Đầu tuần, cựu Tổng thống Donald J. Trump đã tham gia cùng Allie Beth Stuckey cho chương trình "Relatable" trên BlazeTV hôm thứ Hai và thảo luận về bản cáo trạng gây chấn động của Igor Danchenko, người đàn ông đã lừa dối FBI, cung cấp thông tin bịa đặt cho hồ sơ Steele. FBI đã sử dụng hồ sơ này làm cơ sở cho cuộc điều tra Trump-Nga.
Người dẫn chương trình Allie hỏi cựu Tổng thống Trump ai biết hồ sơ là giả. Theo quan điểm của ông, Hillary Clinton, Adam Schiff và Đảng Dân chủ nói chung, họ đều biết đó là hồ sơ giả, The Blaze đưa tin.
Cựu Tổng thống Trump giải thích: "Họ đã dựng lên kế hoạch này. ... Họ biết đó là một trò lừa bịp ... và họ đã lấy đó làm cớ để tấn công và yêu cầu Trump và các con của ông ta phải ngồi tù".
Allie yêu cầu cựu tổng thống kết nối các dấu chấm để giúp người Mỹ hiểu tại sao vụ bê bối hồ sơ Steele lại quan trọng đối với mọi người dân Mỹ. Cựu Tổng thống Trump chia sẻ rằng, nói một cách đơn giản, có nhiều người đã bị tổn thương và bị hủy hoại cuộc sống của họ chỉ vì một trò lừa bịp.
Theo tờ New York Post đưa tin, Danchenko đã bị buộc năm tội danh nói dối FBI trong các cuộc phỏng vấn vào năm 2017, khi cơ quan này tiêu tốn nguồn lực trong vô vọng để xác minh những cáo buộc kỳ lạ rằng Donald Trump và chiến dịch tranh cử của ông là điệp viên bí mật của Điện Kremlin. Những cáo buộc đó được tổng hợp trong cái gọi là hồ sơ Steele, mà FBI dựa vào để có được lệnh giám sát từ một tòa án liên bang bí mật.
Hồ sơ được tạo ra bởi chiến dịch tranh cử của Clinton. Tác giả chính của nó là cựu điệp viên người Anh Christopher Steele. Nguồn tin chính của Steele là Danchenko, một người gốc Nga sống tại Hoa Kỳ, từng làm việc tại Viện Brookings - một tổ chức tư vấn của Washington có cựu chủ tịch là Strobe Talbott, vốn là bạn thời đại học của Bill Clinton, người từng làm việc trong Bộ Ngoại giao Clinton.
Theo tờ New York Post, chiến dịch của Hillary Clinton đã trả tiền cho công ty luật Perkins Coie cho các dịch vụ khác nhau, bao gồm cả nghiên cứu phe đối lập. Perkins Coie thuê Fusion GPS, "một công ty tình báo chiến lược" trả tiền cho cựu điệp viên người Anh Christopher Steele để điều tra Donald Trump.
Nguồn chính của Steele, Igor Danchenko đã thu thập thông tin từ những gì lúc đầu ông ta khẳng định là “mạng lưới các nguồn tin phụ” ở Nga. Sau đó, vào năm 2017, ông ta thừa nhận rằng đó là "tin đồn và suy đoán".
Một trong những nguồn tin của Danchenko là Charles Dolan, một người đã từng làm việc trong các chiến dịch tranh cử cho Bill và Hillary Clinton. Dolan cung cấp cho Danchenko tin đồn mà ông ta tuyên bố là nhận được từ "một người bạn Đảng Cộng hòa của tôi". Sau đó, Dolan thừa nhận rằng ông đã 'bịa đặt' tin này.
Một nguồn khác là Olga Galkina, người đã nghĩ rằng cô đã được hứa một công việc trong Bộ Ngoại giao nếu Hillary Clinton đắc cử tổng thống.
Danchenko cũng tự bịa đặt ra nguồn tin của ông ta, tuyên bố rằng Chủ tịch Phòng Thương mại Nga-Mỹ đã tiết lộ cho ông ta một "âm mưu hợp tác được phát triển tốt" giữa Trump và Điện Kremlin. Danchenko đã bị bắt với cáo buộc liên tục lừa dối các nhà điều tra.
Danchenko cung cấp bộ sưu tập những lời nói dối, tin đồn và thông tin bịa đặt này cho Christopher Steele, người cho rằng đó là thông tin tình báo từ "các quan chức cấp cao của Nga" và "các cộng sự thân cận của Trump" trong khi không ai trong số họ tồn tại. Steele lưu trữ hồ sơ cho giới truyền thông và FBI, hy vọng sẽ khơi mào một cuộc điều tra công khai về Trump.
Hồ sơ được lưu truyền khắp Washington (John McCain đưa một bản sao cho FBI) và làm dấy lên suy đoán trên phương tiện truyền thông rằng Trump là một phần trong âm mưu của Nga. Đặc vụ FBI Peter Strzok tiến hành phỏng vấn Danchenko và Steele và thấy họ không thuyết phục, nhưng vẫn tiếp tục cuộc điều tra. BuzzFeed xuất bản đầy đủ hồ sơ, nhưng thừa nhận rằng không có gì trong hồ sơ có thể được xác minh.
The Epoch Times ngày 7/11 cho hay, cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia Ratcliffe tuyên bố, những người tham gia vào việc xây dựng hồ sơ, cũng như những cá nhân đã quảng bá nó “sai sự thật, sẽ gặp nguy hiểm. Tôi biết đó là những gì John Durham đang xem xét và như tôi đã nói, điều này được chuyển đến các cấp cao nhất của chính phủ và các cơ quan chính phủ liên quan của chúng ta”, ông nói thêm.
Theo bản tin trên The Epoch Times tháng 1/2021, những tin tức được tiết lộ từ cuộc phỏng vấn của FBI với cựu điệp viên người Anh Christopher Steele cho thấy, anh ta đã phản bội FBI. Bởi vì FBI mở lại cuộc điều tra bà Hillary Clinton, người bị cáo buộc đã thực hiện công việc của chính phủ thông qua một email server riêng và trái phép, nên Steele đã tiết lộ cuộc phỏng vấn cho giới truyền thông theo chỉ đạo của thân chủ của ông ta là bà Clinton.
|
Quân đội Mỹ đang khai triển và thử nghiệm hệ thống phòng không “Vòm sắt” nhập khẩu từ Israel ở Guam để đánh chặn tên lửa hành trình của quân đội Trung Quốc có thể tấn công Guam trong trường hợp xảy ra xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc.
Theo nhiều thông tin từ báo chí Mỹ, trong quá trình khai triển hệ thống “Vòm sắt” ở Guam, Mỹ cũng sẽ thử nghiệm tích hợp với các hệ thống phòng không và chống tên lửa khác đã được khai triển ở Guam. Quân đội Mỹ đã khai triển Hệ thống Phòng thủ Khu vực Tầm cao Giai đoạn cuối THAAD ở Guam từ năm 2013.
Hệ thống “Vòm sắt” được khai triển ở Guam, khi căng thẳng ở eo biển Đài Loan tăng mạnh. Trong bốn ngày đầu tháng 10, quân đội Trung Quốc đã điều 149 phi vụ máy bay quân sự xâm nhập Vùng Nhận dạng Phòng không Tây Nam của Đài Loan. Động thái này đã làm dấy lên sự lên án từ Hoa Kỳ và cũng gây ra một cuộc tranh luận về việc liệu Hoa Kỳ có nên giúp bảo vệ Đài Loan hay không. Trong cuộc trò chuyện với giới truyền thông, Tổng thống Biden tuyên bố rằng Hoa Kỳ có nghĩa vụ giúp đỡ và bảo vệ Đài Loan; tuy nhiên, Tòa Bạch Ốc sau đó đã đưa ra tuyên bố rằng, không có sự thay đổi nào trong chính sách của Hoa Kỳ.
“Vòm sắt” là một hệ thống phòng không được phát triển bởi Công ty Hệ thống Phòng thủ Tiên tiến Rafael của Israel, được sử dụng chủ yếu để đánh chặn tên lửa trong phạm vi từ 5 đến 70 km. Hệ thống phòng không “Vòm sắt” bao gồm các thiết bị phóng, radar, điều khiển và phát hiện, có thể tự động phát hiện tên lửa đang bay tới, và phóng tên lửa để đánh chặn mục tiêu bay tới trên không. Trong cuộc xung đột giữa Israel và Palestine vào tháng 5 năm nay, Israel đã sử dụng hệ thống này để đánh chặn tên lửa Hamas xuất phát từ Gaza. Quân đội Israel cho biết tỷ lệ đánh chặn từ 85% đến 90%.
Kênh thông tin quốc phòng Mỹ “Stars and Stripes” từng dẫn lời Đại tá Nicholas Chopp, người phát ngôn của Bộ Tư lệnh Phòng không và Tên lửa số 94 của Quân đội Mỹ cho biết, “Vòm Sắt” khai triển trên đảo Guam “là một tập hợp hoàn chỉnh của hệ thống, bao gồm radar, trung tâm điều khiển và bệ phóng”. Ông Chopp cũng tiết lộ rằng, các binh sĩ từ một tiểu đoàn pháo phòng không đóng tại Fort Bliss, Texas, đã đến Guam để vận hành hệ thống phòng không “Vòm sắt”.
Theo sự ủy quyền của Quốc hội Hoa Kỳ, Quân đội Hoa Kỳ đã chi 373 triệu đô-la Mỹ vào năm ngoái để mua hai hệ thống “Vòm sắt”. Quân đội Hoa Kỳ đã tiến hành cuộc thử nghiệm bắn đạn thật đầu tiên của một trong các hệ thống tại Bãi Tên lửa White Sands ở New Mexico vào tháng 8 năm nay. Kết quả là nó đã bắn trúng thành công 8 mục tiêu tên lửa hành trình mô phỏng.
Tờ Wall Street Journal dẫn lời Tom Karako, giám đốc dự án chống tên lửa tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), một tổ chức tư vấn của Washington, cho biết: “Nếu chúng ta không thể bảo vệ Guam, các căn cứ không quân của hòn đảo và các cơ sở vật chất, thì sẽ rất khó để thi triển sức mạnh quân sự ở Thái Bình Dương”.
Guam là một lãnh thổ của Hoa Kỳ và hiện có 190.000 cư dân và đồn trú trên đảo. Hòn đảo này có các căn cứ của Lực lượng Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Guam cách Trung Quốc 1.800 dặm, và là lãnh thổ Hoa Kỳ gần Trung Quốc nhất.
Khi quan hệ Mỹ- Trung tiếp tục xấu đi trong những năm gần đây, và căng thẳng ở eo biển Đài Loan ngày càng gia tăng, Bắc Kinh ngày càng coi việc tấn công đảo Guam là một trong những mục tiêu quan trọng để chuẩn bị quân sự nhằm ngăn chặn sự can thiệp quân sự của Mỹ, khi xung đột nổ ra ở Eo biển Đài Loan.
Quân đội Trung Quốc có nhiều vũ khí tiềm năng để tấn công Guam, bao gồm tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và tên lửa siêu thanh.
Các chuyên gia quân sự cho rằng hệ thống phòng không “Vòm sắt” do Israel sản xuất, có thể không chống được tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa siêu thanh, nhưng đối với tên lửa hành trình bay chậm hơn hoặc thấp hơn một chút tốc độ âm thanh, chẳng hạn như Longsword-20 gắn trên máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc. Và vòm sắt cũng có khả năng đánh chặn đáng kể đối với tên lửa hành trình tấn công lướt sóng trên biển.
Ông Karako nói với Wall Street Journal rằng, hệ thống “Vòm sắt” không thể đánh chặn tên lửa hành trình tốc độ cao, vì vậy “Vòm sắt” có lẽ chỉ là một biện pháp tạm thời.”
Tuy nhiên, nếu quân đội Hoa Kỳ không từ bỏ ngay cả một biện pháp tạm thời, nó phải được thử nghiệm. Điều này cũng cho thấy rằng, quân đội Hoa Kỳ coi trọng mối đe dọa quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.
Giám đốc điều hành Pfizer Albert Bourla không đánh giá cao những người lan truyền cái mà ông gọi là “thông tin sai lệch” về vắc-xin COVID-19 của công ty mình, ông kiên quyết về điều đó đến nỗi đã tuyên bố rằng, những người chia sẻ những thông tin nghi vấn về vắc-xin thực sự là tội phạm.
Theo ông Bourla, những người này là nguyên nhân gây ra cái chết của hàng triệu người.
Vị giám đốc điều hành Pfizer đã đưa ra bình luận của mình hôm thứ Ba (ngày 9/10) khi nói chuyện với Hội đồng Đại Tây Dương, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, theo CNBC đưa tin.
Trong cuộc trò chuyện với Giám đốc điều hành Hội đồng Đại Tây Dương Frederick Kempe, ông Bourla nói về một số lượng mà ông gọi là “rất nhỏ” những người chia sẻ thông tin sai lệch về vắc-xin, và cố tình đánh lừa những người do dự chưa tiêm vắc-xin.
“Có hai nhóm người, có những người được tiêm chủng; có những người hoài nghi về việc tiêm chủng. Cả hai đều sợ hãi. Những người đang tiêm vắc-xin, họ sợ bệnh tật, và họ tin rằng, bởi vì mọi người không được tiêm chủng, họ đang tăng nguy cơ mắc bệnh cho họ, họ đang tăng mức độ phơi nhiễm. Họ tức giận vì họ không được chủng ngừa”.
Ông Bourla tiếp tục: “Những người không tiêm vắc-xin, họ sợ vắc-xin. Và họ tức giận [với] những người đang thúc ép họ tiêm nó”.
“Nhưng có một bộ phận rất nhỏ các chuyên gia [những người] cố tình lưu hành thông tin sai lệch, do đó họ sẽ đánh lừa những người có mối quan tâm”, ông Bourla nói thêm. “Những người đó là tội phạm”.
Ông nói thêm: “Họ là tội phạm bởi vì họ thực sự đang giết hại hàng triệu sinh mạng”.
Ông Bourla nói với Hội đồng Đại Tây Dương, CNBC đưa tin: “Điều duy nhất đứng giữa lối sống mới và lối sống hiện tại là sự chần chừ trong việc tiêm chủng”.
Theo tổng hợp dữ liệu mới nhất của New York Times về tiêm chủng ở Mỹ, gần 80% người từ 12 tuổi trở lên đã được tiêm ít nhất một liều vắc-xin COVID-19. Khoảng hai phần ba số người Mỹ đã nhận được ít nhất một liều tiêm, trong đó bao gồm trẻ em chưa đủ điều kiện cho các mũi tiêm ngừa, tờ Times cho biết.
Các tiểu bang được tiêm chủng nhiều nhất là Massachusetts và Vermont, nơi 81% cư dân đã được tiêm ít nhất một mũi. Xếp sau là Connecticut, Pennsylvania và Hawaii với 80%.
Tiểu bang ít tiêm chủng nhất là Tây Virginia. Dưới một nửa (49%) người ở Mountain Staters đã tiêm ít nhất một liều thuốc.
Một nhà phân tích an ninh uy tín cho biết, việc Trung Quốc xây dựng một mô hình hàng không mẫu hạm làm mục tiêu cho tên lửa ở khu vực Tân Cương, là thông điệp răn đe đối với Đài Loan và Hoa Kỳ.
Các hình ảnh vệ tinh chụp ngày 20/10 được trang tin USNI News của Mỹ công bố hôm 7/11. Hai mô hình mục tiêu khác có hình dáng giống tàu khu trục lớp Arleigh Burke cũng được phát hiện trong các bức ảnh chụp cùng ngày.
Theo USNI News, vị trí xây dựng mô hình 3 tàu chiến Mỹ nằm trong sa mạc Taklamakan của Tân Cương, gần mục tiêu thử nghiệm của tên lửa diệt hạm DF-21D đầu tiên hồi năm 2013.
Khi được hỏi về báo cáo hôm 8/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói rằng “không biết về thông tin mà báo chí đề cập”.
Trả lời phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do (RFA), John Blaxland, giáo sư Nghiên cứu Tình báo và An ninh Quốc tế tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng thuộc Đại học Quốc gia Úc, cho biết phát hiện vệ tinh mới nhất này có thể là do Trung Quốc có chủ ý nhằm gửi một thông điệp tới cả Mỹ và Đài Loan.
Theo Giáo sư Blaxland, việc xây dựng các mô hình này khá công phu và tốn kém, và có lẽ Trung Quốc cảm thấy tiền không phải là vấn đề trong việc thách thức sự thống trị của hải quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
Trung Quốc lần đầu tiên xây dựng mô hình mục tiêu hàng không mẫu hạm tại Taklamakan từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2019, và tháo dỡ trong cùng năm. Mô hình mới được xây từ tháng 9 năm nay và gần như hoàn thành vào cuối tháng 10.
Hồi năm 2003, Trung Quốc cũng bị phát hiện xây dựng một mô hình hàng không mẫu hạm làm mục tiêu tên lửa tại bãi thử nghiệm Shuangchengzi. Mô hình bằng bêtông này đã nhiều lần bị bắn phá, nên phải thường xuyên sửa chữa.
Trung Quốc đang củng cố kho vũ khí diệt hạm của mình, trong đó đáng kể nhất là tên lửa đạn đạo diệt hạm Đông Phong 21D và Đông Phong 26.
Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung Quốc đã bắn 6 tên lửa Đông Phong 21D vào vùng biển phía bắc quần đảo Trường Sa vào tháng 7/2019, và một tên lửa Đông Phong 26 nhắm vào mục tiêu đang di chuyển trên Biển Đông trong năm 2020.
Ngoài tên lửa diệt hạm phóng từ đất liền, Trung Quốc được cho là đang phát triển tên lửa đạn đạo diệt hạm phóng từ máy bay ném bom H-6.
The Epoch Times đưa tin, vào hôm qua (thứ Ba ngày 9/11 theo giờ Mỹ), trong lúc hãng dược phẩm Moderna đang gửi hồ sơ yêu cầu lên Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) để cấp phép quảng cáo có điều kiện cho vaccine ngừa COVID-19 của hãng dành cho trẻ em từ 6 đến 11 tuổi, thì các nhà chức trách tại Pháp lại đưa ra một thông báo khuyến nghị những người dưới 30 tuổi không nên tiêm vaccine của hãng này.
Cơ quan Y tế Quốc gia Pháp (HAS) đã thông báo rằng, nếu có ý định muốn tiêm, những người dưới 30 tuổi nên tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer, thay vì của Moderna. Cơ quan này cho biết, họ lo ngại rằng, các nguy cơ tiềm ẩn về tim mạch của vaccine Moderna cao hơn so với các loại vaccine khác.
HAS cho biết trong một tuyên bố như sau: “Trong nhóm dân số dưới 30 tuổi, nguy cơ này (tiềm ẩn về tim mạch) ở vaccine Comirnaty của Pfizer có vẻ thấp hơn khoảng 5 lần so với vaccine Spikevax của Moderna”.
Mặc dù vaccine của Moderna đã được Liên minh Châu Âu (EU) cho phép sử dụng ở thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi vào hồi tháng Bảy vừa qua, tuy nhiên, một số quốc gia Châu Âu, bao gồm Thụy Điển và Phần Lan, đã ra lệnh đình chỉ sử dụng loại vaccine này cho những người từ 30 tuổi trở xuống, do các tác dụng phụ hiếm gặp liên quan đến tim.
Đối với những người trên 30 tuổi, HAS cho biết: “Ngược lại, HAS khuyến nghị rằng, vaccine [Moderna] – với công hiệu có vẻ tốt hơn một chút, có thể được sử dụng làm vaccine chính hoặc để tiêm nhắc lại cho những người trên 30 tuổi”.
Trong một diễn biến khác có liên quan, một số quốc gia, bao gồm Phần Lan, Canada và Iceland, cũng đã đưa ra lập trường chống lại vaccine của Moderna. Nguyên nhân là do loại vaccine này có các vấn đề an toàn liên quan đến tim và có khả năng ảnh hưởng đến người trẻ tuổi. Với một quyết định nghiêm khắc hơn, trước đó, Đan Mạch đã tạm dừng vô thời hạn việc tiêm vaccine Moderna cho người dưới 18 tuổi.
Hiện Moderna vẫn chưa trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về thông báo mới của Cơ quan Y tế Quốc gia Pháp. Tuy nhiên, trước đó, vào hồi đầu tháng 10, sau khi Thụy Điển đình chỉ việc sử dụng vaccine của hãng dược này ở đối tượng người trẻ tuổi, Moderna cho biết họ hoàn toàn ý thức được về tình hình.
Người phát ngôn của hãng dược cho biết: “Đây thường là những trường hợp nhẹ và các cá nhân có xu hướng phục hồi trong một thời gian ngắn, sau khi được điều trị và nghỉ ngơi đúng tiêu chuẩn. Nguy cơ viêm cơ tim tăng lên đáng kể đối với những người nhiễm COVID-19, và tiêm chủng [vẫn] là cách tốt nhất để bảo vệ [chúng ta] khỏi điều này”.