Các nhà phân tích cho rằng, sự tiến bộ của ngành lượng tử Trung Quốc sẽ mang lại cho quân đội Trung Quốc những lợi thế mới.
VOA đưa tin, không rõ các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát triển tính toán lượng tử tiên tiến đến đâu, tuy nhiên, báo cáo về Trung Quốc của Lầu Năm Góc trình lên Quốc hội năm 2021 cho biết, Trung Quốc “tiếp tục tìm kiếm sự dẫn đầu trong các công nghệ quan trọng có tiềm năng quân sự lớn”.
Báo cáo cũng cho biết, ưu tiên trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc là công nghệ lượng tử. Đồng thời, Trung Quốc dự định sẽ cài đặt “năng lực liên lạc được mã hóa lượng tử” trên các vệ tinh vào năm 2030.
Heather West, nhà phân tích cấp cao của công ty nghiên cứu thị trường IDC nói rằng, [công nghệ] lượng tử có thể giúp phát hiện “thiết bị quân sự” như tàu ngầm và máy bay tàng hình. Bà nói với VOA, điện toán lượng tử có thể phá vỡ “thuật toán cổ điển” và giám sát quân đội của một quốc gia khác.
Vào tháng 9, trang tin tức China Daily của nhà nước Trung Quốc tuyên bố rằng, Trung Quốc “đã đạt được một loạt đột phá trong công nghệ lượng tử, bao gồm vệ tinh lượng tử đầu tiên trên thế giới, đường dây liên lạc lượng tử dài 2.000 km giữa Bắc Kinh và Thượng Hải và nguyên mẫu máy tính lượng tử quang học đầu tiên trên thế giới”. Tuy nhiên trang tin này không đề cập đến việc sử dụng [công nghệ lượng tử trong] quân sự.
Trung Quốc từng tích hợp cơ sở hạ tầng dân sự và quân sự để thực hiện “chiến lược phát triển kết hợp quân-dân sự”, điều này đã gây sốc cho các nước khác và khiến ngoại giới rất khó phán đoán khi nào thì nghiên cứu học thuật sẽ được áp dụng và trở thành “tài sản” của quân đội Trung Quốc.
Báo cáo của Công ty tư vấn quản lý và công nghệ thông tin Booz Allen nêu rõ rằng, nhiều lãnh đạo các tổ chức và giám đốc an ninh thông tin “thiếu hiểu biết sâu sắc về tầm quan trọng thực tế của điện toán lượng tử và cách quản lý các rủi ro liên quan”.
Báo cáo cho biết “Họ không biết công nghệ này có thể trở nên hữu ích khi nào và như thế nào và tầm ảnh hưởng của nó đến hành động của các bên đe dọa như Trung Quốc. Trung Quốc luôn là đối thủ mạng của các chính phủ và tổ chức thương mại toàn cầu, và nó cũng là nhà khai phá chủ yếu về công nghệ điện toán lượng tử”.
Cơ sở dữ liệu trên trang web Global Fire Power cho thấy, Quân đội Trung Quốc vẫn là lực lượng vũ trang lớn thứ ba trên thế giới, chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Nga. Nhật Bản, Đài Loan và các nước Đông Nam Á khác đặc biệt lo ngại về sự bành trướng của hải quân Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp. Bắt đầu từ năm 2019, Washington đã tăng cường các hoạt động quân sự trên vùng biển để giám sát các hoạt động của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trần Dịch Phàm (Chen Yifan), trợ lý giáo sư ngoại giao và quan hệ quốc tế tại Đại học Tamkang ở Đài Loan, cho biết: “Đài Loan, Hoa Kỳ hoặc Liên minh châu Âu đều có thể là mục tiêu các cuộc tấn công điện toán lượng tử của Trung Quốc, nếu các nước này không có mật mã lượng tử đủ mạnh để ngăn chặn chúng.”
Trung Quốc đã bị nghi ngờ phát động một cuộc tấn công mạng vào Đài Loan.
Hiệp hội Công nghiệp Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết, tháng 8 năm 2020, Tòa Bạch Ốc, Quỹ Khoa học Quốc gia và Bộ Năng lượng thông báo họ sẽ đầu tư 625 triệu USD vào nghiên cứu và phát triển lượng tử trong vòng 5 năm tới.
Các nhà nghiên cứu ở Singapore và Đài Loan cũng đang nghiên cứu về công nghệ lượng tử.
Carl Thayer, giáo sư chính trị danh dự tại Đại học New South Wales ở Úc cho rằng, các nước nhỏ khó có thể cạnh tranh với Trung Quốc về tài nguyên máy tính lượng tử. Ông nói “Điều này dành cho các nước lớn, những nước giàu có, những nước sở hữu công nghệ phức tạp và những người có kiến thức. Tôi nghĩ các nước khác có thể chơi một hồi, nhưng họ không thể tiến xa được.”
Ngày 14/12, phát biểu với kênh truyền hình Zvezda của Nga, chủ tịch Ủy ban Quan chức Cấp cao tại Hội đồng Bắc Cực, ông Nikolay Korchunov cho biết, để đề phòng nguy cơ virus và vi khuẩn cổ đại thức giấc từ dưới lớp băng vĩnh cửu, Moskva đã đề xuất dự án về an toàn sinh học lên hội đồng.
Hội đồng Bắc Cực là diễn đàn liên chính phủ gồm 8 quốc gia có chủ quyền trong Vòng Bắc Cực gồm Canada, Mỹ, Đan Mạch, Iceland, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển và Nga.
Ông Korchunov cho biết thêm rằng, tổ chức này có nhiệm vụ tìm hiểu các “rủi ro và nguy cơ” liên quan đến tình trạng tan băng vĩnh cửu ở Bắc Cực và “khả năng lây nhiễm bệnh tật trong tương lai” từ vi khuẩn, virus cổ đại.
Trước đó vào đầu năm nay, nhà khoa học Nga Sergei Davydov cũng đã cảnh báo về việc khi lớp băng vĩnh cửu tan chảy, các thành tố của hệ sinh thái cổ đại có thể bị đưa lên bề mặt, trong đó có virus.
Tổng thống Nga, ông Vladimir Putin, cũng đã nhiều lần cảnh báo về vấn đề biến đổi khí hậu và nguy cơ nóng lên toàn cầu gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái, môi trường ở nước này, trong đó có hiện tượng băng vĩnh cửu bị tan.
Năm 2020, phát biểu tại Câu lạc bộ Valdai, ông Putin nhấn mạnh rằng 65% lãnh thổ Nga được tạo thành từ băng vĩnh cửu, vậy nên khi có bất kỳ sự thay đổi sinh thái nào cũng sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng tới với cơ sở hạ tầng và nền kinh tế của Nga.
Theo nhà khoa học này thì phần lớn lãnh thổ Nga là lớp băng vĩnh cửu từ hàng triệu năm, ẩn sâu trong đó là các loại virus cổ đại mà con người chưa từng biết đến, tiềm tàng nguy cơ gây hại rất cao.