Tại sao lại có sự khác biệt giữa cách xử lý cán bộ khi cùng vi phạm 1 lỗi phát ngôn trên mạng xã hội của Đức Hải – Hàn Ni, Đức Hiển?
Nam danh hài Đức Hải từng phát ngôn với lời lẽ thô tục trên facebook cá nhân chính chủ. Sau đó, Hiệu trưởng Trường CĐ VHNT & DL SG đã ký quyết định kỷ luật theo hình thức nặng nhất, là miễn nhiệm chức vụ phó hiệu trưởng đối với Đức Hải. Quyết định này chứng tỏ Trường đã nghiêm túc lắng nghe ý kiến từ phía cộng đồng mạng, đồng thời răn đe, chấn chỉnh những cán bộ do trường quản lý, không nên phát ngôn bừa bãi trên mạng xã hội, dù là với tư cách cá nhân.
Còn với Hàn Ni, cũng là người làm việc trong cơ quan Nhà nước, cơ quan truyền thông của 1 TP lớn nhất cả nước. Bà ta cũng lên mạng xã hội phát ngôn bừa bãi, thiếu căn cứ, không chỉ một, mà rất nhiều lần trên cả Facebook và Youtube. Nhưng tại sao, cách giải quyết của cơ quan chủ quản lại hoàn toàn khác?
Ngày 25/11/2021, báo SGGP nhận được đơn thưa của bà Nguyễn Phương Hằng thì không xử lý mà lại đẩy trách nhiệm cho CA TP:
“Chúng tôi nhận thấy, việc bà Đặng Thị Hàn Ni tham gia mạng xã hội Facebook, Youtube là “với tư cách cá nhân”, thực hiện mục đích cá nhân, không phải việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo sự phân công của Báo Sài Gòn Giải Phóng”.
Nếu Hàn Ni không dùng Facebook có danh xưng “Nhà báo Hàn Ni” có tích xanh chính chủ, và kênh Youtube “Nhà báo Luật sư”, thì cư dân mạng có trao niềm tin cho bà không? Nếu chỉ đơn độc mỗi cái tên Hàn Ni, liệu bà ta có được 167.000 follow? Liệu kênh youtube của bà ta có đạt hơn 70.000 lượt đăng ký?
Từ đây chúng ta có thể kết luận: Hàn Ni rõ ràng đang lợi dụng vị thế xã hội trong cơ quan Nhà nước cụ thể là phóng viên Báo SGGP để dẫn dắt dư luận theo ý chủ quan của bà ta.
Vậy tại sao Báo SGGP lại nói là không có liên quan???