ĐIỂM TIN THẾ GIỚI 7/12 - Nam Giang tổng hợp

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI 7/12 - Nam Giang tổng hợp
12/07/2021

KBCHNTV thông báo: Kênh youtube của KBCHNTV được chuyển về  https://youtube.com/channel/UCv9DjIrfwPI2NL1FzGTlwfA/

https://www.youtube.com/channel/UCUYHCuct76okHEUw0epaGtg (Ca sĩ Lệ Hằng)

 

Dân biểu Cộng hòa từ chức để trở thành Giám đốc điều hành của Công ty Truyền thông Trump

image.png

Dân biểu Cộng hòa Devin Nunes (California) sẽ rời Quốc hội Mỹ để tham gia một liên doanh truyền thông do cựu Tổng thống Donald Trump hậu thuẫn, công ty cho biết.

Trong một thông cáo báo chí, Tập đoàn Công nghệ & Truyền thông Trump (Trump Media & Technology Group -TMTG) cho biết: “Ông Nunes sẽ rời Hạ viện Hoa Kỳ và sẽ bắt đầu vai trò mới là Giám đốc điều hành của TMTG vào tháng 1 năm 2022”. Dân biểu Nunes vốn là thành viên cấp cao của đảng Cộng hòa trong Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ.

TMTG là một công ty khởi nghiệp về mảng xã hội. Hôm 4/11, công ty đang ở giai đoạn bắt đầu này cho biết, họ đã nhận được cam kết trị giá 1 tỷ USD từ một nhóm các nhà tài trợ và nhà đầu tư không xác định. Nhiều tháng trước đó, cựu Tổng thống Trump tuyên bố sẽ tạo ra một nền tảng được gọi là “Truth Social”, dự kiến sẽ chính thức ra mắt vào khoảng năm 2022.

Bản thông cáo có bao gồm bình luận của cả Tổng thống Trump và Dân biểu Nunes xác nhận việc rời Hạ viện của ông. Ông Nunes là một nghị sĩ đã trải qua 10 nhiệm kỳ tại Quốc hội Mỹ.

Xác nhận việc bản thân sẽ rời Quốc hội Mỹ, ông Nunes nói: “Đã đến lúc phải mở lại Internet và cho phép các ý tưởng và biểu đạt tự do mà không cần kiểm duyệt. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã biến giấc mơ Internet thành hiện thực và đây sẽ là một công ty Mỹ phục hồi giấc mơ ấy. Tôi rất khiêm tốn và rất vinh dự khi Tổng thống Trump đã yêu cầu tôi lãnh đạo sứ mệnh và đội đẳng cấp thế giới sẽ thực hiện lời hứa này”.

Dân biểu Nunes cũng nói với các cử tri rằng, ông sẽ rời Quốc hội Mỹ vào cuối năm 2021. Vị nghị sĩ của đảng Cộng hòa nêu rõ: “Gần đây, tôi đã được trao cho một cơ hội mới để đấu tranh cho những vấn đề quan trọng nhất mà tôi tin tưởng. Tôi viết thư này để cho các bạn biết rằng, tôi đã quyết định theo đuổi cơ hội này và do đó tôi sẽ rời Hạ viện vào cuối năm 2021. Hãy yên tâm, bằng mọi cách, tôi chưa từ bỏ cuộc chiến tập thể của chúng ta — tôi sẽ chỉ theo đuổi nó thông qua các cách khác”.

Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump ở Nhà Trắng, Dân biểu Nunes là một trong những đồng minh chính tại Quốc hội Mỹ của ông. Ông Nunes đã bảo vệ tổng thống trước những tuyên bố do đảng Dân chủ dẫn đầu, khi đảng này khẳng định ông Trump đã thông đồng với chính phủ Nga trong cuộc bầu cử năm 2016. Dân biểu Nunes cũng bảo vệ tổng tư lệnh khi Ủy ban Tình báo Hạ viện - do Dân biểu Dân chủ Adam Schiff (California) đứng đầu - đã khởi động một cuộc điều tra luận tội ông Trump vào cuối năm 2019.

Đầu năm nay, sau khi hàng loạt các cá nhân nổi tiếng bị loại bỏ trên nền tảng Twitter, Dân biểu Nunes nói với Newsmax rằng, những người cánh hữu cần các lựa chọn thay thế cho các nền tảng mạng xã hội lớn. Các nền tảng này vốn từ lâu đã bị cáo buộc nhắm mục tiêu vào những người thuộc phe cánh hữu.

Dân biểu Nunes nhận xét: “Chúng tôi sẽ phải quay trở lại mạng xã hội và tránh xa Google, Fakebooks và Twitters. Tôi nghĩ nó đang xảy ra. Tôi vừa cắt tóc hôm nay và mọi người ở đó đã nói về những thách thức với mạng xã hội và các phương tiện truyền thông lớn”.

 

CDC Mỹ cảnh báo nguy cơ rủi ro cao nhất về Covid-19 tại Pháp, Bồ Đào Nha và 5 quốc gia khác

image.png

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã nâng mức tư vấn du lịch cho Pháp, Bồ Đào Nha và 5 quốc gia khác lên “Mức 4: Mức rất cao của COVID-19”; đó là mức phân loại cao nhất cho nguy cơ COVID-19. Cảnh báo của CDC nhằm tư vấn cho người Mỹ để tránh đi du lịch đến những điểm đến này.

Các điểm đến mà CDC đã đánh dấu Cấp độ 4 là Pháp, Bồ Đào Nha, Andorra và Liechtenstein ở Châu Âu, Síp và Jordan ở Trung Đông, và Tanzania ở Đông Phi. Các quốc gia trong danh mục này đã có tỷ lệ nhiễm Covid-19 trên 500 trường hợp/100.000 người trong 28 ngày qua.

Trong các nước này, 06 nước Âu và Trung Đông trước đây nằm trong Cấp độ 3 của CDC, trong khi Tanzania được xếp hạng “không xác định”.

CDC khuyến cáo cần phải tiêm đủ vaccine phòng Covid-19 nếu mọi người phải đi du lịch đến những địa điểm này. Cơ quan này khuyến nghị: “Đừng đi du lịch quốc tế cho đến khi bạn đã được tiêm chủng đầy đủ.”

Cho tới nay, đã có hơn 80 quốc gia được liệt kê trong danh mục rủi ro Cấp độ 4 của CDC đối với COVID-19 tính đến ngày 6 tháng 12.

CDC nhấn mạnh rằng: “Du khách được tiêm phòng đầy đủ ít có khả năng bị nhiễm và lây lan COVID-19 và các biến thể. "

Riêng biệt, vào ngày 3/12, CDC đã công bố các quy tắc yêu cầu tất cả khách du lịch muốn nhập cảnh vào Hoa Kỳ phải xét nghiệm âm tính với COVID-19; thời hạn xét nghiệm trong vòng một ngày kể từ ngày khởi hành. Quy định này có hiệu lực từ 6/12/2021. Những người đã phục hồi sau COVID-19 trong 90 ngày qua và có giấy tờ chứng minh cũng được nhập cảnh, theo trình tự kiểm tra của CDC. Như vậy, điều kiện nhập cảnh vào Hoa Kỳ không chỉ là  tiêm vaccine; mà còn là xét nghiệm âm tính với Covid-19. 

Các hành động của CDC diễn ra trong bối cảnh một biến thể COVID-19 mới được phát hiện có tên là Omicron, được Nam Phi báo cáo với Tổ chức Y tế Thế giới vào cuối tháng 11/2021. 

Biến thể mới đã gây ra một loạt các hạn chế đi lại bởi hàng chục các quốc gia. Các quốc gia đang tìm cách kiềm chế sự lây lan của Omicron với hy vọng các nhà khoa học có thêm thời gian nghiên cứu kỹ hơn về độc tính và đặc tính của biến thể mới này.

 

Đức Tiết lộ ‘Kho vũ khí tấn công mạng quy mô lớn’ của ĐCSTQ

 
Sound of hope đưa tin, một tài liệu mật của “Văn phòng Liên bang về bảo hộ Hiến pháp” (BFV), Đức, cho biết hacker của chính quyền Trung Quốc sở hữu một “kho vũ khí tấn công mạng quy mô lớn”.

Tờ Deutsche Welle vào ngày mùng 4/12 chỉ ra rằng báo cáo của BFV đã cho thấy các cuộc tấn công của hacker Trung Quốc cố gắng nhắm mục tiêu vào email riêng tư của các nghị sĩ liên bang và các nhóm chính trị” ở Đức, đồng thời cũng nhắm mục tiêu vào email và trang web của các đảng phái chính trị, cũng như nhân viên quốc phòng liên bang và chính phủ.

Nữ chính trị gia Margarete Bause nói rằng BFV đã cảnh báo bà về âm mưu tấn công không chỉ liên quan đến quốc hội và địa chỉ email của nhân viên của bà, mà còn cả email của cá nhân, bạn bè và thành viên gia đình bà.

Đây không phải là lần đầu tiên BFV cảnh báo về tin tặc Trung Quốc. Vào cuối năm 2019, BFV đã cảnh báo các công ty Đức về các cuộc tấn công mạng của hacker Trung Quốc, bao gồm cả những cuộc tấn công vào các công ty lớn ở Đức như BASF, Siemens và Henkel.

Ngoài ra, vào năm 2014, Der Spiegel đưa tin rằng trước hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nga vào tháng 9 năm 2013, một số quan chức cấp cao của chính phủ Đức và một số giám đốc ngân hàng cấp cao đã nhận được email có vi rút và “phần mềm gián điệp”. Các thông tin tình báo do gián điệp thu thập được đã được gửi tới Trung Quốc. BFV cũng đã chỉ ra rằng các máy tính của chính phủ Đức đã bị tấn công mạnh vào năm 2010, một nửa trong số đó đến từ Trung Quốc.

Mùa hè này, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và một số quốc gia thuộc Liên minh Châu u đã cùng lên án Đảng Cộng sản Trung Quốc về các cuộc tấn công mạng đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại và thông tin về các bệnh truyền nhiễm.

Hoa Kỳ nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sử dụng tin tặc để tiến hành các hoạt động tấn công mạng nhằm duy trì quyền lợi cho tổ chức này. Trong khi Anh cáo buộc Đảng Cộng sản Trung Quốc thao túng các nhóm tội phạm để tiến hành “các cuộc tấn công thâm nhập”.

 

Báo cáo: 17 nước dùng thiết bị Huawei để phong tỏa Internet

image.png

Top10VPN, một cơ quan nghiên cứu chuyên sâu về Internet đã công bố một báo cáo cho thấy, ngoài Trung Quốc, trên thế giới có 68 quốc gia sử dụng thiết bị và công nghệ giám sát của Huawei - gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc. Trong đó, 17 nước dùng Huawei để chặn các trang web và bài phát biểu. Ngoài ra, còn có 13 "thành phố an toàn" sử dụng hệ thống giám sát của Huawei.

Báo cáo này được công bố vào tháng 8 năm nay trên trang web của "Top10VPN", cơ quan nghiên cứu chuyên sâu về VPN (mạng riêng ảo), quyền kỹ thuật số và an ninh mạng. Báo cáo này ngày càng có ảnh hưởng rộng rãi.

Hai tác giả của báo cáo lần lượt là ông Valentin Weber, nghiên cứu sinh tiến sĩ về an ninh mạng và quan hệ quốc tế của Đại học Oxford, Anh và ông Vasilis Ververis, nghiên cứu sinh tiến sĩ, chuyên nghiên cứu về việc triển khai kỹ thuật kiểm duyệt và giám sát Internet của Đại học Berlin Humbold (Đức).

Huawei giúp phong tỏa Internet và ngôn luận của 17 quốc gia khác

Báo cáo của hai tác giả cho thấy, thiết bị giám sát của Huawei trải dài khắp Trung Quốc ra toàn thế giới. Nếu tính cả Trung Quốc thì trên thế giới có 1.799 thiết bị giám sát Huawei đang hoạt động tại 69 quốc gia. Ngoài Trung Quốc, ít nhất có 17 quốc gia đang sử dụng thiết bị và công nghệ của Huawei để chặn các trang web và kiểm duyệt ngôn luận.

17 quốc gia này bao gồm Afghanistan, Bangladesh và Pakistan ở châu Á; Oman và Thổ Nhĩ Kỳ ở Trung Đông; Burundi, Ai Cập, Nigeria, Senegal và Nam Phi ở Châu Phi; Colombia, Cuba, Mexico và Paraguay ở Châu Mỹ La-tinh; thậm chí cả các nước Châu Âu như Đức, Ý và Tây Ban Nha.

Mục đích sử dụng công nghệ giám sát của Huawei ở những quốc gia có sự khác biệt. Ở Afghanistan, Cuba và Ai Cập, các trang web tin tức và kênh truyền thông “nhạy cảm” bị chặn; ở Pakistan, Paraguay, Thổ Nhĩ Kỳ, Oman và Tây Ban Nha, những trang web liên quan đến đồng tính và người chuyển giới (LGBTQIA +) bị chặn. Ở Nigeria, Cuba và Afghanistan hạn chế quyền truy cập vào các trang web thúc đẩy dân chủ chính trị và xã hội.

Huawei xây dựng “thành phố an toàn” cho 13 thành phố ở các nước khác

Công nghệ và thiết bị giám sát của Huawei không chỉ được sử dụng để hạn chế và chặn những trang web có nội dung “nhạy cảm”, mà nó còn tham gia vào việc tạo ra "thành phố an toàn" (safe city) ở ít nhất 13 thành phố bên ngoài Trung Quốc. Báo cáo xác nhận 13 “thành phố an toàn này” đã ở trạng thái bán hoạt động.

Các thành phố này bao gồm: Singapore ở châu Á, Dushanbe ở Tajikistan, Islamabad ở Pakistan, Kuwait City ở Kuwait, Manila ở Philippines, v.v.

Theo báo cáo, “thành phố an toàn” là một trong những giải pháp giải quyết an toàn công cộng chính của Huawei. Nó sử dụng thiết bị Internet Vạn Vật (IoT) để giúp cảnh sát làm việc. Điều này cũng thể hiện một khía cạnh cốt lõi của "Công trình Kim Thuẫn", dự án kiểm duyệt và giám sát được điều hành bởi Bộ Công an ĐCSTQ.

Các nhà hoạt động về quyền riêng tư kỹ thuật số lo lắng rằng, "thành phố an toàn" sẽ kích thích tăng cường việc giám sát, do đó gây tổn hại đến quyền con người.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, có 14 công ty Trung Quốc được kết nối với Công trình Kim Thuẫn của ĐCSTQ. Tất cả những công ty này đều có hoạt động kinh doanh ở nước ngoài, trong đó 10 công ty có quan hệ thương mại với các công ty Mỹ.

7 công ty Mỹ tham gia công trình giám sát “Kim Thuẫn” của ĐCSTQ

Báo cáo cũng cho thấy, 7 công ty công nghệ Mỹ đã tham gia công trình giám sát "Kim Thuẫn" do ĐCSTQ thực thi trên khắp Trung Quốc, nhằm "cung cấp những thiết bị quan trọng cho các sở cảnh sát trên khắp Trung Quốc".

7 công ty của Mỹ bao gồm Microsoft, Oracle, Dell, Cisco, Intel, Cognitech và Nvidia.

Báo cáo chỉ ra rằng, một số giao dịch của các công ty Mỹ này với hệ thống giám sát của ĐCSTQ có thể được thực hiện thông qua các công ty con và bên thứ ba. Nhưng kết quả khảo sát cho thấy, một số sản phẩm của Mỹ vẫn đang được sử dụng để quảng bá cho hệ thống giám sát quốc gia của ĐCSTQ.


Đức Tiết lộ ‘Kho vũ khí tấn công mạng quy mô lớn’ của ĐCSTQ

 

Tờ Deutsche Welle vào ngày mùng 4/12 chỉ ra rằng báo cáo của BFV đã cho thấy các cuộc tấn công của hacker TC cố gắng nhắm mục tiêu vào email riêng tư của các nghị sĩ liên bang và các nhóm chính trị” ở Đức, đồng thời cũng nhắm mục tiêu vào email và trang web của các đảng phái chính trị, cũng như nhân viên quốc phòng liên bang và chính phủ.

Nữ chính trị gia Margarete Bause nói rằng BFV đã cảnh báo bà về âm mưu tấn công không chỉ liên quan đến quốc hội và địa chỉ email của nhân viên của bà, mà còn cả email của cá nhân, bạn bè và thành viên gia đình bà.

Đây không phải là lần đầu tiên BFV cảnh báo về tin tặc TC. Vào cuối năm 2019, BFV đã cảnh báo các công ty Đức về các cuộc tấn công mạng của hacker TC, bao gồm cả những cuộc tấn công vào các công ty lớn ở Đức như BASF, Siemens và Henkel.

Ngoài ra, vào năm 2014, Der Spiegel đưa tin rằng trước hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nga vào tháng 9 năm 2013, một số quan chức cấp cao của chính phủ Đức và một số giám đốc ngân hàng cấp cao đã nhận được email có vi rút và “phần mềm gián điệp”. Các thông tin tình báo do gián điệp thu thập được đã được gửi tới TC. BFV cũng đã chỉ ra rằng các máy tính của chính phủ Đức đã bị tấn công mạnh vào năm 2010, một nửa trong số đó đến từ TC.

Mùa hè này, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và một số quốc gia thuộc Liên minh Âu Châu  đã cùng lên án Đảng Cộng sản Trung Quốc về các cuộc tấn công mạng đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại và thông tin về các bệnh truyền nhiễm.

Hoa Kỳ nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sử dụng tin tặc để tiến hành các hoạt động tấn công mạng nhằm duy trì quyền lợi cho tổ chức này. Trong khi Anh cáo buộc Đảng Cộng sản Trung Quốc thao túng các nhóm tội phạm để tiến hành “các cuộc tấn công thâm nhập”.