“Giữ test” ở sân bay Tân Sơn Nhất làm gì?

“Giữ test” ở sân bay Tân Sơn Nhất làm gì?
12/26/2021

KBCHNTV thông báo: Kênh youtube của KBCHNTV được chuyển về  https://youtube.com/channel/UCv9DjIrfwPI2NL1FzGTlwfA/ 
https://www.youtube.com/channel/UCUYHCuct76okHEUw0epaGtg (Ca sĩ Lệ Hằng)

 

SGGP - Ngày 23-12, chúng tôi bay trên chuyến bay QH 1122 của Hãng hàng không Bamboo Airways tsân bay Tânn Nht đến Bình Định. Trước đó, hôm mua , đại yêu cu khi ra sân bay phi kết quxét nghim âm tính bng RT-PCR hoặc test nhanh trong 72 gitrước lúc khi hành. Để được bay, chúng tôi phi test nhanh ti bnh vin tư, vi giá 250.000 đồng/người
 

Nhân viên lấy mẫu test nhanh cho trẻ trước khi lên máy bay

Nhân viên lấy mẫu test nhanh cho trẻ trước khi lên máy bay

Tới sân bay, làm thủ tục tại quầy, cô tiếp tân xinh xắn cười nói: “Em chỉ cần kết quả test nhanh thôi”, không cần đến giấy chích 2 mũi hoặc “thẻ xanh” PC-Covid, đồng thời hướng dẫn “khai báo y tế”. Tưởng vậy đã xong, nhưng khi về tới địa phương chúng tôi phải đến trạm y tế xã khai báo y tế, lại được yêu cầu test nhanh và tự trả phí. Như vậy, chỉ trong 2 ngày phải test 2 lần. Thật khó chịu và bất tiện!

Câu hỏi đặt ra, vì sao bắt buộc các chuyến bay từ sân bay Tân Sơn Nhất phải test nhanh và có kết quả âm tính? Thông báo gửi vào địa chỉ email của tôi từ hãng bay, cũng như các bảng dán ở sân bay, đã giải thích là thực hiện theo Quyết định 1840 do Bộ GTVT ban hành ngày 20-10-2021, “quy định tạm thời về tiếp tục triển khai các đường bay nội địa chở khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Tìm đọc văn bản, tôi phát hiện thêm sân bay Cần Thơ cũng thực hiện như vậy, nhưng thật “kỳ lạ”, hiệu lực thi hành của văn bản đến ngày 30-11-2021, tức là hiện đã hết hạn gần 1 tháng!

Có thể hiểu rằng quy định của Bộ GTVT vào thời điểm đó nằm trong giải pháp tổng thể chống dịch nhưng nay đã lỗi thời. Theo Cổng thông tin của Bộ Y tế, nhiều ngày qua TPHCM có số ca mắc mới giảm mạnh, đơn cử như ngày 23-12 chỉ còn 787 ca; trong khi TP Hà Nội liên tục tăng, đứng đầu cả nước (trong ngày 23-12 đã vọt lên 1.747 ca, hơn gấp đôi so với TPHCM). Tiếp đó, các địa phương khác có sân bay, hầu hết có ca mắc cũng trên 3 con số mỗi ngày. Vì vậy, việc tiếp tục duy trì bắt buộc hành khách khởi hành từ sân bay Tân Sơn Nhất phải có kết quả test âm tính là không sòng phẳng. Lúc này bình tâm thấy rằng, thời gian “chống dịch quyết liệt” bằng cơ học như lập chốt, giăng dây, test nhanh… đã không mang lại kết quả mong muốn. Trước đây, địa phương nào làm căng, nay dịch vẫn không giảm. Xin hỏi: Covid-19 không chỉ lây bằng hàng không, TPHCM số ca mắc mới ít hơn nơi khác, nhưng tại sao trước khi bay từ TPHCM, khách phải test? Vì sao văn bản hết thời hiệu áp dụng nhưng vẫn thực hiện?

Chưa hết, việc yêu cầu test đã gây lãng phí rất lớn. Theo thống kê từ Sở GTVT TPHCM: ngày 23-12, số hành khách khởi hành đường bay quốc nội từ sân bay Tân Sơn Nhất là 18.616 người, ngày 22-12 là 17.739 người, ngày 21-12 là 16.888 người, tính ra trung bình mỗi ngày 17.747 người. Chiếu theo Thông tư 16 do Bộ Y tế ban hành ngày 8-11, trường hợp được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán sẽ không quá 109.700 đồng/test nhanh. Căn cứ theo mức này, mỗi ngày hành khách phải thanh toán gần 2 tỷ đồng phí test; nhưng trên thực tế giá test lại khác nhau, có nơi cao hơn rất nhiều. Kết quả làm gì không rõ nhưng lại tiêu tốn số tiền cực lớn!

Hiện nay chúng ta đã chuyển sang “trạng thái bình thường mới”, thích ứng sống chung với dịch và phục hồi phát triển kinh tế, vì vậy những việc làm không đem lại lợi ích xã hội cần được loại trừ. Sự việc ồn ào từ Công ty Việt Á vừa qua đã đem đến cái nhìn tiêu cực trong việc test Covid-19. Đã đến lúc phải tính lại, hoặc test trong phạm vi khám chữa bệnh, hoặc những hoạt động đặc biệt khác, hoặc người dân tự nguyện. Thay vì đổ tiền vào việc vô bổ nêu trên, chúng ta nên tập trung nguồn lực để nâng cao năng lực hệ thống y tế, thuốc chữa bệnh… cũng như hỗ trợ thêm đời sống cho đội ngũ y tế đã chống dịch ròng rã suốt thời gian dài.

LƯƠNG THIỆN