Ngày 26/11, Bỉ thông báo đã phát hiện ca đầu tiên nhiễm siêu biến thể B.1.1.529 của virus SARS-CoV-2. Đây là quốc gia châu Âu đầu tiên ghi nhận ca nhiễm loại biến thể mới, theo Reuters.
Phát biểu tại họp báo, Bộ trưởng Y tế Bỉ Frank Vandenbroucke cho biết: “Chúng tôi đã xác nhận một ca nhiễm biến thể này”.
B.1.1.529 là biến thể mới nhất được phát hiện đầu tiên ở Nam Phi ngày 25/11. Loại biến thể có số lượng đột biến rất cao này cũng đã được phát hiện ở Botswana và Hong Kong.
B.1.1.529 khiến các nhà khoa học lo ngại vì nó có thể tránh được phản ứng miễn dịch của cơ thể và có khả năng lây nhiễm cao.
Lo ngại về tác động của siêu biến thể trên, Đan Mạch đã ra lệnh cấm thực hiện các chuyến đi không thiết yếu đến Nam Phi và các nước châu Phi khác nhằm.
Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Tây Ban Nha Carolina Darias cho biết nước này sẽ quyết định hạn chế các chuyến bay từ Nam Phi và Botswana.
Thông báo trên được đưa ra sau khi Ủy ban châu Âu (EC) khuyến cáo một lệnh cấm trên toàn châu Âu đối với người đến và đi Nam Phi do số ca nhiễm biến thể B.1.1.529 tại Nam Phi đang tăng nhanh.
Quyết định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt tên cho biến thể dịch viêm phổi Vũ Hán là ‘Omicron’ đã khiến một số người không khỏi hoài nghi, vì theo sơ đồ đặt tên bảng chữ cái Hy Lạp, các biến thể tiếp theo phải là ‘Nu’ và sau đó là ‘Xi’. Từ “Xi” là phiên âm của từ “Tập”, tên phiên âm của ông Tập Cận Bình là “Xi Jinping”.
Omicron, được WHO đặt tên vào hôm 16/11, là tên gọi chung cho biến thể của virus SARS-CoV-2 có tên khoa học là B.1.1.529. WHO liệt kê năm “biến thể đáng quan tâm” khác và hai “biến thể quan tâm” khác, với biến thể cuối cùng được đặt tên là 'Mu.'
Các nhà quan sát tinh mắt đã lưu ý rằng bằng cách sử dụng ‘Omicron’, WHO đã bỏ qua cả ‘Nu’ và chữ cái tiếp theo trong bảng chữ cái Hy Lạp, ‘Xi’.
Trong khi WHO chưa đưa ra lời giải thích chính thức, một quan chức giấu tên với nhiều nhà báo cho biết sự lựa chọn thực sự là có chủ ý: Nu sẽ bị nhầm lẫn với từ "mới" và Xi để "tránh kỳ thị một khu vực", theo một biên tập viên cao cấp tại tờ báo Telegraph của Anh.
Một nhà báo của tờ Washington Examiner cung cấp chi tiết hơn, trích lời quan chức WHO nói rằng Xi là “tên họ phổ biến & các cách thức tốt nhất của WHO trong việc đặt tên bệnh là tránh gây xúc phạm đến bất kỳ cơ quan văn hóa, xã hội, quốc gia, khu vực, nghề nghiệp nào & các nhóm dân tộc nào."
Trong khi các ca đầu tiên của corona virus mới được ghi nhận ở Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, Bắc Kinh đã bác bỏ lý thuyết "rò rỉ phòng thí nghiệm" về nguồn gốc của nó, và đổ lỗi virus này là từ Mỹ.
WHO đã đặt tên cho virus là SARS-CoV-2 và căn bệnh do virus này là Covid-19 gây ra. Đến tháng 5/2021, tổ chức đã thông qua quy ước đặt tên theo bảng chữ cái Hy Lạp cho các biến thể và chủng virus, để tránh cái mà tổ chức này gọi là hành vi "kỳ thị và phân biệt đối xử" khi đặt tên chúng theo nơi chúng được phát hiện lần đầu tiên.
Cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley đã kêu gọi Tổng thống Biden tẩy chay Thế vận hội Mùa đông ở Trung Quốc vào năm tới, bà nói rằng “[chính quyền của] quốc gia này còn nguy hiểm hơn cả Đức Quốc xã”, theo News.
Trong một bình luận hôm thứ Ba (23/11), bà Hayley đặt câu hỏi: “Nếu Hoa Kỳ biết trước việc Đức Quốc xã sau này sẽ trở thành gì, thì nước này có tham gia Thế vận hội Mùa hè Berlin 1936 được không?”
Nữ quan chức thời chính quyền Trump nói: “Đây không phải là một câu hỏi lịch sử, câu trả lời là trực tiếp liên quan đến Thế vận hội mùa đông sẽ được tổ chức tại Trung Quốc vào năm tới”.
Theo Newsmax, cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nicky Hayley đã chỉ ra rằng: “ĐCSTQ ngày nay rõ ràng là nguy hiểm hơn Đức Quốc xã năm 1936”. Bà cũng nói: “Vào thời điểm đó, Hoa Kỳ và thế giới tự do chưa hoàn toàn nắm chắc được kế hoạch của Adolf Hitler”.
Hayley nói rằng mặc dù Churchill đã nhìn thấy những gì sắp xảy ra, nhưng thế giới tự do có đủ “sự lạc quan ngốc nghếch” để mang lại cho Hitler một chiến thắng tuyên truyền tại Đại hội Thể thao Berlin”.
Cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc tin rằng việc Hoa Kỳ tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh sẽ “gửi một thông điệp rõ ràng và không thể nhầm lẫn rằng sự chuyên chế và đe dọa của ĐCSTQ là không thể chấp nhận được và phải chịu hậu quả cho hành động của mình”.
“Chúng ta biết ĐCSTQ là gì. Chúng ta biết ĐCSTQ đang làm gì. Các nhà lãnh đạo của thế giới tự do không nên giao chiến thắng mang tính biểu tượng mạnh mẽ cho chế độ độc ác đó. Một quốc gia tự do nhất trong lịch sử nhân loại, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ không nên làm như vậy. Vì vậy Hoa Kỳ phải tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh 2022”, bà Haley nói thêm.
Theo Daily Beast, các tin tặc Triều Tiên đang chịu áp lực to lớn trong việc kiếm tiền cho đất nước và hiện đang nhắm mục tiêu vào các tin tặc Trung Quốc, với hy vọng đánh cắp các công cụ và kỹ thuật hack tốt hơn từ “đồng nghiệp” nước láng giềng.
Một nghiên cứu của công ty bảo mật thông tin CrowdStrike cho hay, tin tặc Triều Tiên đã bẫy người Trung Quốc truy cập vào các đường link và tải một số tài liệu cài mã độc.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, tin tắc Triều Tiên tấn công trực tiếp các nhà nghiên cứu an ninh và đánh cắp các chiến thuật hack của tin tặc Trung Quốc.
Trước đó, Google đã công bố các cuộc điều tra rằng tin tặc Triều Tiên đã lên kế hoạch cẩn thận vào đầu năm nay để thiết lập các blog nghiên cứu bảo mật giả mạo, các công ty giả mạo và tài khoản Twitter giả mạo nhằm cố gắng xâm nhập và thu thập thông tin tình báo về công tác an ninh mạng mới nhất của các nhà nghiên cứu an ninh thông tin. Họ sử dụng các bí danh như Billy Brown và Guo Zhang để tấn công các nhà nghiên cứu thông qua Twitter, LinkedIn, Telegram, Discord, Keybase và email, đồng thời cài đặt phần mềm độc hại có thể ăn cắp các tệp máy tính.
Nghiên cứu của CrowStrike chỉ ra rằng nhóm hacker Triều Tiên đặc biệt quan tâm đến cái gọi là “lỗ hổng zero-day.” Đó là các lỗ hổng bảo mật phần mềm hoặc phần cứng mà các công ty sản xuất không biết hoặc không có thời gian để sửa chữa. Tin tặc Trung Quốc là những chuyên gia trong lĩnh vực này. Theo nghiên cứu của công ty bảo mật thông tin FireEye, trong 10 năm qua, tin tặc Triều Tiên chỉ sử dụng 3 lỗ hổng zero-day, nhưng Trung Quốc đã sử dụng tới 20 lỗ hổng, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
Triều Tiên nhiều khả năng đang muốn vượt lên Trung Quốc trong “lĩnh vực” khai thác “lỗ hồng zero-day”. Công ty bảo mật thông tin Mandiant chỉ ra rằng kể từ báo cáo đầu tiên của họ về “lỗ hổng zero-day”, số lượng “lỗ hổng zero-day” bị khai thác đã tiếp tục tăng lên, đạt 76 vào tuần trước.
Washingtonpost đưa tin, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã cáo buộc tỷ phú Rinat Akhmetov “cấu kết với người Nga” âm mưu đảo chính vào tháng 12.
Trong cuộc họp báo ngày 26/11, Tổng thống Zelensky nói rằng các quan chức Ukraine đã nhận được thông tin về cuộc đảo chính dự kiến diễn ra ngày 1-2/12.
Zelensky nói: “Chúng tôi có băng ghi âm cuộc họp bàn về đảo chính giữa một số người Nga với Rinat Akhmetov”.
Akhmetov là tỷ phú giàu nhất Ukraine với tài sản ròng ước tính hơn 7 tỷ USD. Zelensky nói vị tỷ phú này đang chi hàng tỷ USD cho “nỗ lực thay đổi chế độ”. Tuy nhiên, Zelensky cho rằng Akhmetov sẽ không trực tiếp tham gia đảo chính.
“Tôi tin rằng Akhmetov đang bị lôi kéo vào cuộc chiến chống Ukraine. Đây là một sai lầm lớn vì ông không thể chống lại người dân nước mình”, Zelensky nói và cho biết các mối đe dọa trong nước “cấp bách hơn nhiều nguy cơ xảy ra xung đột quân sự với Nga”.
Truyền thông Ukraine gần đây đã đưa tin về quan hệ ngày càng căng thẳng giữa Tổng thống Zelensky và tỷ phú Akhmetov.
Ông Zelensky được cho là đang thực hiện chiến dịch “chống tài phiệt” nhằm hạn chế ảnh hưởng chính trị của những người giàu nhất Ukraine.
Akhmetov là tỷ phú trong lĩnh vực khai thác than và sản xuất thép, đồng thời sở hữu một số hãng truyền thông tại Ukraine. Những hãng truyền thông này gần đây đã gia tăng chỉ trích Tổng thống Zelensky và chính quyền của ông.
Vision Times cho hay, Hồ Cẩm Đào, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, từng bị ám sát hụt 3 lần. Lần bị ám sát hụt đáng chú ý nhất diễn ra sau khi ông Hồ lên cầm quyền được ít năm. Vụ ám sát gây rúng động này đã được truyền thông Hong Kong đưa tin.
Vào đầu tháng 5/2006, trong khi đang thị sát Hạm đội Bắc Hải tại vùng biển Hoàng Hải với tư cách Chủ tịch Quân ủy, thì tàu của ông Hồ Cẩm Đào bất ngờ bị hai tàu chiến Trung Quốc cùng lúc nã đạn. 5 lính hải quân trên tàu bị chết, nhưng ông Hồ may mắn không bị thương tích.
Sau đó chiếc tàu khu trục chở ông Hồ ngay lập tức quay đầu và nhanh chóng chạy khỏi khu vực tập trận của Hạm đội Bắc Hải. Để tránh bị ám sát một lần nữa, ông Hồ chuyển sang đi trực thăng và bay trở lại căn cứ Thanh Đảo, sau đó đến Vân Nam. Một tuần sau khi bị ám sát hụt, ông Hồ Cẩm Đào mới trở lại Bắc Kinh.
Cuộc điều tra sau đó cho thấy, Tư lệnh Hải quân vào thời điểm đó là Trương Đình Phát đã ra lệnh tấn công ông Hồ.
Ông Trương là một nhân vật thân tín nhất của ông Giang Trạch Dân trong quân đội. Vài tháng sau vụ việc, Trương đột ngột qua đời tại một bệnh viện ở Bắc Kinh.
Sau khi Trương Định Phát qua đời, không có lời chia buồn, không có điếu văn, và hầu hết các phương tiện truyền thông chính thức ở Trung Quốc không đưa tin tức về cái chết của ông Trương.
Chỉ duy nhất tờ “Nhân dân hải quân” đăng một đoạn ngắn vỏn vẹn 33 chữ thông báo về cái chết của Trương, cho biết ông qua đời vì bệnh nặng ở tuổi 63.
Ngay khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, ông cũng đã bị phe cánh của Giang Trạch Dân nhiều lần ám sát hụt.
Tờ “Oriental Daily” của Hồng Kông trước đây đã từng dẫn lời các nguồn tin cấp cao thân cận ở Trung Nam Hải cho biết, Cựu Bộ trưởng Công an Trung Quốc Chu Vĩnh Khang đã âm mưu ám sát Tập Cận Bình ít nhất hai lần trước và sau cuộc họp Bắc Đới Hà vào tháng 8 năm 2012.
Lần thứ nhất, người của ông Chu đặt một quả bom hẹn giờ trong phòng họp nơi ông Tập sẽ có mặt, lần thứ hai ông Chu sắp xếp người tiêm thuốc độc ông Tập trong khi ông Tập khám sức khỏe tại bệnh viện 301.
Vào tháng 9 năm 2021, các phương tiện truyền thông đại lục đã đăng một bài viết ám thị rằng phe cánh của Giang Trạch Dân từng có kế hoạch ám sát Tập Cận Bình. Cụ thể, các thân tín của Giang là Cục trưởng Cục Công an tỉnh Giang Tô, La Văn Tiến, và cựu đội trưởng Văn phòng Sở Cảnh sát Hình sự Giang Tô, đã lập kế hoạch ám sát ông Tập.
Nhà báo kỳ cựu Nhật Bản, Hiroyuki Noguchi, đã viết một bài bình luận tiết lộ rằng ông Tập Cận Bình từng bị ám sát hụt nhiều lần.