Tin tức thế giới ngày Thứ ba 04 tháng 01 năm 2022 - Võ Thái Hà tổng hợp

Tin tức thế giới ngày Thứ ba 04 tháng 01 năm 2022 - Võ Thái Hà tổng hợp
01/04/2022

KBCHNTV thông báo: Kênh youtube của KBCHNTV được chuyển về https://youtube.com/KBCHNTV2
https://www.youtube.com/channel/UCUYHCuct76okHEUw0epaGtg (Ca sĩ Lệ Hằng)

HÌNH ẢNH TRONG NGÀY: Tuyết tại Hoa Thịnh Đốn DC Hoa Kỳ
image.png
Trên một xa lộ vùng Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ (USA Today)
 
image.png
Du khách từ Pháp trước tòa nhà Quốc Hội Hoa Kỳ (AP)
 

 

Số ca COVID-19 tăng cao trong Quốc hội Mỹ - 04/01/2022 - Reuters 

Tòa Quốc hội Hoa Kỳ hôm 3/1/2022.

Tòa Quốc hội Hoa Kỳ hôm 3/1/2022. 

Quốc hội Hoa Kỳ đang gặp phải sự gia tăng chưa từng có số các ca nhiễm COVID-19, với tỷ lệ dương tính trong 7 ngày tại một điểm xét nghiệm đã tăng lên 13%, so với cuối tháng 11 chỉ 1%, Reuters dẫn thông tin của bác sĩ phụ trách Điện Capitol cho biết hôm 3/1.

Hầu hết các ca nhiễm COVID-19 ở Điện Capitol đã xảy ra với những người đã tiêm chủng, với biến thể Omicron chiếm khoảng 61% số ca và biến thể Delta chiếm 38%, dựa trên mẫu xét nghiệm ngày 15/12, Bác sĩ Brian Monahan viết trong thư gửi các nhà lập pháp và nhân viên hôm 3/1.

Sự gia tăng này diễn ra khi số ca nhiễm COVID-19 mới ở Hoa Kỳ đã tăng gấp đôi trong 7 ngày qua, lên mức trung bình 418.000 ca/ngày, theo số liệu của Reuters.

Bác sĩ Monahan lưu ý rằng lây nhiễm tăng mạnh đột biến trong số những người đã tiêm chủng ở Điện Capitol nhưng không dẫn đến tình trạng phải nhập viện, hay có biến chứng nghiêm trọng hoặc tử vong, và đó là một thực tế chứng minh tầm quan trọng của việc tiêm chủng.

Chính phủ Hoa Kỳ khuyến khích người dân đã tiêm đủ vaccine nên tiêm thêm mũi tăng cường và những người chưa tiêm vaccine nên đi tiêm chủng.

Bác sĩ Monahan nói trong thư rằng khoảng 65% số ca nhiễm COVID-19 tại Điện Capitol có triệu chứng, và trong các trường hợp khác, những người xét nghiệm dương tính không có triệu chứng.

Thượng viện trở lại nhóm họp vào hôm 3/1, sau kỳ nghỉ lễ cuối năm, nhưng chỉ tổ chức một phiên họp ngắn do bão tuyết, và cũng vì bão tuyết nên điểm xét nghiệm ở Điện Capitol phải đóng cửa sớm.

 

Covid-19 : Mỹ bắt đầu áp dụng biện pháp tiêm chủng bắt buộc đối với một bộ phận dân chúng

Các ống tiêm chứa đầy vac-xin Pfizer/BioNTech tại một phòng nghiên cứu ở Lansing, Michigan, Hoa Kỳ, ngày 27/12/2021. REUTERS - EMILY ELCONIN 

Chính sách tiêm chủng bắt buộc ở Hoa Kỳ bắt đầu có hiệu lực từ hôm nay 04/01/2022 đối với một số công chức và nhân viên y tế. Nhờ vào điều này, Nhà Trắng hy vọng sẽ nâng cao tỷ lệ tiêm chủng trên toàn quốc.  

Từ Washington, thông tín viên Gullaume Naudin tường trình : 

"Trước kỳ nghỉ lễ cuối năm, tổng thống Mỹ Joe Biden đã giải thích rằng việc bắt buộc người dân tiêm vac-xin không phải để kiểm soát cuộc sống của mọi người, mà là để cứu họ. Việc tiêm chủng bắt buộc đối với nhân viên y tế sẽ có hiệu lực từ thứ Ba này, giữa lúc làn sóng của biến thể Omicron đang hoành hành và số ca nhiễm hàng ngày vượt quá 400.000 trên toàn quốc. 

Mặc dù vậy, tổng thống biết là quyết định của mình không được tất cả mọi người ủng hộ. Biện pháp tiêm chủng bắt buộc cũng đã bị kiện trước tòa ở một số bang, nhưng các tòa phúc thẩm cuối cùng cũng đã chấp nhận tính hợp pháp. Giai đoạn kiện tụng cuối cùng sẽ diễn ra vào thứ Sáu tới, Tòa án Tối cao sẽ nghe lập luận của các bên. Những công ty có hơn 100 nhân viên được hưởng ân hạn (chưa bắt buộc phải tiêm chủng) trong khi chờ phán quyết của Tòa án Tối cao. Nhưng họ có thể bị phạt ngay từ ngày 10 tháng Giêng tới. 

Biện pháp tiêm chủng bắt buộc hiện nay liên quan đến hơn 80 triệu người. Vì vậy, tổng thống Joe Biden hy vọng nâng cao tỷ lệ tiêm chủng. Các công ty đã thực hiện chính sách tiêm chủng bắt buộc, đã đạt tỷ lệ gần 100%. Con số này cao hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước, tức là chỉ có 62% người dân được coi là đã chủng ngừa đầy đủ. Trong số này, một phần ba đã tiêm liều nhắc lại, mà các cơ quan y tế coi là biện pháp bảo vệ tốt nhất chống lại biến thể mới."

 

Quân đội Myanmar ngày càng tàn bạo

Thứ ba này kỉ niệm 74 năm Myanmar tuyên bố độc lập khỏi Anh. Nhưng năm nay hầu hết người Miến Điện sẽ bận tâm về một kẻ áp bức khác. Trong 11 tháng qua, quân đội gây thiệt hại nặng cho đất nước khi đẩy mạnh đàn áp mọi mầm mống phản đối cuộc đảo chính hồi tháng Hai. Họ đã nã pháo và thiêu trụi hàng nghìn ngôi nhà, tra tấn tù nhân, giết nhân viên y tế và phá hủy kho lương thực vốn dành cho những người phải di dời vì cuộc nội chiến do chính họ gây ra.

Vào đêm Giáng sinh, quân đội tàn sát ít nhất 35 người và thiêu rụi thi thể của họ, nâng số người chết lên 1.393. Đây là ví dụ nghiêm trọng nhất gần đây về việc quân đội tàn sát dân thường – một chiến thuật xưa nay chỉ áp dụng cho các dân tộc thiểu số của đất nước, như người Rohingya, nay nhằm vào cả người Bamar đa số. Chưa dừng lại ở đó, các cựu chuyên gia Liên Hợp Quốc cảnh báo hàng triệu người Myanmar đang đứng trước bờ vực nạn đói.

 

Lệnh tiêm vắc-xin của Mỹ vẫn chưa thể áp dụng

Kể từ thứ Ba, hai quy định liên bang về vắc-xin covid-19 sẽ có hiệu lực. Tất cả 84 triệu người Mỹ làm việc cho một công ty có hơn 100 nhân viên sẽ phải tiêm ngừa hoặc nộp kết quả xét nghiệm hàng tuần. Các nhân viên chính phủ liên bang cũng vậy. Ngoài ra, 17 triệu nhân viên chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở nhận tài trợ của Medicare hoặc Medicaid, hai trong số các chương trình y tế liên bang, cũng phải tiêm chủng.

Tuy đơn giản nhưng lệnh này đang gây tranh cãi. Các doanh nghiệp, nhóm tôn giáo và chính quyền các bang bảo thủ đều phản đối, cho rằng chính phủ lạm quyền và có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế. Chính quyền Biden đã quyết định hoãn cho đến khi Tòa án Tối cao xem xét vào thứ Sáu về những thách thức pháp lý. Và dù các thách thức pháp lý có bị tòa loại bỏ, thì chính quyền vẫn có thể đối mặt phản đối kịch liệt hơn trên thực địa khi thực thi lệnh.

 

Anh-Pháp lại căng thẳng về chuyện đánh cá

Pháp muốn các đối tác EU có hành động pháp lý chống lại Anh. Cáo buộc nhắm vào Anh là việc nước này không cấp đủ giấy phép cho các tàu thuyền Pháp đánh cá trong vùng biển của Anh. Theo thỏa thuận Brexit, các thuyền có truyền thống đánh bắt ở những vùng biển như vậy được cấp giấy phép hoạt động trong nhiều năm nữa. Các tàu đánh cá lớn hầu hết đã có đủ giấy, nhưng các tàu nhỏ bị thiếu hồ sơ. Nhà chức trách Anh và Đảo Channel đã từ chối khoảng 50 đơn đăng ký, hầu hết là từ ngư dân Pháp.

Đánh bắt cá không quá quan trọng trong nền kinh tế hai bên, chỉ chiếm dưới 0,1% GDP. Nhưng quan hệ Pháp-Anh đang ở mức thấp. Việc đẩy căng thẳng lên cao giúp đoàn kết đảng Bảo thủ cầm quyền Anh, trong khi chỉ còn ba tháng nữa là đến bầu cử tổng thống Pháp. Về mặt chính trị, cả hai bên đều không thể lùi bước.

 

Anh thắt chặt quản lý các ngành nhạy cảm liên quan đến an ninh

Chính phủ Anh luôn tự hào cởi mở đối với đầu tư quốc tế. Nhưng họ cũng lo ngại nếu lỏng lẻo sẽ tiếp tay cho gián điệp và phá hoại. Vì vậy, kể từ thứ Ba, bất kỳ ai muốn mua lại hơn 25%, 50% hoặc 75% cổ phần của một công ty Anh thuộc một trong 17 lĩnh vực, bao gồm trí tuệ nhân tạo và truyền thông, sẽ phải được chính phủ chấp thuận.

Chính phủ khẳng định hạn chế can dự. Đánh giá tác động ước tính cho thấy họ có thể sẽ chỉ chính thức chặn hoặc yêu cầu thay đổi khoảng mười giao dịch mỗi năm. Tuy nhiên, không rõ các thương vụ kiểu nào sẽ bị cấm, từ đó có thể làm tăng tình trạng quan liêu và gây chậm trễ. Chính phủ muốn có linh hoạt tối đa khi đưa ra một định nghĩa rất mơ hồ về an ninh quốc gia, qua đó mang lại cho họ nhiều quyền can thiệp.

 

Việt Nam mở cửa đón chuyến bay quốc tế sau gần 2 năm, cách ly còn 3 ngày - VOA Tiếng Việt 

Vietnam Airlines hiện đang bay thẳng từ San Francisco về thành phố Hồ Chí Minh

Vietnam Airlines hiện đang bay thẳng từ San Francisco về thành phố Hồ Chí Minh 

Các chuyến bay quốc tế thường lệ đến Việt Nam đã được nối lại sau gần hai năm gián đoạn vì đại dịch COVID-19 trong khi quy định cách ly đã được giảm xuống còn 3 ngày tại nhà đối với những hành khách đã chích ngừa đầy đủ, báo chí trong nước đưa tin.

Theo đó, các chuyến bay quốc tế thường lệ đầu tiên đến Việt Nam trong ngày đầu tiên của năm mới là chuyến bay từ Phnom Penh của Vietnam Airlines đến thành phố Hồ Chí Minh và chuyến bay của hãng Vietjet Air từ Tokyo đến Hà Nội.

Các chuyến bay thường lệ này được nối lại trong lúc ‘cơn bão’ lây nhiễm do biến chủng Omicron đang càn quét qua nhiều nước trên thế giới và Việt Nam cũng đã ghi nhận 20 ca Omicron từ những người nhập cảnh trên các chuyến bay cho thuê chuyến hồi hương.

Hành khách được yêu cầu phải có xét nghiệm âm tính với virus corona trong vòng 72 giờ trước khi lên máy bay, được chích ngừa ít nhất hai mũi hoặc đã khỏi COVID-19 trong vòng 6 tháng.

Các chuyến bay thường lệ kế tiếp của Vietnam Airlines sẽ là bay từ Tokyo, Nhật, vào ngày 5/1 và bay từ San Francisco, Mỹ, vào ngày 9/1, theo Thanh Niên. Trước đó, vào cuối tháng 12 năm ngoái, hãng hàng không quốc gia của Việt Nam đã thực hiện một số chuyến bay thẳng hồi hương công dân từ San Francisco theo hình thức cho thuê trọn chuyến.

Trước đó, phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã đồng ý chủ trương nối lại các chuyến bay quốc tế thường lệ với các thị trường có hệ số an toàn cao bắt đầu từ ngày 1/1 năm 2022 để thúc đẩy phục hồi du lịch, kinh tế cũng như ‘tạo điều kiện cho người Việt ở nước ngoài về quê ăn Tết’.

Những hành khách vào Việt Nam kể từ đầu năm 2022 đã chích ngừa đầy đủ hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 được yêu cầu tự cách ly tại nơi lưu trú, bao gồm tư gia hay khách sạn, trong vòng 3 ngày, thay vì 7 ngày như trước, theo quy định do Bộ Y tế công bố. Đối với những ai chưa chích hoặc chích chưa đủ thì vẫn phải cách ly đủ 7 ngày.

Hết thời hạn cách ly, những hành khách này phải có kết quả xét nghiệm âm tính với virus corona mới được dỡ bỏ cách ly, cũng theo quy định mới này.

Theo kế hoạch nối lại bay quốc tế thường lệ, Việt Nam sẽ mở cửa trở lại với 15 quốc gia, vùng lãnh thổ trong nửa đầu năm 2022, bao gồm Thái Lan, Lào, Campuchia, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Anh, Pháp, Đức, Nga, Úc, Hong Kong, Malaysia, và Mỹ. Hầu hết các nước này đều đã ghi nhận sự lây lan của biến thể Omicron, trong đó có những nước mà biến chủng này đang hoành hành dữ dội như Mỹ, Anh, Pháp.

Hiện nay, Vietnam Airlines đã mở bán vé bay đến, đi từ Việt Nam trên website, ứng dụng di động và phòng vé, đại lý chính thức trên toàn quốc, theo Thanh Niên. Nhưng theo tìm hiểu của VOA, thì đến giờ trên trang web của hãng vẫn chưa thấy hiển thị chuyến bay đi từ Mỹ về Việt Nam.

VOA cũng đã liên hệ CEC Transfer & Travel, một đại lý bán vé máy bay của người Việt ở vùng Virginia, và được cho biết hiện giờ người Việt có nhu cầu về nước có thể đặt vé của Vietnam Airlines bay từ San Francisco với giá 1.900 đô la một chiều, tự cách ly tại nhà ba ngày.

Trong khi đó, hãng hàng không Nhật ANA ‘đang sắp xếp lại chuyến bay’ và ‘dự kiến sẽ bắt đầu bán vé bay từ Mỹ về Việt Nam kể từ ngày 6/1, cũng theo thông tin từ đại lý này.

Kể từ cuối tháng Ba năm 2020, Việt Nam đã đóng cửa biên giới với các chuyến bay quốc tế để chống dịch và chỉ cho vào các chuyến bay giải cứu hay chuyến bay hồi hương người Việt và các chuyên bay chở các chuyên gia, người đầu tư nước ngoài. Lệnh cấm này đã khiến hoạt động du lịch từ ngoài nước này gần như đóng băng.

 

Năm cường quốc cam kết chống phổ biến vũ khí hạt nhân

(Ảnh minh họa) - Các công nhân kiểm tra bom hạt nhân B53 tại cơ sở lưu trữ vũ khí hạt nhân B&W tại Pantex, ngoại ô thành phố Amarillo, bang Texas, ngày 25/10/2011. REUTERS/Photo Courtesy B&W Pantex/Handout 

Hôm qua, 03/01/2022, trong bối cảnh hội nghị lần thứ 10 rà soát lại Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (TNP) sắp diễn ra, 5 thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, những cường quốc nguyên tử, đã ký tuyên bố khẳng định lại quyết tâm « ngăn ngừa theo đuổi phát tán » loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, cùng chung nhận định không có ai thắng trong chiến tranh hạt nhân. 

Năm thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An gồm Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Vương quốc Anh và Pháp, đã cùng cam kết chống lại việc theo đuổi phát tán các loại vũ khí hạt nhân. Đây cũng là các quốc gia được Hiệp ước không phổ biến hạt nhân (TNP) thừa nhận là những nước có trang bị vũ khí hạt nhân. Ngoài những cường quốc này, những nước từ chối ký Hiệp ước nhưng vẫn trang bị vũ khí hạt nhân là Ấn Độ, Pakistan và Israel.

Trong khi đó, Bắc Tiều Tiên đã tham ra TNP rồi rút khỏi năm 2003, luôn đòi được thừa nhận là quốc gia có vũ khí hạt nhân. Iran cũng đang muốn nổi lên như là một cường quốc hạt nhân. Nước này đang bị nghi ngờ có chương trình trang bị vũ khí nguyên tử. Hồ sơ hạt nhân Iran đang trong quá trình đàm phán lại giữa Teheran với các cường quốc hạt nhân.

Đại diện Pháp tại Hội Đồng Bảo An cho biết, năm cường quốc hạt nhân nhấn mạnh « quyết tâm làm việc với tất cả các quốc gia để có môi trường an ninh, giúp hoàn tất các tiến bộ trong lĩnh vực giải trừ vũ khí, với mục tiêu cuối cùng là thế giới loại bỏ được vũ khí hạt nhân ».

Tuyên bố chung của 5 cường quốc khẳng định « chiến tranh hạt nhân không thể thắng được và không bao giờ được tiến hành ». Cam kết của các nước có đoạn viết : « Mỗi nước chúng tôi nhất trí duy trì và tăng cường hơn nữa những biện pháp của từng nước để sự ngăn chặn sử dụng không được phép hay không chủ định vũ khí hạt nhân ».

Hôm nay 04/01, một đại diện Trung Quốc, ông Phó Thông (Fu Cong), vụ trưởng vụ Kiểm soát Vũ khí, bộ Ngoại Giao Trung Quốc, kêu gọi Matxcơva và Washington cắt giảm kho vũ khí hạt nhân, hiện lớn nhất thế giới, đồng thời quả quyết rằng bắc Kinh sẽ tiếp tục « hiện đại hóa » các vũ khí hạt nhân. Trước báo giới, ông Phó Thông tuyên bố : « Trung Quốc luôn theo chính sách không sử dụng trước vũ khí hạt nhân và chúng tôi duy trì khả năng hạt nhân ở mức tối thiểu cho phép vì an ninh quốc gia. »

Bắc Kinh vẫn bác bỏ thường xuyên những lời mời của Washington tham gia vào các cuộc thảo luận Mỹ - Nga về cắt giảm kho vũ khí hạt nhân với lý do kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc quá nhỏ. Đại diện Trung Quốc nhấn mạnh « Hoa Kỳ và Nga còn nắm giữ 90% đầu đạn hạt nhân của thế giới. Họ phải cắt giảm vĩnh viễn kho vũ khí của họ và có ràng buộc pháp lý ». 

 

Trung Quốc: Dân Tây An đổi đồ lấy thực phẩm trong vùng phong tỏa do Covid

Xi'an residents bartering food and supplies

Nguồn hình ảnh, Weibo 

Một số người chia sẻ video trên mạng xã hội cho thấy cảnh đổi thuốc lá lấy cải thảo, đổi máy chơi game Nintendo Switch lấy mì ăn liền và bánh bao

Một số cư dân đang bị cách ly ở thành phố Tây An của Trung Quốc trong những ngày qua đã phải đem hàng hóa, đồ vật trao đổi với nhau để lấy thực phẩm, trong lúc nỗi lo về tình trạng khan hiếm lương thực vẫn tiếp diễn. 

Các post đăng trên mạng xã hội cho thấy người dân đem đổi đủ thứ, thậm chí cả các các thiết bị công nghệ, để lấy thực phẩm.

Khoảng 13 triệu người đã bị buộc phải ở trong nhà kể từ ngày 23/12 và hiện không thể ra ngoài để mua thực phẩm.

Trong những ngày gần đây, nhiều người đã đăng lên mạng xã những lời than phiền.

Giới chức đã cung cấp thực phẩm miễn phí cho các hộ gia đình, nhưng một số người cho biết họ sắp cạn kiệt thức ăn hoặc vẫn chưa nhận được đồ.

Video và hình ảnh trên mạng Weibo cho thấy mọi người đổi thuốc lá lấy cây cải thảo, đổi nước rửa chén lấy táo, và đổi băng vệ sinh lấy một nắm rau nhỏ.

Một video cho thấy một người dân xuất hiện để đổi chiếc máy chơi game Nintendo Switch để lấy một gói mì ăn liền và hai cái bánh bao hấp.

"Mọi người đang đổi đồ với những người khác trong cùng tòa nhà, vì họ không còn đủ thức ăn," một người mang họ Vương nói với Đài Á Châu Tự Do. Hãng tin này cũng tường thuật rằng một người đàn ông khác muốn đổi điện thoại thông minh và máy tính bảng để lấy gạo.

"Những công dân bất lực đã phải đi đến thời đổi chác - khoai tây đổi lấy tăm bông," một người dùng Weibo nói, trong khi một người khác mô tả đây là "sự trở lại xã hội nguyên thủy".

Tuy nhiên, một số người lạc quan hơn và nhận xét rằng họ thật "cảm động" trước lòng tốt của những người hàng xóm khi chia sẻ đồ cho nhau.

Residents receive daily necessities at the entrance of a residential community under lockdown on December 29, 2021 in Xi'an

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Giới chức đã cung cấp thực phẩm cho các hộ gia đình, nhưng một số người nói họ sắp hết đồ ăn

Tây An là tâm điểm của đợt bùng phát Covid hiện tại của Trung Quốc. Chính quyền địa phương đã áp dụng các biện pháp quyết liệt để đối phó dịch bệnh, và điều này đã thu hút sự chỉ trích mạnh mẽ trên mạng.

Trong một vụ gần đây, tin tức nói cư dân khu nhà Mingde 8 Yingli ở phía nam thành phố được cho biết ngay sau nửa đêm ngày 1/1 rằng họ phải rời khỏi nhà và đến các cơ sở cách ly.

Cư dân mạng cũng bị sốc bởi một post đăng chưa được xác minh, được lan truyền vào thứ Hai. Một người dân Tây An cho biết cha họ đã qua đời sau khi ông bị đau tim và bị bệnh viện từ chối do tình hình Covid trong thành phố. Bệnh viện vẫn chưa lên tiếng về tin này.

Đợt bùng phát tại Tây An hiện nay là đợt bùng phát tồi tệ nhất mà Trung Quốc từng chứng kiến trong nhiều tháng qua, trong lúc nước này tiếp tục theo đuổi chiến lược 'không Covid'.

Hôm thứ Ba, giới chức quyết định đặt thành phố thứ hai vào tình trạng phong tỏa hoàn toàn sau khi phát hiện ba trường hợp nhiễm Covid không triệu chứng.

Khoảng 1,1 triệu người dân ở Vũ Châu, nằm cách Tây An 500 km, nay sẽ phải ở trong nhà.

Tính đến tối thứ Hai, hầu hết tất cả các phương tiện đã bị cấm ra đường, và tất cả các cửa hàng và cơ sở kinh doanh - ngoại trừ các siêu thị cung cấp nhu yếu phẩm - được yêu cầu đóng cửa.

Các biện pháp nghiêm ngặt được đưa ra trong lúc Tết Nguyên đán đang đến gần, và Thế vận hội mùa đông sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng tới.