe chở 5 cá thể cách Gossi, một vùng nông thôn ở Mali, khoảng 60 km về phía tây bắc, theo quân đội Pháp

 

Khảo sát Gallup: Tỷ lệ ủng hộ cho Biden sụt giảm tệ nhất so với bất kỳ tổng thống nào từ Thế chiến 2

image.png

Theo tổ chức thăm dò Gallup, sự sụt giảm mạnh của Tổng thống Joe Biden trong các cuộc thăm dò gần đây là sụt giảm tồi tệ nhất so với bất kỳ tổng thống nào kể từ Thế chiến II.

 

Tỷ lệ ủng hộ ông Biden đã giảm từ mức 56% vào đầu năm xuống 44,7% trong quý 3 năm 2021, tổ chức này cho biết.

Mức giảm tương tự với những tổng thống tiền nhiệm Đảng Dân chủ như Barack Obama giảm 10 điểm, Bill Clinton giảm gần 7 điểm và Jimmy Carter giảm gần 9 điểm trong thời khoảng gian tương đương.

Chỉ có Tổng thống Dân chủ John F. Kennedy có tỷ lệ ủng hộ hơn trong quý thứ ba của mình, tăng từ 74,3% lên 76,8%, theo Gallup.

Các tổng thống đảng Cộng hòa Dwight Eisenhower, Richard Nixon và Ronald Reagan lần lượt giảm 2,2 điểm, 1,9 điểm và 3,2 điểm trong thời gian tương tự.

Ngoài ông Kennedy, chỉ có tổng thống thuộc Cộng hòa George H.W. Bush và con trai của ông là George W. Bush đã chứng kiến sự tỷ lệ ủng hộ tăng. Tổng thống Bush cha tăng 12 điểm sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1989, và con trai của ông tăng 13 điểm sau vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001.

Có lẽ điều gây sốc nhất về việc tỷ lệ ủng hộ của ông Biden trong cuộc thăm dò là sự thất vọng từ các cử tri độc lập.

Trong khi sự ủng hộ của người thuộc đảng Dân chủ đã giảm 6 điểm kể từ tháng 2, từ 98% xuống còn 92% vào tháng 10, thì sự ủng hộ từ các cư tri độc lập cho ông đã giảm từ 61% xuống 34% trong cùng kỳ, với xu hướng giảm ổn định kể từ tháng 6, khi tỷ lệ ủng hộ của ông từ nhóm cử tri này là 55% vào thời điểm đó.

Chỉ có 11% thành viên viên Cộng hòa ủng hộ Biden vào đầu nhiệm kỳ của ông, nhưng con số đó đã giảm xuống chỉ còn 4% vào tháng 10, theo Gallup.

Cho đến nay, ông Obama, người mà Biden giữ chức phó tổng thống trong tám năm, có mức giảm mạnh nhất trong ba quý đầu tiên của mình với 10,1 điểm, thấp hơn 1,2 điểm so với mức giảm của Biden.

Sau đó Đảng Dân chủ đã thua vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2010 khi đảng Dân chủ bị mất 63 ghế Hạ viện và 6 ghế Thượng viện.

Thất bại đó đã khiến bà Nancy Pelosi mất chức Chủ tịch Hạ viện vào tay đảng Cộng hòa và khiến đảng Dân chủ mất 6 ghế thống đốc bang và 720 ghế lập pháp tiểu bang, trao cho đảng Cộng hòa quyền kiểm soát 26 cơ quan lập pháp tiểu bang.

Trong lịch sử, đảng kiểm soát Nhà Trắng thường mất ghế trong các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.