Xem xét xử lý ông Trịnh Văn Quyết vì bán chui 74,8 triệu cổ phiếu FLC

Xem xét xử lý ông Trịnh Văn Quyết vì bán chui 74,8 triệu cổ phiếu FLC
01/10/2022

KBCHNTV thông báo: Kênh youtube của KBCHNTV được chuyển về https://youtube.com/KBCHNTV2
https://www.youtube.com/channel/UCUYHCuct76okHEUw0epaGtg (Ca sĩ Lệ Hằng)

Lượng cổ phiếu được ông Quyết bán mà không đăng ký chiếm hơn 55% khối lượng khớp lệnh trong phiên 10/1. Đây cũng là phiên mà thanh khoản FLC đạt kỷ lục gần 135 triệu đơn vị.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa có công bố thông tin về việc giao dịch khối lượng lớn cổ phiếu FLC mà không báo cáo, không công bố thông tin của ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC.

Cụ thể, cơ quan quản lý chứng khoán cho biết chiều ngày 10/1, Ủy ban Chứng khoán đã nhận được báo cáo của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) về việc ông Trịnh Văn Quyết giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu của FLC nhưng không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch.

Tạm tính theo giá đóng cửa phiên 10/1 của cổ phiếu FLC ở mức 21.150 đồng/đơn vị, giao dịch bán chui kể trên đã mang về cho ông Quyết gần 1.600 tỷ đồng.

Ủy ban Chứng khoán cho biết hành động này đã vi phạm việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán theo khoản 1 Điều 33 Thông tư số 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ trưởng Tài chính.

Hiện Ủy ban Chứng khoán đang phối hợp với các cơ quan liên quan để xem xét xử lý vi phạm của ông Trịnh Văn Quyết theo quy định.

 
Ông Trịnh Văn Quyết bị HoSE, Ủy ban Chứng khoán xác định có hành vi bán chui gần 75 triệu cổ phiếu FLC trong phiên 10/1. Ảnh: Nam Khánh.
Ong Trinh Van Quyet ban chui co phieu FLC anh 1

Ông Trịnh Văn Quyết bị HoSE, Ủy ban Chứng khoán xác định có hành vi bán chui gần 75 triệu cổ phiếu FLC trong phiên 10/1. Ảnh: Nam Khánh.

Trong phiên giao dịch hôm qua (10/1), cổ phiếu FLC đã lập kỷ lục về thanh khoản với hơn 135 triệu cổ phiếu được khớp lệnh và thỏa thuận. Lượng cổ phiếu này cao gấp 4-5 lần trung bình những phiên giao dịch trước đó (khoảng 30 triệu đơn vị/phiên) và tương đương 19% lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty.

Như vậy, lượng cổ phiếu FLC do ông Quyết bán ra trong phiên 10/1 chiếm hơn 55% tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh của cổ phiếu này.

Đáng chú ý, cũng trong ngày 10/1, thông tin ông Trịnh Văn Quyết đăng ký bán ra 175 triệu cổ phiếu FLC mới được đăng tải. Trong đó, giao dịch bán được thực hiện từ ngày 10/1 đến 17/1 thông qua các phương thức thỏa thuận và khớp lệnh trên sàn. Mục đích là để cơ cấu lại danh mục tài sản.

Dù văn bản thông báo bán cổ phiếu ghi nhận gửi tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) và Tập đoàn FLC từ ngày 5/1, nhưng thông tin này không hề được ghi nhận trên thông báo của HoSE.

Đến nay, HoSE và Ủy ban Chứng khoán xác định toàn bộ giao dịch bán cổ phiếu FLC trong phiên 10/1 của ông Trịnh Văn Quyết đều là giao dịch chưa đăng ký.

 

HỌ ĐANG THAO TÚNG, LŨNG ĐOẠN THỊ TRƯỜNG CK …
 
Hôm qua, Trịnh Văn Quyết đã thao túng, lũng đoạn thị trường chứng khoán, bán chui gần 75 triệu cổ phiếu FLC. Sáng nay, ỦB Chứng khoán Nhà nước đang xem xét xử lý vi phạm của ông này.
 
Phiên giao dịch hôm qua, có tới gần 135 triệu cổ phiếu FLC được khớp lệnh, cao bất thường. Trong khi lâu nay mỗi ngày cổ phiếu FLC chỉ giao dịch khối lượng trung bình từ 15-40 triệu cổ phiếu.
 
Cũng trong phiên này, nhiều nhà đầu tư mới vừa "đua lệnh" mua cổ phiếu FLC giá trần 24.1 vào buổi sáng, đến chiều bị giảm sàn còn 21.150 đồng và hôm nay giá lại tiếp tục xuống chỉ còn giá 19.7/ cổ phiếu.
 
Kiểu “đánh úp” như thế này thì nhà đầu tư chết, còn Trịnh Văn Quyết bỏ túi ngàn tỷ dễ như chơi.
 
Nhiều nhà đầu tư không quên hồi cuối năm 2017 ông Quyết cũng từng bị ỦB Chứng khoán Nhà nước xử phạt vi phạm hành chính do "bán chui" 57 triệu cổ phiếu FLC nhưng không báo cáo trước. Trong thương vụ này ông Quyết đã thu về ít nhất 400 tỉ đồng theo giá thị trường, song số tiền bị phạt chỉ 65 triệu đồng.
 
Cũng trong thời gian đó, CTCP xây dựng FLC Faros (ROS) do ông Quyết làm chủ tịch HĐQT cũng bị "dính chàm" khi SSC ra quyết định xử phạt với cùng nguyên nhân đã "bán chui" hơn 13,69 triệu AMD (CTCP đầu tư và khoáng sản AMD Group). Thời điểm đó nếu ROS mua lại cổ phiếu AMD thì có thể thu được hơn 136 tỉ đồng, song mức phạt chỉ 130 triệu đồng.
 
Thế mới biết, không phải đại gia, không phải người nhiều tiền là làm ăn đàng hoàng, minh bạch, tử tế, nhân văn nhé. Họ vẫn tìm đủ mọi cách, mọi mánh khóe, chui lủi để mang tiền về, không phải cho mẹ, cho quê hương hay cho người lao động FLC mà cho chính túi của họ…