ĐIỂM TIN THẾ GIỚI ngày 12/1/22 - Nam Giang tổng hợp

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI ngày 12/1/22 - Nam Giang tổng hợp
01/12/2022

KBCHNTV thông báo: Kênh youtube của KBCHNTV được chuyển về https://youtube.com/KBCHNTV2
https://www.youtube.com/channel/UCUYHCuct76okHEUw0epaGtg (Ca sĩ Lệ Hằng)

 

b83cce64-e081-4f1c-a0bd-db58fc690899.png
 

Các luật sư Trump viện dẫn quyền miễn trừ chính thức của Tổng thống trong các vụ kiện ngày 6/1

image.png

Hôm 10/1, luật sư của cựu Tổng thống Donald Trump đã lập luận trước tòa rằng, ông Trump không thể bị kiện chỉ vì những tuyên bố mà ông đã đưa ra trước khi xảy ra vụ đột nhập Điện Capital Hoa Kỳ vào ngày 6/1, vì chúng là những phát ngôn được Hiến pháp Mỹ bảo vệ và ông đang hành động trong phạm vi nhiệm vụ tổng thống chính thức của mình.

Trong một phiên tòa kéo dài 5 giờ ở Washington trước Thẩm phán quận Hoa Kỳ Amit Mehta, luật sư của ông Trump là ông Jesse Binnall đã nói rằng, ông Trump được “miễn trừ” hoặc được bảo vệ trước 3 vụ kiện của các thành viên Quốc hội Dân chủ và hai sĩ quan cảnh sát. Luật sư Binnall nói: “Quyền miễn trừ của cơ quan hành pháp phải [áp dụng] trên diện rộng”.

Các nhà lập pháp Dân chủ, bao gồm Hạ nghị sĩ Eric Swalwell (California) và Jerry Nadler (New York), và hai sĩ quan Cảnh sát Quốc hội Hoa Kỳ đã đệ đơn kiện dân sự chống lại cựu Tổng thống Trump và những người khác, bao gồm con trai ông là Donald Trump Jr. và luật sư riêng của ông là ông Rudy Giuliani. Những đơn kiện này yêu cầu các bị đơn phải chịu trách nhiệm về thương tích đối với cảnh sát và các nhà lập pháp vào ngày 6/1/2021.

Tuy nhiên, luật sư Binnall lập luận rằng, khi đó ông Trump đang hành động trong phạm vi các quyền chính thức của mình, và ông không phải chịu trách nhiệm về bất kỳ vấn đề bạo lực nào xảy ra sau đó trong các sự kiện diễn ra vào ngày 6/1.

Vụ vi phạm diễn ra trong một phiên họp chung của Quốc hội Mỹ, khi các nhà lập pháp nhóm họp để xác nhận các phiếu đại cử tri do các bang đệ trình. Các căn cứ và tòa nhà của Điện Capitol đã bị những người biểu tình và một số người bạo động xâm phạm. Một số người trong số họ muốn thể hiện lập trường của mình chống lại việc Phó Tổng thống Mỹ khi đó là ông Mike Pence từ chối can thiệp vào quá trình cấp chứng nhận cho các lá phiếu Đại cử tri. Trong lúc ấy, hàng ngàn người biểu tình ôn hòa vẫn ở bên ngoài Điện Capitol.

Ông Binnall lập luận: “Chưa bao giờ có một ví dụ nào về việc một người nào đó có thể kiện thành công một tổng thống về một điều gì đó đã xảy ra trong nhiệm kỳ của ông ấy. Quyền miễn trừ tuyệt đối của tổng thống là rất quan trọng”.

Một trong những luật sư đại diện cho vụ kiện của Dân biểu Swalwell là ông Joseph Sellers lập luận rằng, tuyên bố của ông Trump là "một hành động hoàn toàn riêng tư". Luật sư Sellers cho biết: “Những gì ông ấy nói về là một vấn đề chiến dịch, tìm cách đảm bảo một cuộc bầu cử”. Vị luật sư lập luận, nhận xét của cựu tổng thống là một lời kêu gọi công khai và rõ ràng cho bạo lực chính trị.

Ông Sellers nói: “Thật khó để hình dung ra một kịch bản khác ngoài việc tổng thống tự mình đi đến Điện Capitol và đột nhập qua các cánh cửa… nhưng tất nhiên ông ấy đã làm điều đó thông qua các đặc vụ của bên thứ ba, thông qua đám đông”.

Trong khi đó, luật sư Binnall khẳng định, cựu Tổng thống Trump có quyền “nói một cách thẳng thắn về việc liệu bất kỳ nhánh nào khác, có thể hoặc nên hành động hay không”. Luật sư của ông Trump trích dẫn trường hợp của cựu Tổng thống Barack Obama khi ông này bình luận công khai về các phán quyết của Tối cao Pháp viện Mỹ.

Tuy nhiên, Thẩm phán Mehta do ông Obama bổ nhiệm đã phản đối tuyên bố của phía ông Trump về "quyền miễn trừ tuyệt đối" trong phiên điều trần kéo dài. Thẩm phán Mehta đặt câu hỏi với ông Binnall rằng: "Có điều gì tổng thống có thể nói trong khi tổng thống Hoa Kỳ có thể khởi kiện dân sự ông ấy không?".

Thẩm phán Mehta cũng hỏi luật sư Binnall rằng, viên thẩm phán nên làm gì “về thực tế là tổng thống không phản đối hành vi đó ngay lập tức”. Ông hỏi, liệu “từ quan điểm hợp lý”, nó chỉ ra rằng ông Trump “hoàn toàn đồng ý với hành vi của những người bên trong Điện Capitol ngày hôm đó?”.

Luật sư Binnall trả lời: "Tổng thống không thể phải đối mặt với những hành động pháp lý cho bất kỳ loại thiệt hại nào do không làm điều gì đó".

Thẩm phán Mehta sẽ đưa ra phán quyết về vụ việc vào một ngày sau đó. Song thông tin này vẫn chưa được xác nhận.

 

Hệ thống chăm sóc sức khoẻ châu Âu quá tải vì biến thể Omicron

image.png

Các hệ thống chăm sóc sức khỏe châu Âu đang cảm thấy căng thẳng trước tình trạng biến thể Omicron lây lan nhanh chóng và có khả năng truyền nhiễm cao. Điều này đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân viên ở các bệnh viện trong bối cảnh số ca bệnh tăng cao.

Mặc dù các nghiên cứu ban đầu cho thấy, nguy cơ mắc bệnh nặng hoặc nhập viện từ biến chủng Omicron thấp hơn so với biến thể Delta đã thống trị trước đây, song các quốc gia trên khắp châu Âu vẫn đang phải vật lộn của tình trạng thiếu hụt nhân sự, do sự gia tăng các bệnh nhiễm trùng khiến các nhân viên chủ chốt bị ốm hoặc buộc phải tự cách ly.

Tính đến ngày 9/1, dữ liệu của chính phủ Anh  cho thấy đã có 141.472 trường hợp nhiễm COVID-19 mới hàng ngày ở Anh, trong khi 1.217.097 người đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus này trong vòng bảy ngày qua.

Tuần trước, Bộ Quốc phòng Anh (MoD) thông báo họ sẽ bổ sung 200 nhân viên Lực lượng vũ trang để hỗ trợ các bệnh viện NHS (Dịch vụ Y tế Quốc gia) ở London trong bối cảnh số ca bệnh kỷ lục và tình trạng thiếu hụt nhân viên trở nên trầm trọng.

Bộ Quốc phòng cho biết, họ sẽ cung cấp 40 nhân viên Quốc phòng và 160 nhân viên trực chung để hỗ trợ các bệnh viện NHS trên khắp thủ đô với một loạt các nhiệm vụ như chăm sóc bệnh nhân, kiểm tra bệnh nhân khi đến và tiến hành các cuộc kiểm tra cơ bản.

“Biến chủng Omicron có nghĩa là số bệnh nhân sẽ nhiều hơn số nhân viên điều trị cho họ”, Giám đốc Y tế của Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS), Giáo sư Stephen Powis cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu. Trên thực tế, có thêm khoảng 10.000 nhân viên y tế trên hệ thống NHS toàn quốc phải nghỉ trong tuần trước so với bảy ngày trước đó và hơn một nửa trong đó phải nghỉ do nhiễm COVID”.

“Mặc dù chúng tôi không biết quy mô của tác động tiềm ẩn mà chủng mới này sẽ ra sao, nhưng rõ ràng là nó lây lan dễ dàng hơn. Do đó, các ca nhiễm trong bệnh viện đạt mức cao nhất kể từ tháng 2 năm ngoái - thậm chí còn nhiều hơn",  ông Powis cho biết.

Tại Hà Lan, tỷ lệ lây nhiễm cũng đang tăng mạnh trong đội ngũ nhân viên y tế, đặc biệt là y tá và điều dưỡng. Các bệnh viện đang xem xét thay đổi các quy tắc cách ly để cho phép những nhân viên bị nhiễm bệnh không có biểu hiện tái nhiễm quay trở lại làm việc nhằm nỗ lực giảm bớt tình trạng thiếu nhân viên chăm sóc y tế, theo tin từ Reuters, được trích dẫn bởi tờ nhật báo De Telegraaf của Hà Lan.

Một cuộc khảo sát tại tám bệnh viện lớn của Hà Lan cho thấy, cứ bốn nhân viên y tế thì có một nhân viên có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 trước Giáng sinh. Tại Trung tâm Y tế Đại học Amsterdam, 25% nhân viên hiện đang có kết quả xét nghiệm dương tính, so với 5% cách đây một tuần.

nhng nơi khácÝ, các cơ sphtrhtrđã được thiết lp bên ngoài mt sbnh vin ở Palermo, Sicily, nhm gim bt sc nng cho các phòng cp cu trong bi cnh số ca nhim virus đang gia tăng.

Bà Tiziana Maniscalichi, giám đốc bệnh viện Cervello và Civico Palermo, cho biết hầu hết những người nhập viện với các triệu chứng nghiêm trọng đều chưa được tiêm phòng.

“Chúng tôi đang chịu áp lực rất lớn”, bà Maniscalichi nói với Associated Press . "Có ít nhất 70 ca phải nhập viện mỗi ngày. Chúng tôi buộc phải thiết lập thêm một đơn vị cấp cứu trong lều, vì sức chứa của đơn vị cấp cứu thông thường là không đủ".

Trong khi đó, công đoàn điều dưỡng Tây Ban Nha SATSE cho biết trong một tuyên bố rằng, những người lao động tuyến đầu như y tá và nhà vật lý trị liệu là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Chín trong số mười nhà vật lý trị liệu cho biết, họ không hài lòng với các hành động và biện pháp đã được thực hiện để củng cố và cải thiện hệ thống y tế của đất nước trong thời kỳ tồi tệ nhất của đại dịch COVID-19, SATSE cho biết, trích dẫn khảo sát của các chuyên gia vật lý trị liệu trên địa bàn cả nước.

Ông Rafael Bengoa, đồng sáng lập Viện Y tế và Chiến lược Bilbao, đồng thời là một cựu quan chức cấp cao của WHO, nói với Reuters rằng, Tây Ban Nha đã không thực hiện đủ các biện pháp để tăng cường các dịch vụ quan trọng. Áp lực sẽ tiếp tục gia tăng lên hệ thống chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, ông vẫn hy vọng rằng đại dịch gần đến hồi kết.

“Chỉ vài tuần ở Tây Ban Nha — về cơ bản là cả tháng Giêng — các ca nhiễm gia tăng nhanh chóng, nhưng tôi hy vọng sau đó số ca sẽ giảm xuống,” ông nói thêm rằng, ông không tin rằng sẽ có một biến thể chết chóc hơn Omicron.

“Các đại dịch không kết thúc bằng một đợt bùng nổ lớn mà với những đợt sóng nhỏ vì rất nhiều người đã bị nhiễm bệnh hoặc tiêm chủng. Sau Omicron, chúng ta không cần phải lo lắng về bất cứ điều gì khác ngoài những đợt sóng nhỏ”, ông Bengoa nói.

Tuy nhiên, theo các nghiên cứu sơ bộ, Omicron có nhiều khả năng lây nhiễm sang cổ họng hơn so với phổi, khiến nó ít gây chết người hơn so với các biến thể trước đó, nhưng lại dễ lây nhiễm hơn, điều này có thể làm tăng số trường hợp mắc bệnh.

Bản in trước của một nghiên cứu dựa trên động vật được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Nhóm nghiên cứu virus học phân tử của Đại học Liverpool cho biết những con chuột bị nhiễm Omicron giảm cân ít hơn, bị viêm phổi nhẹ hơn và mang ít virus hơn.

 

Xuất nhập khẩu Đài Loan năm 2021 đạt mức cao kỷ lục

image.png

Do nhu cầu về chip và các sản phẩm công nghệ trên toàn cầu tăng cao, xuất khẩu của Đài Loan năm 2021 tăng trưởng mạnh mẽ, cao hơn 29,4% so với năm trước đó. Nhập khẩu của Đài Loan cũng ghi nhận mức tăng trưởng cao, tăng 33,2% so với năm 2020. Trung Quốc đại lục và Hong Kong vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Đài Loan. Dù có những khó khăn, xuất khẩu của Đài Loan năm 2022 được dự báo vẫn sẽ tăng so với năm vừa rồi.

Xuất nhập khẩu của Đài Loan năm 2021 cao kỷ lục

Theo báo cáo ngày 07/01/2022 của Bộ Tài chính Đài Loan, giá trị hàng xuất khẩu của nước này trong tháng 12/2021 đạt 40,72 tỷ USD - mức cao nhất trong cả năm ngoái. Xuất khẩu của Đài Loan đã tăng trong 18 tháng liên tiếp, theo Reuter. Tổng giá trị xuất khẩu năm 2021 đạt 446,45 tỷ USD, cũng là mức cao kỷ lục. Con số này tăng 29,4% so với năm trước đó. Năm 2021 là năm thứ 3 liên tiếp xuất nhập khẩu Đài Loan ghi nhận mức tăng. Quốc đảo này đứng đầu trong 4 con hổ châu Á về xuất khẩu. Về vấn đề này, ông Tạ Kim Hà (Xie Jinhe), chủ tịch của Caixin Media, cho rằng xuất khẩu của Đài Loan sẽ vẫn tăng trưởng mạnh trong năm nay, nhưng sẽ gặp phải thách thức lớn khi phải vượt qua con số rất cao của năm vừa rồi.

Theo thông tin từ ông Tạ, xuất khẩu của Đài Loan tăng từ 25,07 tỷ USD  vào tháng 1/2020 lên 33 tỷ USD vào tháng 12/2020; và đạt mức 40,72 tỷ USD vào tháng 12/2021. Vào tháng 10/2021, giá trị xuất khẩu đạt 40 tỷ USD; từ đó đến nay luôn giữ ở mức trên 40 tỷ. Giá trị xuất khẩu vào quý IV/2021 đạt mức kỷ lục chưa từng có là 122,42 tỷ USD.

Ông Tạ cho biết, trong năm ngoái, xuất khẩu của Đài Loan sang Trung Quốc đại lục và Hong Kong đạt 188,91 tỷ USD, tăng 24,8%. Thặng dư thương mại đạt 104,74 tỷ USD. Tăng trưởng xuất khẩu sang Trung Quốc thấp hơn một chút so với tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ (tăng 30%), tới ASEAN (tăng 32%), và tới Châu Âu (tăng 36,8%). Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Đài Loan.

Trong thương mại xuyên eo biển năm 2021, kim ngạch xuất khẩu linh kiện điện tử làm từ chất bán dẫn đạt 104,34 tỷ USD, chiếm 55%. Đây là ưu tiên hàng đầu và là cốt lõi của thương mại xuyên eo biển. Đây cũng là mặt hàng Trung Quốc cần nhất ở Đài Loan.

Về nhập khẩu, ông Tạ cho biết trong năm 2021, nhập khẩu của Đài Loan đạt 381,17 tỷ USD. Đây cũng là giá trị nhập khẩu cao kỷ lục, tăng 33,2% so với năm trước đó. Nhập khẩu tăng mạnh hơn xuất khẩu. Riêng nhập khẩu thiết bị đã đạt 68,98 tỷ USD; trong đó, thiết bị để sản xuất chất bán dẫn đạt 8,78 tỷ USD, tăng 37,6% so với năm trước đó. Nhiều thiết bị trong số này được nhập từ công ty ASML ở Hà Lan. Đây là lý do thương mại song phương của Đài Loan với châu Âu đã tăng đáng kể trong năm vừa rồi.

Các vấn đề thuận lợi và khó khăn của xuất khẩu Đài Loan

Ông Tạ nhấn mạnh rằng xuất khẩu của Đài Loan đã tăng trưởng trong bối cảnh tỷ giá đồng Tân Đài tệ tăng giá mạnh, một điều không dễ xảy ra.

Ông Tạ cho rằng việc các doanh nhân Đài Loan quay trở lại đầu tư vào Đài Loan là một nguyên nhân quan trọng khiến xuất khẩu tăng đáng kể. Năm 2020, xuất khẩu của Đài Loan tăng trưởng 4,9%, mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhất trên thế giới. Vượt qua Nga và Tây Ban Nha, Đài Loan đã trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 15 trên thế giới. Trong năm 2021, xuất khẩu Đài Loan đạt mức tăng trưởng 29,4%, cũng là mức tăng trưởng hàng đầu. Nhưng ông Tạ cũng nhắc nhở rằng xuất khẩu của Đài Loan sẽ phải đối mặt với những thách thức khi phải vượt qua con số tăng trưởng rất cao vào năm vừa qua.

Xuất khẩu Đài Loan vào tháng 12 qua đã tăng mạnh do nhu cầu cao về sản phẩm công nghệ và tình trạng thiếu chip tên toàn thế giới. Trong tháng 12, xuất khẩu linh kiện điện tử tăng 27,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3,51 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu chip tăng 29,2% và xuất khẩu các sản phẩm viễn thông tăng 22,4% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, bộ Tài chính Đài Loan cũng cảnh báo về các rủi ro trước mắt, hai trong số đó là việc đại dịch bùng phát một cách khó dự đoán và các vấn đề liên quan đến tắc nghẽn chuỗi cung ứng. Dù thế, bộ này vẫn dự báo đà tăng trưởng sẽ tiếp diễn vào quý đầu tiên năm 2022, do nhu cầu cao của thị trường thế giới đối với các sản phẩm công nghệ và sự khởi sắc của kinh tế thế giới.

 

Nhà sản xuất chip của Huawei phải ngừng sản xuất do các lệnh trừng phạt liên tiếp từ Mỹ

image.png

Nhà sản xuất vi mạch chất bán dẫn (chip) cho Huawei buộc phải dừng sản xuất chip. Không chỉ vậy, hãng này còn phải cắt giảm quy mô sản lượng sản xuất bộ xử lý ứng dụng riêng dành cho điện thoại thông minh của Huawei. Tất cả tình trạng này đến từ các lệnh trừng phạt gia tăng của Mỹ áp lên Huawei từ năm 2019 với lý do thiết bị do Huawei cung cấp ăn cắp thông tin, gây hại cho an ninh quốc gia.

Sau khi chịu đựng các lệnh trừng phạt liên tục gần 3 năm qua tại Mỹ, Huawei (Hoa Vi), ông lớn ngành công nghệ thiết bị mạng và viễn thông có hậu thuẫn từ nhà nước Trung Quốc, bắt đầu ngấm đòn. Nhà sản xuất vi mạch bán dẫn, còn gọi là chip, một đầu vào tối quan trọng cho các sản phẩm của Huawei, đã buộc phải ngừng sản xuất. Không chỉ vậy, hãng này còn phải thu hẹp quy mô sản xuất bộ xử lý ứng dụng riêng cho điện thoại di động của Huawei.

Theo một báo cáo của Strategy Analytic hôm 23/12/2021, một tổ chức nghiên cứu thị trường: HiSilicon - nhà cung ứng chất bán dẫn của Huawei - đã phải giảm 96% hàng hoá cung cấp cho Huawei trong quý III/2021. Công ty này đã không thể sản xuất chip công nghệ cao do các lệnh trừng phạt liên tiếp của Mỹ suốt từ năm 2019 đến nay. 

Báo cáo cho biết thị trường bộ xử lý ứng dụng riêng (AP) cho điện thoại thông minh toàn cầu tăng 17% lên 8,3 tỷ USD trong quý 3/2021. Năm doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất thế giới là Qualcomm, Apple, MediaTek, Samsung LSI và Unisoc.

Công ty HiSilicon là khách hàng lớn thứ hai của TSMC (hãng sản xuất chip lớn nhất thế giới của Đài Loan). Tuy nhiên, HiSilicon đã bị loại khỏi danh sách 10 khách hàng hàng đầu của TSMC năm 2021. Ngoài ra, số liệu của IC Insights cho thấy HiSilicon đã bị loại khỏi 15 nhà sản xuất chất bán dẫn hàng đầu thế giới năm 2021.  

Vào tháng 05/2019, Mỹ đã liệt kê Huawei vào danh sách các tổ chức bị trừng phạt. Các công ty của Mỹ không được phép cung cấp sản phẩm cho Huawei mà không được Bộ Thương mại Mỹ cho phép. Do đó Google đã ngừng hợp tác với Huawei, hãng này cũng bị từ chối quyền truy cập vào các bản cập nhật của Androi. 

Hoa Kỳ cũng cấm Huawei nhập khẩu các sản phẩm có hàm lượng công nghệ hơn 25% của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, TSMC cho biết hôm 23/05/2019, các sản phẩm mà họ cung cấp cho Huawei đến từ công nghệ của Hoa Kỳ, nhưng không đáp ứng 25% hàm lượng công nghệ nên họ sẽ tiếp tục cung cấp chip cho Huawei.

Vào tháng 05/2020, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đưa ra các quy định mới yêu cầu bất kỳ chip nào được sản xuất bằng công nghệ và thiết bị của Hoa Kỳ phải được Hoa Kỳ chấp thuận trước khi có thể bán cho Huawei.

Hầu hết các nhà máy sản xuất chip trên toàn thế giới, bao gồm cả công ty hàng đầu của Trung Quốc là SMIC, TSMC của Đài Loan, đều mua thiết bị từ các công ty Mỹ như Applied Materials, Lam Research và KLA.

TSMC tiết lộ với công chúng hôm 16/07/2020 rằng họ đã ngừng nhận đơn đặt hàng từ Huawei từ ngày 15/05/2020 do ảnh hưởng của lệnh cấm của Hoa Kỳ.

Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, một tổ chức tư vấn của Mỹ, đã viết hôm 28/09/2020: “Ý tưởng là để cho các nhà sản xuất ngoại quốc như TSMC và Samsung có sự lựa chọn,” lưu ý việc Tổng thống Donald Trump hạn chế xuất khẩu chất bán dẫn và thiết bị. “Các hãng ngoài nước Mỹ muốn tiếp cận thiết bị do Mỹ sản xuất để chế tạo chất bán dẫn, họ phải có đồng ý với Mỹ là sản phẩm của họ tạo ra sẽ không được bán cho Huawei". 

Chip Kirin 9000 5 nanomet (nm) của Huawei được sản xuất bởi công ty ASML của Hà Lan, công ty sở hữu kỹ thuật in quang khắc cho phép sản xuất hàng loạt chip công nghệ cao 5nm. Nhưng ASML (cũng như tất cả các công ty sử dụng máy in quang khắc của ASML), do các liên kết tài chính và kỹ thuật với Hoa Kỳ, không thể bán hàng cho Huawei theo lệnh cấm này.

Ngoài những hạn chế về sản xuất chip, bằng lệnh cấm như vậy, Hoa Kỳ cũng cắt đi cánh tay phải HiSilicon về thiết kế chip cho Huawei. Lý do là thiết kế chip cần phải sử dụng các công cụ tự động hóa thiết kế điện tử (EDA), lĩnh vực này đã được thống trị bởi các công ty Hoa Kỳ như Synopsys, Cadence, Mentor Graphics và Ansys, những công ty kiểm soát 90% thị trường toàn cầu trong cung ứng EDA.

Hoa Kỳ từ lâu đã cáo buộc Huawei tham gia vào hoạt động gián điệp. Các quan chức Hoa Kỳ cảnh báo hồi đầu năm 2020 rằng các thiết bị do Huawei sản xuất đã bí mật truy cập trái phép vào các mạng di động trên toàn thế giới thông qua cửa hậu. Trong một hệ thống máy tính, "cửa hậu" là một phương pháp vượt qua thủ tục chứng thực người dùng thông thường hoặc để giữ đường truy nhập từ xa tới một máy tính, trong khi cố gắng không bị phát hiện bởi việc giám sát thông thường. 

Kể từ khi lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ quy định tất cả các nhà sản xuất chip phải chấm dứt cung ứng theo đơn hàng của Huawei vào tháng 9/2020, Huawei đã cạn kiệt chip công nghệ cao. Hiện tại, Trung Quốc dư thừa nhà máy sản xuất chip, nhưng lại không thể sản xuất được chip công nghệ cao dưới 7nm. 

Thành phố Thâm Quyến của Trung Quốc, nơi Huawei đặt trụ sở, vào năm 2021 đã giảm từ vị trí số 1 xuống vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng các thành phố công nghiệp thiết kế chip lớn nhất Trung Quốc, với doanh thu hàng năm giảm mạnh từ 130 tỷ CNY (20,38 tỷ USD) xuống 69,7 tỷ CNY (10,93 tỷ USD).