ĐIỂM TIN THẾ GIỚI 23/11 - Nam Giang tổng hợp

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI 23/11 - Nam Giang tổng hợp
11/23/2021

KBCHNTV thông báo: Kênh youtube của KBCHNTV được chuyển về  https://www.youtube.com/channel/UCjdy9SNLVgrpav1cC0ivuGw

 

TT Trump được trao đai đen cửu đẳng Taekwondo

image.png
Cựu tổng thống Trump (trái) và Chủ tịch Kukkiwon trong lễ trao đai đen 9 đẳng. 
 
Cựu tổng thống Donald Trump mới đây đã được Tổng hành dinh Taekwondo Thế giới trao chứng nhận danh dự đai đen cửu đẳng, đây là cấp đai cao nhất của môn võ này.
 

Vào ngày 19/11, cựu Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump đã được Tổng hành dinh Taekwondo Thế giới (Kukkiwon) trao chứng nhận danh dự đai đen chín đẳng, đây là bậc đai cao nhất trong môn võ này.

Chủ tịch Kukkiwon, ông Lee Dong Sup đã tới thăm ông Trump tại khu nghỉ dưỡng ở Palm Beach, Florida. Tại đây, ông Lee trao đai đen, giấy chứng nhận cùng một bộ võ phục được thiết kế riêng cho cựu Tổng thống Mỹ.

Tôi cảm thấy vô cùng vinh dự và vui mừng khi được nhận chứng nhận này. Taekwondo là môn võ tuyệt vời để bảo vệ bản thân trong thời kỳ này“, ông Trump cho hay. Ông còn hứa sẽ mặc võ phục Taekwondo đến tòa nhà quốc hội Mỹ nếu tương lai có thể trở lại Nhà Trắng.

Kukkiwon là một tổ chức về Taekwondo do chính phủ Hàn Quốc thành lập  vào năm 1973 và được giám sát bởi Ban Thể thao Quốc tế của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc.

Việc trao đai đen Taekwondo danh dự cho ông Donald Trump được cho là bước đi nhằm quảng bá hình ảnh của Kukkiwon. Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng được trao đai đen 9 đẳng danh dự trong chuyến thăm chính thức đến Hàn Quốc năm 2013 dù vị tổng thống này chưa từng học qua Taekwondo.

Được biết, đai đen cửu đẳng danh dự thường được trao cho một số chính khách và người nổi tiếng nhằm mục đích quảng bá môn võ taekwondo. Còn đối với các võ sư chuyên nghiệp, để đạt được 9 đẳng là một quá trình gian khổ kéo dài cả chục năm.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger : Trung Quốc sẽ không tấn công Đài Loan trong 10 năm tới

 
 

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger nhận định, Trung Quốc sẽ không tấn công Đài Loan trong thập niên tới, theo Bloomberg.

Trong cuộc phỏng vấn với Đài CNN được phát sóng hôm  21/11, ông Kissinger nói: “Theo những gì tôi quan sát, tôi không nghĩ sẽ có một cuộc tấn công tổng lực (từ Trung Quốc đại lục) vào Đài Loan trong khoảng 10 năm tới”.

Tuy nhiên, ông Kissinger nói, có thể “dự đoán” rằng, Trung Quốc “sẽ thực hiện các biện pháp làm suy yếu năng lực tự chủ cơ bản của Đài Loan”.

Theo ông Kissinger, “ai cũng nghĩ Trung Quốc quyết tâm thống trị thế giới, và đó là mục tiêu chính của họ”.

Ông Kissinger cũng cho rằng, sau cuộc gặp thượng đỉnh được tổ chức trực tuyến vào đầu tuần, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã “bắt đầu đi theo một lộ trình khác”.

“Chúng ta nên có một mục tiêu trọng yếu về tránh đối đầu (giữa hai quốc gia)”, ông Kissinger khẳng định.

Trước đó, vào tháng 3, ông Kissinger cho rằng, để bảo đảm ổn định, Mỹ buộc phải cùng Trung Quốc đạt được hiểu biết về một trật tự toàn cầu mới. Nếu không, thế giới sẽ đối mặt với giai đoạn nguy hiểm như thời điểm trước Thế chiến I.

Ông Henry Kissinger (98 tuổi) đã giữ chức ngoại trưởng Mỹ dưới thời các cựu Tổng thống đảng Cộng hòa là Richard Nixon và Gerald Ford. Ông cũng là cố vấn an ninh quốc gia trong giai đoạn 1969 -1973.

Cùng ngày, cuộc phỏng vấn của ông Kissinger được đăng tải, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết, hai máy bay ném bom H-6, 7 máy bay quân sự khác của Trung Quốc, đã xâm nhập vùng phòng không phía nam của hòn đảo.

Vào tháng 10 năm nay, Ngoại trưởng Đài Loan Ngô Chiêu Nhiếp khi trả lời phỏng vấn Đài ABC đã cảnh báo, nguy cơ xung đột vũ trang với Trung Quốc đang “cận kề”, đồng thời kêu gọi Úc chia sẻ thông tin tình báo và nhấn mạnh, Đài Loan sẽ “tự vệ đến cùng” trong trường hợp bị tấn công. 

 

Trung Quốc yêu cầu các công ty Đài Loan phải chọn bên

image.png
 

Tân Hoa xã, hôm thứ Hai (22/11), đưa tin, Far East Group của Đài Loan đã chính thức bị điều tra vì một loạt vi phạm pháp luật và quy định của Trung Quốc. Cùng ngày, Reuters cho hay, chính phủ Trung Quốc yêu cầu các công ty Đài Loan hoạt động tại Trung Quốc cần vạch ra ranh giới giữa họ và những người ủng hộ Đài Loan độc lập.

Theo Tân Hoa Xã, các cơ quan thực thi pháp luật tại 5 tỉnh, thành phố gồm Thượng Hải, Giang Tô, Giang Tây, Hồ Bắc, Tứ Xuyên đã tiến hành kiểm tra và phát hiện các doanh nghiệp dệt sợi hóa học và xi măng do Far East Group Đài Loan đầu tư tại địa phương có hàng loạt vi phạm.

Cơ quan ngôn luận của CCP cho biết, các công ty liên quan đến Far East Group thừa nhận rằng họ đã vi phạm pháp luật và các quy định, nói rằng họ đã nộp hoặc đang nộp tiền phạt và thuế theo đúng thủ tục. Việc điều tra các hành vi vi phạm pháp luật và các quy định đối với Far East Group vẫn đang được tiến hành.
Far East Group bắt đầu thực hiện một loạt các dự án đầu tư vào Trung Quốc từ nhiều năm trước.

Theo Caixun, Far East Group đã tiếp quản chuỗi Cửa hàng bách hóa Pacific Sogo với 9 cửa hàng tại Trung Quốc vào năm 2002. Từ năm 2005, Far East Group liên tục đầu tư vào nhiều địa phương ở Trung Quốc.

Năm 2010, tổng doanh thu bán lẻ của Far East Group từ các cửa hàng bách hóa của Trung Quốc đạt 5,6 tỷ NDT (gần 900 triệu USD). Vào thời điểm đó, Xu Xudong, chủ tịch của Far East từng nói về tham vọng mở thêm 15 cửa hàng trong 10 năm để tập đoàn này trở thành một thực thể lớn ở Trung Quốc.

Tuy nhiên thời gian qua, các cửa hàng bách hóa của Far East Group liên tục thua lỗ. Sau khi đánh giá tổng thể, họ buộc phải đóng cửa một số cửa hàng khi mức lỗ lũy kế mà họ đối mặt lên tới gần 9 tỷ NDT.

Vào cuối ngày thứ Hai, trả lời câu hỏi về việc liệu sự việc đối với Far East Group có liên quan đến việc chính phủ Trung Quốc nhắm mục tiêu vào các lực lượng ủng hộ Đài Loan độc lập hay không, Văn phòng Các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc (CTAO) không đưa ra câu trả lời trực tiếp, thay vào đó, họ lặp lại những cáo buộc của Tân Hoa xã chống lại tập đoàn của Đài Loan.

Tuy nhiên, trong một phát biểu riêng biệt sau đó, CTAO nói rằng những người ủng hộ Đài Loan độc lập đe dọa hòa bình, ổn định và làm tổn hại lợi ích của người dân Trung Quốc.

Đại diện của CTAO nói: “Họ và nhà cung cấp tài chính cùng các công ty liên quan của họ phải bị trừng phạt theo quy định của pháp luật”.

CTAO cho biết thêm, Trung Quốc hoan nghênh các công ty Đài Loan, nhưng không cho phép những người ủng hộ Đài Loan độc lập kiếm tiền ở Trung Quốc.

CTAO nói: “Đa số doanh nhân và doanh nghiệp Đài Loan phải phân biệt đúng sai, giữ vững lập trường, vạch rõ ranh giới với lực lượng ly khai đòi độc lập Đài Loan và có những hành động thiết thực để duy trì sự phát triển hòa bình của quan hệ hai bờ eo biển”.

Chính phủ Đài Loan vẫn chưa đưa ra bình luận về sự việc này.

Đài Loan thường xuyên tuyên bố rằng họ là một quốc gia độc lập và Bắc Kinh không có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của họ cũng như gây áp lực đối với họ.

 

Cuốn sách gây chấn động quyền lực của Bắc Kinh sẽ được dịch ra nhiều thứ tiếng

 
 

Đoạn Vĩ Hồng, một phụ nữ Trung Quốc giàu có được mệnh danh là bao tay trắng của Ôn Gia Bảo, đã mất tích nhiều năm. Cuốn hồi ký “Cò quay đỏ” (Red Roulette) do chồng cũ của bà là Thẩm Đông viết, sau 4 năm sáng tác, đã được phát hành tại Mỹ vào ngày 7/9. Cuốn sách tiết lộ các thế lực đỏ, cũng như các chi tiết đấu đá nội bộ và kiếm tiền của ĐCSTQ, đã thu hút sự chú ý từ mọi tầng lớp. Đài  BBC ngày 19/11 đã đăng tải nội dung cuộc phỏng vấn đầu tiên bằng tiếng Trung với Thẩm Đông, ông thẳng thắn nói, kinh doanh”mua bán lưỡi dao máu” ở Trung Quốc giống như “đi trên dây”, nếu bạn sẵn sàng chấp nhận rủi ro, thì “đó là lựa chọn của bạn.”

Đoạn Vĩ Hồng, một phụ nữ Trung Quốc giàu có cùng với chồng cũ là Thẩm Đông (ly hôn năm 2015), đã qua lại với giới quyền lực đỏ của ĐCSTQ trong một thời gian dài, lợi dụng các gia tộc quyền quý để thu được lợi nhuận khổng lồ trong ngành bất động sản, và cổ phần trong các doanh nghiệp nhà nước lớn, theo Creaders.net.

Những người liên hệ chính của hai vợ chồng Đoạn và Thẩm là Trương Bội Lị – vợ của Ôn Gia Bảo, và Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Tôn Chính Tài. Tôn bị cách chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh vào tháng 7/2017 vì tội tham nhũng và bị kết án tù chung thân vào năm sau. Đoạn Vĩ Hồng mất tích vào ngày 5/9/2017, sáu tuần sau khi Tôn Chính Tài bị bắt.

Sau nhiều năm, tung tích của bà Đoạn trở thành một bí ẩn. Chồng cũ của bà, ông Thẩm Đông quyết định viết một cuốn sách để vạch trần những cuộc tranh giành quyền lực phức tạp và những mối bất hòa trong lợi ích của quyền lực đỏ ĐCSTQ. “Cò quay đỏ” giới thiệu chi tiết các cuộc gặp riêng của bà Đoạn với những người vẫn ở đỉnh cao của chính trị Trung Quốc vào thời điểm đó, và các mối quan hệ chính trị và kinh doanh liên quan, bao gồm Trương Bội Lị – vợ của Ôn Gia Bảo, Vương Kỳ Sơn, Tập Cận Bình và Bành Lệ Viện – vợ của Tập Cận Bình ..vv..

Trước khi “Cò quay đỏ” được phát hành vào ngày 7/9 năm nay, ông Thẩm Đông cuối cùng cũng nhận được một cuộc gọi từ người vợ cũ Đoạn Vĩ Hồng. Bà cảnh báo ông qua điện thoại rằng, “những người chống lại chính phủ sẽ không có kết cục tốt đẹp. Việc xuất bản cuốn sách này có thể khiến có người bị chết”.

Cuốn sách này thu hút sự chú ý của giới truyền thông nước ngoài, ông Thẩm Đông cũng liên tục nhận lời phỏng vấn. Vào ngày 19/11, BBC đã đăng nội dung cuộc phỏng vấn đầu tiên của Thẩm Đông bằng tiếng Trung. Ngoài việc đề cập rằng, Đoạn Vĩ Hồng dường như đã đạt được một mức độ tự do nhất định, con trai của Thẩm Đông cũng có thể liên lạc với mẹ thường xuyên.

Thẩm Đông, người đã tích lũy được rất nhiều tài sản dưới chế độ ĐCSTQ, được hỏi, làm thế nào để kinh doanh trong hoàn cảnh Trung Quốc ngày nay? Ông nói rằng ở một đất nước 1,4 tỷ dân, mọi người đều sống trong một môi trường khác nhau và có những cơ hội khác nhau, “vài năm trước, tôi đã thảo luận rất nhiều với một số người ở Trung Quốc. Mọi người đều có quan điểm khác nhau về những thay đổi sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền”.

Thẩm Đông, nói, nếu bạn vẫn có thể kiếm được tiền và kiếm tiền là mục tiêu của bạn, thì hãy tiếp tục làm, nhưng ông cũng nhắc nhở rằng, bản chất của ĐCSTQ là gì, bạn phải hiểu bản chất này, bản chất này, bất kể là làm ăn lớn hay nhỏ, cảm giác chung của mọi người là “chúng ta đều là làm kinh doanh kiểu có máu trên đao”, và đi trên dây. Nếu bạn sẵn sàng chấp nhận rủi ro, thì “đó là sự lựa chọn của bạn”.

Vì “Cò quay đỏ” hiện đang được phát hành bằng tiếng Anh, do đó một phóng viên của BBC đã hỏi, liệu nó có phát hành phiên bản tiếng Trung hay không. Ông Thẩm Đông cho biết, nhà xuất bản Đài Loan đã liên hệ với ông, và bản tiếng Trung phồn thể sẽ sớm được xuất bản ở Đài Loan. Bản tiếng Pháp và  tiếng Đức sẽ được xuất bản vào tháng 2 năm sau, Hơn nữa bản tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Thái, tiếng Iceland, v.v. cũng sẽ được phát hành.

BBC cũng đặc biệt chỉ ra rằng, Đại sứ quán Trung Quốc tại Anh đã trả lời BBC tiếng Trung về “Cò quay đỏ”, nói rằng, những cáo buộc vô cớ chống lại các nhà lãnh đạo Trung Quốc và chế độ ĐCSTQ, trong cuốn sách, là sự phỉ báng trắng trợn và hoàn toàn là bịa đặt.

 

Nhiều công ty may mặc Nhật Bản ngừng sử dụng bông Tân Cương

 
 

Trang Nikkei đưa tin, các nhà sản xuất quần áo Nhật Bản đang tẩy chay bông ở Tân Cương (Trung Quốc), trong bối cảnh các báo cáo về tình trạng lao động cưỡng bức và vi phạm nhân quyền gia tăng trong khu vực.

Nối tiếp Mizuno, một công ty sản xuất thiết bị và quần áo thể thao lớn, các nhà sản xuất quần áo khác của Nhật Bản, trong đó có Sa-ny-o Sho-kai và TSI Holdings, đã quyết định ngừng sử dụng bông Tân Cương. Động thái của các công ty có tên tuổi ở Nhật Bản có thể tạo ra hiệu ứng cho toàn bộ chuỗi cung ứng dệt may.

Sa-ny-o Sho-kai sẽ ngừng sử dụng bông Tân Cương bắt đầu từ mùa xuân hè năm 2022. Chủ tịch Shin-ji Oe của Sanyo Shokai nói với Nikkei rằng, công ty đã thu thập thông tin về các vấn đề nhân quyền ở Tân Cương, nhưng chưa thể xác minh sự thật. Ông Shin-ji nói: “Chừng nào còn nghi ngờ, chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc ngừng sử dụng bông Tân Cương”.

TSI, công ty có rất nhiều thương hiệu may mặc đã biết rằng, bông có nguồn gốc từ Tân Cương đã được sử dụng trong một số sản phẩm của mình. Tuy nhiên, công ty đã loại bỏ bông Tân Cương khỏi các sản phẩm thu đông năm nay.  

Chủ tịch TSI Tsu-yo-shi Shi-mo-ji cho biết: “Chúng tôi sẽ không sử dụng [bông Tân Cương] cho đến khi các vấn đề nhân quyền được giải quyết”.  Công ty King với thương hiệu quần áo phụ nữ Pinore, cũng đã tẩy chay bông Tân Cương.

Gunze, một nhà sản xuất đồ lót lớn, cũng đã ngừng nhập bông từ Tân Cương. Quyết định tẩy chay bông Tân Cương rất khó khăn đối với các nhà sản xuất vì họ phải đối mặt với những thách thức đối với việc quản lý chuỗi cung ứng và phát triển sản phẩm. Nhưng các công ty của Nhật Bản buộc phải làm như vậy trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng phản ứng dữ dội về thông tin người Duy Ngô Nhĩ đang bị sử dụng cưỡng bức lao động ở khu Tân Cương, Trung Quốc.

Trung Quốc là nước trồng bông lớn thứ hai thế giới, trong đó, Tân Cương chiếm 80% đến 90% sản lượng bông của cả nước. Nhiều nhà điều hành ngành cho rằng không thể loại bỏ hoàn toàn bông Tân Cương khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu. Một số nhà sản xuất quần áo Nhật Bản, bao gồm cả nhà sản xuất đồ lót phụ nữ Charle, đang giảm sử dụng số lượng bông Tân Cương.

 

CEO Roscosmos: Nga sẽ có Internet phát ra từ vũ trụ vào năm 2024

image.png


Ông Dmitry Rogozin, Giám đốc điều hành (CEO) Roscosmos, cho biết chương trình Sphere sẽ giúp Nga hiện thực hóa việc sử dụng mạng Internet phát ra từ vũ trụ vào năm 2024. 

Tập đoàn nhà nước Roscosmos đã nhận được các khoản ngân sách đầu tiên của chương trình Sphere để nghiên cứu và phát triển mạng Internet ngoài vũ trụ, và sẽ được giải ngân tiếp 95,1 triệu USD trong năm 2022.

“Nếu tiến độ theo như kế hoạch đề ra, thì Nga sẽ có mạng Internet phát ra từ vũ trụ vào năm 2024”, ông Rogozin cho hay.

Theo ông Rogozin, số tiền này sẽ được dùng để phát triển 2 mẫu tàu vũ trụ Skif và Marathan. Một chiếc sẽ được phóng vào không gian năm 2022 và chiếc còn lại là vào năm 2023.

Lần giải ngân thứ 2 sẽ phục vụ cho việc mua sắm các phương tiện vận tải nhằm đưa các vệ tinh liên lạc Express-RV vào vũ trụ trong năm 2024.