ĐIỂM TIN THẾ GIỚI 24/12 - Nam Giang tổng hợp

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI 24/12 - Nam Giang tổng hợp
12/25/2021

KBCHNTV thông báo: Kênh youtube của KBCHNTV được chuyển về  https://youtube.com/channel/UCv9DjIrfwPI2NL1FzGTlwfA/
https://www.youtube.com/channel/UCUYHCuct76okHEUw0epaGtg (Ca sĩ Lệ Hằng)

 

@@@@@-Xmas-01.gif
 

TT Trump yêu cầu Tối cao Pháp viện Mỹ chặn việc phát hành các tài liệu của Nhà Trắng

 

Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã yêu cầu Tối cao Pháp viện Mỹ chặn việc công bố các hồ sơ của Nhà Trắng đang mà Ủy ban tuyển chọn để điều tra ngày 6/1 của Hạ viện Mỹ đang lùng sục.

Ủy ban Lựa chọn Hạ viện do các Dân biểu Dân chủ Bennie Thompson (Mississippi) và Dân biểu Cộng hòa Liz Cheney (Wyoming) dẫn đầu. Hôm 23/12, các luật sư của ông Trump lập luận, yêu cầu hồ sơ từ Nhà Trắng của ủy ban này là "cực kỳ rộng" và thể hiện "sự xâm phạm chưa từng có đối với đặc quyền hành pháp". Trước đó, Tổng thống Dân chủ Mỹ Joe Biden đã từ chối yêu cầu đặc quyền hành pháp đối với các hồ sơ tranh chấp.

Cựu Tổng thống Trump đã yêu cầu các thẩm phán xem xét đầy đủ vụ việc, và ra lệnh chặn quyết định của tòa án cấp thấp hơn khi tòa này cho phép tiết lộ các tài liệu.

Đầu tháng này, Tòa phúc thẩm Hoa Kỳ cho Khu vực D.C đã từ chối yêu cầu của ông Trump về đặc quyền hành pháp. Nhưng tòa phúc thẩm của Hoa Kỳ cũng đã chấp nhận khi ông Trump yêu cầu tạm thời ngừng phát hành các tài liệu.

Trong đơn kiện hôm 23/12, ông Trump viết: “Mối quan tâm hạn chế mà Ủy ban có thể có trong việc thu thập ngay lập tức hồ sơ được yêu cầu, bị lu mờ so với lợi ích của Tổng thống Trump trong việc đảm bảo xem xét tư pháp trước khi ông ấy bị tổn hại không thể khắc phục được”.

Khi lập luận rằng đặc quyền hành pháp cần được đảm bảo, các luật sư của ông cho biết (pdf), cựu Tổng thống Trump "không chỉ là một công dân bình thường" do vai trò tổng thống trước đây của ông. Họ nêu rõ: “Ông ấy là một trong năm người Mỹ còn sống, với tư cách là các cựu Tổng thống, được trao quyền đặc biệt để đưa ra các quyết định liên quan đến việc tiết lộ hồ sơ và thông tin liên lạc được tạo ra trong nhiệm kỳ của họ”.

Hồi tháng Mười Một, Thẩm phán liên bang Tanya Chutkan do cựu Tổng thống Barack Obama cũng đã ra phán quyết chống lại ông Trump và sẽ không chặn việc tiết lộ hồ sơ cho ủy ban. Tại thời điểm đó, thẩm phán Chutkan đã viết rằng, các lập luận của ông Trump dường như "được tạo tiền đề dựa trên quan điểm rằng quyền hành pháp của ông ấy 'tồn tại vĩnh viễn'... nhưng các tổng thống không phải là vua và Nguyên đơn không phải là Tổng thống". Cùng lúc đó, Thẩm phán Chutkan cũng từ chối yêu cầu của một trong những luật sư của ông Trump về việc ngăn Cục Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ chuyển giao tài liệu cho cơ quan điều tra của Quốc hội Mỹ.

Trong một tuyên bố riêng vào ngày 23/12, ông Trump đã chỉ trích hội đồng của Hạ viện Điều tra 6/1 bằng cách mô tả nó là “ủy ban không được chọn”.

Cựu tổng tư lệnh Mỹ nhận định: “Những người đang bị bức hại bởi Ủy ban Không được chọn về ngày 6/1 chỉ nên nói sự thật. Mọi người dân có quyền Tự do Ngôn luận, và có lẽ chưa có lần nào trong lịch sử của Đất nước chúng ta mà Quyền Tự do Ngôn luận lại bị vi phạm triệt để như vậy”.

Hồ sơ pháp lý được đưa ra vài ngày sau khi một thẩm phán quận bác bỏ yêu cầu của Trung tướng Michael Flynn về hưu về lệnh cấm tạm thời để chặn trát đòi hầu tòa từ ủy ban ngày 6/1.

The Epoch Times đã liên hệ với Ủy ban Điều tra ngày 6/1 của Hạ viện Mỹ để đưa ra bình luận.

 

Nhật Bản và Hoa Kỳ lên kế hoạch cho trường hợp khẩn cấp ở Đài Loan

image.png

Theo các nguồn tin chính phủ Nhật Bản, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) và quân đội Hoa Kỳ đã phác thảo một kế hoạch hoạt động chung cho phép thiết lập một căn cứ tấn công dọc theo chuỗi đảo Tây Nam Nansei trong trường hợp Đài Loan bị Trung Quốc tấn công.

Theo The Japan Timeshôm thứ Năm, các nguồn tin cho biết, Nhật Bản và Hoa Kỳ có thể sẽ đồng ý bắt đầu làm việc để chính thức hóa một kế hoạch hoạt động khi các lãnh đạo đối ngoại và quốc phòng của họ gặp nhau vào đầu tháng Giêng theo khuôn khổ “hai cộng hai”.

Diễn biến này có thể sẽ gây ra phản ứng dữ dội từ Trung Quốc, vốn coi hòn đảo Đài Loan tự trị là một tỉnh nổi loạn sẽ được thống nhất với đại lục, bằng vũ lực nếu cần thiết.

Theo kế hoạch dự thảo, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ sẽ thiết lập một căn cứ tấn công tạm thời trong giai đoạn dự phòng ban đầu trên quần đảo Nansei, một chuỗi trải dài về phía Tây Nam từ các tỉnh Kagoshima và Okinawa đến Đài Loan.

Các nguồn tin cho biết, quân đội Mỹ sẽ nhận được sự hỗ trợ từ SDF để gửi quân đến các hòn đảo khi có khả năng xảy ra tình huống bất ngờ ở Đài Loan.

Tuy nhiên, việc triển khai như vậy sẽ khiến các hòn đảo trở thành mục tiêu tấn công của quân đội Trung Quốc, khiến cuộc sống của cư dân ở đó gặp nguy hiểm. Các nguồn tin cho biết, sẽ cần có những thay đổi pháp lý ở Nhật Bản để hiện thực hóa kế hoạch này.

SDF và các lực lượng Hoa Kỳ có khoảng 40 địa điểm ứng cử viên dọc theo chuỗi Nansei, bao gồm khoảng 200 hòn đảo, bao gồm cả những hòn đảo không có người ở. Các nguồn tin cho biết hầu hết các địa điểm đều có cư dân sinh sống.

Là đồng minh an ninh lâu năm, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã và đang tăng cường hợp tác quốc phòng và thúc đẩy khả năng tương tác của SDF và quân đội Hoa Kỳ. Họ phải đối mặt với các mối đe dọa từ việc xây dựng quân đội của Trung Quốc và các động thái quyết đoán trên biển cũng như sự phát triển hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

The Epoch Times cho hay vào năm 2019, Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan đã xác nhận thông qua một người phát ngôn rằng, lực lượng thủy quân lục chiến chịu trách nhiệm bảo vệ đại sứ quán toàn cầu và những quân nhân tại ngũ của Mỹ đến từ lực lượng lục quân, hải quân, không quân của nước này, đã thực thi nhiệm vụ ở Đài Loan trong suốt 14 năm qua.

 
 
 
 

美軍駐台由來已久 為何現在放消息 - 大紀元

《華爾街日報》10月7日爆料,少量美軍特種部隊及海軍陸戰隊士兵祕密駐台,訓練台灣軍隊至少一年,這一消息引發轟動。不過,多家媒體指出,美軍駐台過去多年一直存在,只是沒被公開,在目前這一敏感時機曝光出來,只是向北京發出「美國和台...

 

Theo một tài liệu cập nhật định kỳ của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, tính đến ngày 30/6 năm nay, có 23 lính thủy quân lục chiến "đóng quân vĩnh viễn" tại Đài Loan, ngoài ra còn có 2 lính hải quân, 5 lính không quân, và rất nhiều quân nhân khác đã tới Đài Loan trong thời gian ngắn.

Một nguồn tin tiết lộ với The Economist vào năm 2018 rằng, khoảng 3.500 đến 4.000 nhân viên của Lầu Năm Góc đến thăm Đài Loan mỗi năm, trong đó một số người đã đào tạo kỹ năng quân sự cho quân đội nước này.

 

Hàn Quốc ân xá cho cựu Tổng thống Park Geun-hye

image.png


Hôm 24/12, Bộ Tư pháp Hàn Quốc cho biết Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã ân xá cho cựu Tổng thống Park Geun-hye, người đang ngồi tù sau khi bị kết tội tham nhũng.

Bà Park, 69 tuổi, là nhà lãnh đạo được bầu cử dân chủ đầu tiên của Hàn Quốc bị Tòa án Hiến pháp của quốc gia luận tội về bê bối tham nhũng năm 2017 trong khi đang tại vị. 

Bà bị kết tội thông đồng với bạn thân Choi Soon Sil nhận hàng chục tỷ won từ các tập đoàn lớn để giúp đỡ gia đình và tài trợ cho các quỹ phi lợi nhuận do bà sở hữu. Bà cũng bị cáo buộc để bà Choi can thiệp vào công việc nhà nước.

Tuy nhiên, bà Park luôn khẳng định mình vô tội.

Quyết định ân xá được đưa ra trong bối cảnh nhiều người ủng hộ và chính trị gia của đảng Bảo thủ đối lập chính quyền Nhân dân đang kêu gọi ân xá bà Park trước cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng Ba.

Các nhà lập pháp đối lập cho biết bà Park đã gặp vấn đề sức khỏe khi ở trong tù, bao gồm việc bà phải phẫu thuật vai.

Bà Park Geun Hye là con gái cố tổng thống Hàn Quốc Park Chung Hee, lãnh đạo Hàn Quốc từ năm 2013.

Trong khi đó, người tiền nhiệm của bà Park là ông Lee Myung Bak hiện cũng đang ngồi tù vì tội tham nhũng, nhưng ông không được ân xá.

 

Tiến sĩ Diêm Lệ Mộng chia sẻ về nỗ lực ngăn chặn ĐCSTQ hành ác

 
 

Xuất hiện trong chương trình của EpochTV, Tiến sĩ, nhà virus học Diêm Lệ Mộng nói rằng cô không ngần ngại liều mình và đánh đổi cả sự nghiệp để nói lên sự thật về đại dịch Covid và tội ác của Bắc Kinh.

Năm 2020, Tiến sĩ Diêm đã công bố các báo cáo chứng minh virus corona chủng mới đến từ phòng thí nghiệm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và nó là một vũ khí sinh học của quân đội Trung Quốc. Cô Diêm đã đào thoát sang Mỹ vào tháng 4/2020 vì lo ngại tính mạng bị đe doạ khi cô nắm giữ nhiều bí mật về virus corona.

Nhà virus học Diêm từng làm việc tại một trường đại học danh tiếng của Hồng Kông, một trong những trung tâm hàng đầu thế giới chuyên nghiên cứu về các loại bệnh truyền nhiễm và là một mắt xích quan trọng trong mạng lưới dịch tễ học toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới.

Cô Diêm nói với EpochTV: “Tôi mới là vấn đề lớn [đối với ĐCSTQ]. Họ muốn tôi phải biến mất”.

Cô cho biết thêm, “Lý do rất rõ ràng, bởi vì những điều tôi đang nói với thế giới thực sự tiết lộ những kế hoạch bí mật hàng đầu của chính phủ Trung Quốc. Họ đã dành hơn 20 năm để nghiên cứu vũ khí sinh học mới, bao gồm cả việc sử dụng virus corona”.

Cô Diêm nói rằng vì cô đã vượt qua “lằn ranh đỏ” của ĐCSTQ, nên các đặc vụ của thế lực này đã theo dõi nhất cử nhất động của cô, đồng thời tung tin đồn để làm cô mất uy tín. Chồng cô thậm chí đã theo chỉ đạo của ĐCSTQ yêu cầu cô trở lại Hồng Kông, nơi cô có thể bị buộc tội theo cái gọi là Luật An ninh Quốc gia mới của Bắc Kinh.

Cô Diêm mô tả những nỗ lực của chồng cô là một thủ đọa chính trị đặc trưng của ĐCSTQ, đó là sử dụng các thành viên trong gia đình để gây áp lực với những người chỉ trích Bắc Kinh.

Cô Diêm cho biết: “Anh ấy nói với tôi rằng nếu tôi quay lại, chính phủ [sẽ nói] tôi vô tội. Họ sẽ gây sức ép đến khi khi tôi quay trở lại; họ sẽ cung cấp cho tôi một phòng thí nghiệm; họ sẽ cung cấp cho tôi rất nhiều khoản trợ cấp, chẳng hạn như hàng triệu đô la”.

Khi đại dịch bùng phát vào tháng 1 năm 2020, Diêm cho biết cô “nhận ra rằng lúc đó rất cần thiết” phải lên tiếng.

Cô Diêm nói rằng, vào cuối năm 2019, giới chức Trung Quốc đã biết về sự lây truyền từ người sang người của một loại virus giống SARS. Nhưng sau đó, vào tháng 1/2020, ĐCSTQ và WHO đã không nói cho thế giới biết sự thật.

Nữ tiến sĩ nói thêm rằng ở giai đoạn này, ĐCSTQ đã bịt miệng những người tố giác. Cô chia sẻ, “Nếu tôi không nói với thế giới, họ sẽ tiếp tục che đậy [điều đó]”.

Vào ngày 19 tháng 1 năm 2020, cô quyết định công khai. Cô đã tiết lộ với ông Lu De, chủ một kênh YouTube chuyên vạch trần ĐCSTQ bằng tiếng Trung có trụ sở tại Mỹ.

Cô Diêm chia sẻ rằng cô đã được truyền cảm hứng để lên tiếng sau khi chứng kiến các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông.

Cô cho biết thêm rằng một trong những hình ảnh biểu tình thực sự gây ấn tượng với cô là nhiều người cao niên của Hồng Kông, đã ngoài 70 hoặc 80 tuổi, đứng trên chiến tuyến để ngăn cảnh sát làm hại những người biểu tình.

Cô Diêm cho biết, điều cô muốn làm là ngăn chặn tội ác của ĐCSTQ, và cô cảm thấy thật may mắn vì hiện tại vẫn còn sống để nói với mọi người về bộ mặt thật của ĐCSTQ.

Các công ty Đài Loan đang dần rút khỏi Trung Quốc

 
 

Các công ty Đài Loan đang cho thấy xu hướng rời bỏ Trung Quốc để quay trở lại đầu tư ở Đài Loan và nơi khác. Xu hướng này khởi phát vì nhiều nguyên nhân, trong đó có việc một số công ty Đài Loan thể hiện quan điểm ủng hộ Đài Bắc cứng rắn với Bắc Kinh.

Tập đoàn Viễn Đông của Đài Loan đã bị chính quyền Trung Quốc trừng phạt vào tháng 11. Giới chức Trung Quốc trừng phạt Viễn Đông với lý do công ty này vi phạm quy định về bảo vệ môi trường và đất đai trong quá trình đầu tư ở Đại lục.

Tuy nhiên đây không phải là lý do thực sự. Các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các phương tiện truyền thông của tổ chức này nói rằng Viễn Đông bị phạt vì liên quan đến việc tập đoàn này tài trợ cho đảng Dân Tiến của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, người có quan điểm cứng rắn với Bắc Kinh.

Theo Bloomberg News, nhà kinh tế học Yang Shufei cho biết, nhìn vào những gì đã xảy ra với tập đoàn Viễn Đông, các công ty Đài Loan nên bắt đầu lo lắng về nguy cơ lớn hơn bị chính phủ Trung Quốc nhắm tới.

Yang Shufei tin rằng các công ty Đài Loan sẽ không rút khỏi Trung Quốc ngay lập tức, mà sẽ ngày càng cân nhắc các yếu tố phi kinh tế khi đưa ra các quyết định kinh doanh tại Đại lục. Họ cũng sẽ dần nhận ra tầm quan trọng của việc phòng ngừa rủi ro, nên sẽ dịch chuyển đầu tư sang Đông Nam Á, Ấn Độ và các khu vực khác.

Bloomberg chỉ ra rằng, sau khi Hoa Kỳ áp đặt thuế quan cao hơn đối với hàng hóa Trung Quốc, tình hình eo biển Đài Loan gia tăng căng thẳng và Đài Bắc khuyến khích các công ty Đài Loan quay trở lại quê nhà, hoặc ít nhất là đầu tư vào những nơi bên ngoài Trung Quốc, thì xu hướng các công ty Đài Loan rút khỏi Trung Quốc có thể tiếp tục.

Các công ty Đài Loan hoạt động tại đại lục từ lâu đã phàn nàn rằng môi trường kinh doanh của đại lục không còn được thuận lợi như trước.

Bộ Kinh tế Đài Loan cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Hai (20/12) rằng, các công ty Đài Loan đang thận trọng khi đầu tư vào Trung Quốc đại lục do những thay đổi trong môi trường kinh doanh, xung đột Trung-Mỹ và chiến tranh công nghệ đang diễn ra.

Tờ Economic Daily News đưa tin rằng, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đài Loan, Vương Minh Hoa, vào tháng 11 đã tuyên bố rằng vụ việc của Viễn Đông đã gây ra một làn sóng các doanh nhân Đài Loan tìm cách quay trở lại Đài Loan.

Được thu hút bởi các khoản trợ cấp và hỗ trợ của chính phủ, các công ty Đài Loan đã cam kết đầu tư hơn 54 tỷ đô la Mỹ vào các dự án tại hòn đảo trong ba năm qua. Một số công ty đang tính toán tới việc rút khỏi Trung Quốc để đầu tư sang các quốc gia khác. Nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới TSMC và các công ty khác của Đài Loan, trong năm 2021, đã đầu tư 12,3 tỷ USD vào Hoa Kỳ, Nhật Bản. Khoản đầu tư này vượt quá các khoản đầu tư mà họ đã thực hiện ở Trung Quốc trong sáu năm liên tiếp.

Chính phủ Đài Loan đã cung cấp các khoản vay ưu đãi cho các công ty Đài Loan mở rộng năng lực sản xuất hoặc tuyển dụng lao động tại quốc đảo. Wang Meihua tuần trước cho biết các kế hoạch này, ban đầu dự kiến hết hạn vào cuối năm nay, sẽ được gia hạn thêm ba năm.

Sau khi tập đoàn Viễn Đông bị ĐCSTQ phạt nặng, Xie Jinhe, chủ tịch Caixin Media, nói rằng vụ việc này sẽ “đẩy nhanh việc các doanh nhân Đài Loan quay trở lại đầu tư vào Đài Loan.”

Xie nhận định, “Đây là một xu hướng lớn, và Đài Loan cũng đang phát triển vì sự đầu tư trở lại từ các doanh nhân Đài Loan!”

Xie Jinhe đánh giá rằng trong ba năm trở lại đây, xu hướng các doanh nhân Đài Loan đầu tư tại quê nhà tiếp tục thể hiện rõ.

Trung Quốc âm thầm tích trữ một nửa số ngũ cốc trên thế giới

 
 

Dân số Trung Quốc chưa đến 20% dân số thế giới, nhưng Bắc Kinh đang chủ động dự trữ hơn một nửa lượng ngô và các loại ngũ cốc khác của thế giới, điều này có thể khiến giá ngũ cốc tăng mạnh và nạn đói ở nhiều quốc gia hơn.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, ước tính đến nửa đầu năm 2022, Trung Quốc sẽ có 69% dự trữ ngô, 60% gạo và 51% dự trữ lúa mì của thế giới.

Tờ Nikkei News ngày 22/12 đưa tin COFCO là công ty chế biến thực phẩm quốc doanh lớn nhất ở Rung Quốc. Công ty này vận hành 310 kho lúa lớn ở Cảng Đại Liên và lưu trữ đậu và ngũ cốc được thu gom từ trong và ngoài nước. Sau đó, nó được vận chuyển đến tất cả các vùng của đất nước bằng đường sắt hoặc tàu thủy.
Qin Yuyun, Giám đốc Cục Dự trữ Ngũ cốc của Trung Quốc, cho biết vào tháng 11 rằng dự trữ ngũ cốc trong nước được duy trì ở “mức cao trong lịch sử”.

Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu thực phẩm (không bao gồm đồ uống) của TQ là 98,1 tỷ đô la Mỹ vào năm ngoái, gấp 4,6 lần so với mười năm trước. Từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2021, con số cũng đạt mức cao nhất so với dữ liệu từ năm 2016.

Trong 5 năm qua, Trung Quốc đã mua rất nhiều từ Hoa Kỳ, Brazil và các nước cung cấp khác, và nhập khẩu đậu nành, ngô và lúa mì đã tăng gấp 2 đến 12 lần. Nhập khẩu thịt bò, thịt lợn, các sản phẩm từ sữa và trái cây đã tăng từ 2 đến 5 lần.

Theo phân tích của Nikkei, dự trữ lương thực của Trung Quốc đã tăng khoảng 20% trong 10 năm qua, điều này cho thấy rõ ràng việc Trung Quốc tiếp tục tích trữ lương thực vì sản xuất trong nước không đủ.

Theo số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, sản lượng ngũ cốc như gạo và lúa mì cũng như diện tích trồng trọt của các loại cây trồng đạt đỉnh và giảm sau năm 2015. Nikkei dẫn lời Goro Takahashi, một chuyên gia nông nghiệp và là giáo sư danh dự tại Đại học Aichi, Nhật Bản cho biết: “Đất nông nghiệp rải rác và ô nhiễm đất ở Trung Quốc đã dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp. Ngoài ra, lao động nhập cư đổ xô đến các thành phố nên việc sản xuất lương thực sẽ tiếp tục bị đình trệ. “

Ngoài việc nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp, chính quyền Trung Quốc cũng tiến hành một số lượng lớn các hoạt động mua bán liên quan tới lương thực ở nước ngoài. Ví dụ, vào năm 2021, Wanzhou International mua lại một công ty chế biến thịt của Châu Âu và vào năm 2019, Tập đoàn Công nghiệp Yili Nội Mông đã mua lại một công ty sữa lớn của New Zealand.

Người dân Trung Quốc đã trải qua nạn đói do thiếu lương thực trầm trọng trong những năm 1958-1961, hàng chục triệu người đã chết đói. Các chuyên gia cho rằng nạn đói này là do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gây ra sau một thời gian dài yêu cầu người dân thực hiện chiến dịch “Đại nhảy vọt”, tập trung vào sản xuất công nghiệp mà không chăm lo cho nông nghiệp. ĐCSTQ không thừa nhận, họ gọi nạn đói này là “3 năm thiên tai”. Tuy nhiên, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhiều lần gián tiếp thừa nhận nạn đói khủng khiếp do Đại nhảy vọt khi liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh lương thực. Ông từng nói: “Thế hệ chúng tôi ít nhiều có ký ức về việc không có đủ thức ăn và bị đói”.

Theo phân tích của Nikkei, trong suốt lịch sử, tình trạng thiếu lương thực đã nhiều lần gây ra tình trạng hỗn loạn và lật đổ vương triều. Khi mối quan hệ của ĐCSTQ với Hoa Kỳ và Úc trở nên xấu đi, ĐCSTQ hiện đang đối mặt với tình trạng không chắc chắn về lương thực và đây có thể là lý do tại sao họ tăng dự trữ lương thực.

Nikkei cũng tin rằng việc tích trữ lương thực của ĐCSTQ là nguyên nhân dẫn đến việc tăng giá lương thực ở khắp mọi nơi. Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc, chỉ số giá lương thực trong tháng 11 cao hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 30%. Akio Shibata, Giám đốc Viện Nghiên cứu Tài nguyên và Thực phẩm Nhật Bản cho biết: “Hành vi tích trữ của Trung Quốc là một trong những nguyên nhân làm tăng giá