ĐIỂM TIN THẾ GIỚI 21/12 - Nam Giang tổng hợp

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI 21/12 - Nam Giang tổng hợp
12/21/2021

KBCHNTV thông báo: Kênh youtube của KBCHNTV được chuyển về  https://youtube.com/channel/UCv9DjIrfwPI2NL1FzGTlwfA/
https://www.youtube.com/channel/UCUYHCuct76okHEUw0epaGtg (Ca sĩ Lệ Hằng)

 

TT Trump đệ đơn kiện Tổng chưởng lý New York do tấn công pháp lý ông vì động cơ chính trị

image.png

Cựu Tổng thống Donald Trump ngày 20/12 đã kiện Tổng chưởng lý New York, bà Letitia James, cáo buộc bà nhắm vào ông với các vụ truy tố có động cơ chính trị mà không phải công bằng về pháp lý.

Đơn kiện của cựu Tổng thống Mỹ Donald J. Trump đã đệ trình lên toà án liên ban quận phía bắc của New York. Một hành động pháp lý nhằm tìm kiếm lệnh ngừng hoặc hạn chế các cuộc điều tra từ văn phòng Tổng chưởng lý New York nhắm vào ông Trump, gia đình của ông Trump và Trump Organization.

“Trong nhiều năm, bà ấy [Tổng chưởng lý bang New York] đã trắng trợn lạm dụng quyền điều tra của mình để nhắm vào các đối thủ chính trị và thăng tiến sự nghiệp của mình,” đơn khiếu nại viết. “Những cuộc tấn công không ngừng của bà Tổng chưởng lý đối với Donald J. Trump là một ví dụ điển hình. Kể từ khi ông Trump đã nhậm chức, bà ấy đã tấn công không mệt mỏi vào ông ấy, gia đình và doanh nghiệp của ông ấy, Trump Organization LLC, bằng các trát đòi hầu tòa không chính đáng trong một cuộc thập tự chinh gay gắt để ‘hạ bệ’ Tổng thống.”

Văn phòng Tổng chưởng lý đã trả lời vụ kiện. Họ nói rằng ông Trump đang sử dụng vụ kiện để tấn công và trì hoãn các yêu cầu của văn phòng về các giao dịch kinh doanh của Trump Organization.

image.png

Tổng chưởng lý New York Letitia James 

“Nói rõ ràng, cả ông Trump và Trump Organization đều không có quyền cưỡng chế việc liệu họ có trả lời hoặc khi nào họ sẽ trả lời cho cho hành động của mình", bà James nói trong một tuyên bố. “Cuộc điều tra của chúng tôi sẽ tiếp tục không hề nao núng vì không ai đứng trên luật pháp, thậm chí không phải ai đó có tên Trump”.

Trong một tuyên bố riêng biệt được đưa ra vào thứ Hai, ông Trump cho biết vụ kiện của ông "không phải là để tìm kiếm sự trì hoãn". Lý do đơn kiện xuất hiện vì cuộc điều tra của bà James "chỉ là sự tiếp nối của Cuộc săn phù thủy chính trị đã chống lại tôi bởi Đảng Dân chủ Cánh tả cấp tiến trong nhiều năm."

Đơn kiện của ông Trump liệt kê chi tiết sự kiện mà bà James bày tỏ thành kiến và ác cảm chống lại Trump; bắt đầu bằng những bình luận mà bà ấy đưa ra không lâu sau khi ông nhậm chức vào năm 2017. Các tuyên bố được trích dẫn bao gồm tuyên bố của bà James rằng “tất cả chúng ta đều bị chính quyền (Trump) giết chết . ”

Mười tháng sau nhiệm kỳ của Trump, bà James nói, "Tôi đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống lại Donald Trump ở thành phố New York và sẽ chỉ tiếp tục làm như vậy bằng mọi cách có thể", đơn kiện chỉ ra.

Tổng chưởng lý New York đang điều tra bốn tài sản của Trump ở New York, Chicago và Los Angeles.

Ông Trump trước đây đã đệ đơn một lời thách thức tương tự đối với Biện lý quận New York, Cyrus Vance Jr., người đang tiến hành một cuộc điều tra riêng về hoạt động kinh doanh của ông Trump. Thách thức đó lan tỏa đến Tòa án Tối cao, nơi đã từ chối đơn của ông Trump vào tháng Hai năm nay.

 

Khảo sát: Tỷ lệ tín nhiệm của Tổng thống Joe Biden tiếp tục giảm

 

image.png
Theo khảo sát mới nhất của Marist Poll, tỷ lệ tín nhiệm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp tục giảm xuống mức thấp kỷ lục mới.
 
Marist Poll thực hiện khảo sát 1.400 người Mỹ trưởng thành trong thời gian từ ngày 11/12/2021 đến 13/12/2021. Sai số cuộc khảo sát này là +-4%.
 
Kết quả khảo sát cho thấy chỉ 41% người Mỹ bày tỏ quan điểm tích cực về hiệu suất công việc tổng thống của ông Joe Biden, và có tới 56% bày tỏ thái độ tiêu cực.
 
• 17% người Mỹ cực kỳ ủng hộ ông Biden
• 24% ủng hộ ông Biden.
• 11% phản đối ông Biden.
• 44% cực lực phản đối ông Biden.
• 3% bày tỏ thái độ không rõ ràng
 
Cuộc khảo sát cũng cho thấy cử tri hai đảng Cộng hòa và Dân chủ có quan điểm trái ngược nhau về hiệu quả công việc của Tổng thống Biden, trong khi đa số cử tri độc lập nghiêng về phản đối tổng thống Mỹ đương nhiệm.
 
• 88% cử tri Đảng Dân chủ rất ủng hộ hoặc ủng hộ ông Biden.
• 95% cử tri Đảng Cộng hòa cực lực phản đối hoặc phản đối ông Biden.
• 29% cử tri độc lập rất ủng hộ hoặc ủng hộ ông Biden, 66% cử tri độc lập cực lực phản đối hoặc phản đối ông Biden.
 
Một cuộc khảo sát trước đó cũng của Marist Poll được tiến hành vào tuần đầu tiên của tháng Mười Hai cho thấy ông Biden nhận được 42% ủng hộ và 55% phản đối.
 
Tờ The Hill nhận định rằng trong những tuần cuối của tháng Mười Hai này, số ca nhiễm mới COVID-19 tại Mỹ tăng cao trở lại do xuất hiện biến chủng mới Omicron, cùng với lạm phát leo thang có thể là nguyên nhân khiến tỷ lệ tín nhiệm của Tổng thống Biden tiếp tục giảm.

 

Úc cân nhắc thay đổi định nghĩa về 'tiêm chủng đầy đủ' vaccine Covid-19: Tiêm đủ 3 liều

image.png

Người Úc có thể cần phải tiêm đủ 3 mũi vaccine mới được coi là 'tiêm chủng đầy đủ'; theo một lệnh y tế cộng đồng mới được đề xuất.

Không chỉ cơ quan y tế cộng đồng của Úc đề xuất thay đổi khái niệm 'tiêm đủ liều' với vaccine Covid-19 là đủ 3 mũi tiêm. Tiến sĩ Anthony Fauci của Mỹ từng gợi ý xem xét việc thay đổi khái niệm tương tự trước biến chủng mới Omicron.

Vào thứ Tư, Thủ tướng Úc, ông Scott Morrison sẽ gặp các Bộ trưởng trong cuộc họp được mô tả là 'không chính thức' của nội các quốc gia để thảo luận về các trường hợp nhiễm biến thể Omicron đang gia tăng trên toàn quốc.

Úc mới nới lỏng các hạn chế và mở cửa biên giới; nhiều người Úc đã đi hoặc chuẩn bị đi du lịch cho kỳ nghỉ Giáng sinh. Cuộc họp về biến thể Omicron của nội các chính phủ Úc có thể đảo ngược trạng thái này. Không chỉ vậy, chính quyền Úc - một trong những chính quyền có ứng xử khắc nghiệt nhất trong đại dịch - đang thảo luận về việc đẩy nhanh các mũi tiêm tăng cường chống Covid-19. Để làm điều đó, có thể họ sẽ thay đổi định nghĩa về 'tiêm đủ liều' với những ai có đủ 3 mũi tiêm.

Trong một cuộc họp báo hôm thứ Hai, ông Morrison nói rằng Úc cần phải “tiếp tục tiến lên phía trước" bằng cách nới lỏng các hạn chế về đại dịch. Thủ tướng Úc tin rằng tiêm phòng và tiêm nhắc lại vẫn là “cách phòng thủ tốt nhất” chống lại Omicron.

“Chúng tôi phải tiếp tục tiến về phía trước” ông nói. “Đây là lý do tại sao người Úc xắn tay áo lên; đây là lý do tại sao người Úc đã làm việc chăm chỉ. ”

“Tất nhiên, các trường hợp nhiễm bệnh sẽ tăng lên với biến thể Omicron, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc các tiểu bang và vùng lãnh thổ để đảm bảo rằng chính phủ quản lý tốt hệ thống bệnh viện và mạng lưới y tế," Thủ tướng nói.

Thủ tướng kêu gọi những người có đủ điều kiện hãy tiêm mũi thứ ba. Ông cũng lưu ý rằng 13 triệu liều vaccine được cung cấp trên toàn quốc.

“Bất cứ ai lo lắng và sẵn sàng tiêm tăng cường, tôi sẽ khuyến khích họ đi tiêm vì đó là cách bảo vệ tốt nhất chống lại Omicron, đặc biệt để bảo đảm chống lại  diễn biến nặng hơn và giảm rủi ro phải nhập viện," ông nói.

Khi được hỏi về việc liệu Thủ tướng có ủng hộ chính sách buộc đeo khẩu trang hay không, ông Morrison cho biết việc đeo khẩu trang “nên” được quyết bởi từng người. Ông nhấn mạnh người Úc “có trách nhiệm và sức khỏe của chính chúng ta”.

Ông nói: “Các chính phủ đã nói với người Úc phải làm gì bây giờ trong vài năm qua và người Úc đã cảm thấy mệt mỏi vì điều đó." “Cách chúng tôi có thể sống với điều đó là người Úc tự đưa ra quyết định tích cực về sức khỏe của chính họ.”

Trong khi đó, một số thủ tướng bang và các chuyên gia y tế của Úc đang cố gắng giảm thời gian giữa mũi hai và mũi 3 xuống còn 4 tháng. Họ cho rằng để cải thiện khả năng bảo vệ chống lại biến thể mới do các nghiên cứu cảnh báo rằng hiệu quả của vaccine sẽ giảm sau 6 tháng.

Nhà dịch tễ học Nancy Baxter của Đại học Melbourne cho biết trên đài ABC hôm thứ Ba: “Nhiều người mắc bệnh (Covid-19) hơn có nghĩa là nhiều người sẽ truyền nó và nhiều người sẽ có nguy cơ phát triển bệnh nghiêm trọng ngay cả khi họ đã được tiêm phòng."

"Chúng tôi biết rằng các mũi tiêm tăng cường giúp giải quyết vấn đề đó."

Những lời kêu gọi khôi phục lại các hạn chế hoặc đeo khẩu trang bắt buộc hiện cũng đã vấp phải sự phản đối từ Thủ hiến NSW Dominic Perrottet, người cho biết hôm thứ Hai rằng chính phủ của ông muốn đối xử với cư dân "như người lớn" và đã đến lúc "trách nhiệm cá nhân" cần phải thực hiện.

Ông nói: “Chúng ta cũng cần phải tránh xa nỗi sợ hãi và chuyển sang hy vọng và tự tin."

“Điều quan trọng ở đây là Giáng sinh không bị hủy hoại và chúng tôi sẽ không quay trở lại tình trạng phong toả” ông nói trên chương trình phát thanh Sydney 2GB.

 

Các nước phương Tây chỉ trích cuộc bầu cử thiếu dân chủ ở Hồng Kông

 
 

Anh, Hoa Kỳ, Canada, Úc và New Zealand hôm thứ Hai (20/12) đã bày tỏ quan ngại về sự xói mòn nền dân chủ ở Hồng Kông.

Năm nước cho biết trong một tuyên bố chung: “Ngoại trưởng Úc, Canada, New Zealand và Vương quốc Anh, và Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ quan tâm kết quả của cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp ở Hồng Kông [vừa diễn ra], đồng thời bày tỏ mối quan ngại nghiêm trọng của chúng tôi về sự xói mòn các yếu tố dân chủ của hệ thống bầu cử của Đặc khu hành chính”.

Nhóm G7 cũng ra tuyên bố nói rằng những thay đổi đối với hệ thống bầu cử của Hồng Kông đã làm suy yếu mức độ tự trị cao được Đảng Cộng sản Trung Quốc hứa hẹn đối với Hồng Kông theo nguyên tắc “Một quốc gia, hai hệ thống” khi đặc khu được Anh trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997.

Hôm Chủ nhật (19/12), hơn 1,3 triệu cử tri Hong Kong đi bầu Hội đồng Lập pháp, tương đương 30,2%, thấp nhất từ khi đặc khu được trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Đây là lần đầu tiên người Hong Kong đi bỏ phiếu bầu thành viên Hội đồng Lập pháp kể từ khi Bắc Kinh cải cách hệ thống bầu cử của đặc khu, với quy định chỉ những “người yêu nước” mới đủ tiêu chuẩn lãnh đạo thành phố.

Các ứng cử viên ủng hộ Bắc Kinh đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lập pháp này. Những ứng viên theo đường lối ôn hòa hoặc không ủng hộ chính quyền trung ương ở Bắc Kinh thua với cách biệt lớn.

Benson Wong, một cựu giáo sư chính phủ tại Đại học Baptist Hồng Kông hiện đang sống ở Vương quốc Anh, gọi kết quả cuộc bầu cử hôm thứ Hai là một trở ngại cho thành phố. Ông bình luận: “Chúng đại diện cho ba mức thấp. Tính đại diện thấp, năng lực chính trị thấp và tính hợp pháp thấp trong chính trị.”

Timothy Lee, người đã bị tòa án cách chức khỏi ghế hội đồng quận vào đầu năm nay và sau đó rời thành phố, nói: “Tôi nghĩ điều này cho thấy Hồng Kông không có niềm tin vào hệ thống bầu cử. Những người được bầu sẽ không phải là sự thật đại biểu nhân dân”.