ĐIỂM TIN THẾ GIỚI ngày 14/1/22 - Nam Giang tổng hợp

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI ngày 14/1/22 - Nam Giang tổng hợp
01/14/2022

KBCHNTV thông báo: Kênh youtube của KBCHNTV được chuyển về https://youtube.com/KBCHNTV2
https://www.youtube.com/channel/UCUYHCuct76okHEUw0epaGtg (Ca sĩ Lệ Hằng)

 
 

Mỹ tăng cường lực lượng quân y hỗ trợ các bang quá tải vì COVID

image.png

Tổng thống Joe Biden thông báo hôm thứ Năm (13/1) về việc chính quyền của ông đang triển khai thêm lực lượng hỗ trợ quân y đến 6 tiểu bang và mua thêm 500 triệu bộ kit xét nghiệm nhanh COVID-19 để ứng phó với sự gia tăng mới nhất các ca nhiễm của biến thể  Omicron. Khoảng 73 phần trăm số giường bệnh trong tiểu bang và 53 phần trăm số giường của đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) đã chật kín. Con số này tại Rhode Island lần lượt là 86% và 90%.

Trong một bài phát biểu trước cuộc họp với các thành viên quân đội liên quan đến phản ứng COVID-19 của liên bang, ông Biden cho biết ông sẽ cử 6 đội quân y hỗ trợ gồm hơn 120 nhân viên quân y để hỗ trợ y tế ở các bang “bị ảnh hưởng nặng nề” bao gồm Michigan, New York, New Jersey, Ohio, New Mexico và Rhode Island.

Tăng cường lực lượng quân y với 6 bang quá tải về y tế

Vào tháng 12/2021, Tổng thống Biden đã chỉ đạo Bộ Quốc phòng chuẩn bị 1.000 quân y triển khai tới các bệnh viện trên toàn nước Mỹ vào tháng 1 và tháng 2/2022.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki vào ngày 12/1 cho biết hàng trăm bác sĩ và y tá đã làm việc để hỗ trợ đội ngũ nhân viên y tế bị quá tải ở một số bang.

“Như chúng ta thấy, các ca nhiễm do biến thể Omicron không ngừng gia tăng thời gian gần đây và đặt ra yêu cầu số một là về nhân sự. Do đó, lực lượng này sẽ hỗ trợ trong việc giảm tải đối với hệ thống y tế ” quản trị viên Deanne Criswell của Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang (FEMA) nói với CNN."

Bà Criswell cho biết, lực lượng  chủ yếu là các y tá và bác sĩ sẽ hỗ trợ  trong các bệnh viện trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế. Tuy nhiên trong một số trường hợp, quân đội cũng sẽ tham gia hỗ trợ hành chính.

Bà cũng cho biết, nếu các ca nhiễm Omicron tiếp tục gia tăng thì "có khả năng" các bang bổ sung sẽ nhận được hỗ trợ quân sự.

Có nhiều tiểu bang đang báo cáo số ca nhập viện tăng cao.

Hôm thứ Tư (12/1), New Jersey có 6.089 ca nhiễm COVID-19, trong khi kỷ lục của tiểu bang là 8.270 ca nhiễm vào ngày 1/4/2020.

Khoảng 73 phần trăm số giường bệnh trong tiểu bang và 53 phần trăm số giường của đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) đã chật kín. Con số này tại Rhode Island lần lượt là 86% và 90%.

Trung bình có 133.871 ca nhập viện vì nhiễm COVID-19 ở Hoa Kỳ trong tuần qua, Reuters đưa tin. Không rõ có bao nhiêu người trong số họ phải nhập viện vì căn bệnh này hoặc nhập viện vì những lý do khác.

Chính quyền Mỹ mua thêm 500 triệu kít xét nghiệm COVID-19

Ông Biden cũng thông báo hôm thứ Năm  (13/1) rằng, chính phủ liên bang sẽ mua thêm 500 triệu bộ kit xét nghiệm nhanh tại nhà và giao chúng qua đường bưu điện miễn phí.

"Điều đó có nghĩa là, có tổng cộng một tỷ bộ kit xét nghiệm nhanh để đáp ứng nhu cầu của người dân Mỹ trong tương lai", ông Biden nói.

Đơn đặt hàng này bổ sung vào số 500 triệu bộ kit xét nghiệm trước đó mà Nhà Trắng cam kết có sẵn để người Mỹ sử dụng vào tháng 1 năm nay.

Tổng thống Biden đã hứng chịu chỉ trích vì không tập trung nhiều hơn vào việc xét nghiệm như một phần trong chiến lược của ông để chống đại dịch. Sự thiếu hụt các kit xét nghiệm trên toàn quốc đã cản trở khả năng ứng phó với dịch bệnh trong những tuần gần đây khi biến thể Omicron đang lây lan mạnh.

Một số chuyên gia y tế đã nỗ lực trong nhiều tháng để cung cấp các kit xét nghiệm nhanh và cho rằng chính quyền Mỹ nên hành động sớm hơn. Với 330 triệu người sinh sống ở Mỹ, các chuyên gia y tế cho rằng thông tin đảm bảo 500 triệu kit xét nghiệm công bố hồi tháng 12 năm ngoái là một bước tiến song vẫn chưa đủ. Một nhóm nghị sĩ đảng Dân chủ vào đầu tuần này đã kêu gọi chính quyền đảm bảo đủ số lượng kít xét nghiệm để mọi người dân Mỹ có thể tiến hành ít nhất một xét nghiệm nhanh mỗi tuần.

Tổng thống cũng cho biết, chính quyền vào tuần tới sẽ thông báo sẽ cung cấp miễn phí các loại khẩu trang chất lượng cao. Theo ông Biden, khoảng một phần ba người Mỹ cho biết họ không đeo khẩu trang.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), từ đầu năm 2020 đến nay, Mỹ ghi nhận 62,5 triệu người mắc COVID-19 và 840.000 trường hợp tử vong. Khoảng 62,6% dân số Mỹ đã tiêm đủ 2 liều vaccine phòng COVID-19.

 

Mỹ bác yêu sách ‘quyền lịch sử’ và ‘chủ quyền’ của Trung Quốc ở Biển Đông

 
 

Hôm 12/1, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố báo cáo “Limits in the Seas” (Giới hạn trên các vùng biển) bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Báo cáo phủ định cái gọi là “các quyền lịch sử” và “chủ quyền” của Trung Quốc với hơn 100 thực thể ở vùng biển này.

Dựa trên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và phán quyết của Toà trọng tài quốc tế ở The Hague (Hà Lan) năm 2016 trong vụ kiện giữa Trung Quốc và Philippines, báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định các yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông “phá ngoại nghiêm trọng quy tắc của luật biển”.

Bắc Kinh tuyên bố rằng họ có “quyền lịch sử” với hơn 80% diện tích Biển Đông, phần diện tích này được bao trong một “đường 9 đoạn” do họ tự vẽ ra.

Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ viết rằng không có điều khoản nào của UNCLOS có thuật ngữ “quyền lịch sử”, cũng như không có cách hiểu được thống nhất về thuật ngữ này trong luật pháp quốc tế.

Báo cáo nói rằng, bất kỳ yêu sách nào đối với các quyền như vậy sẽ cần phải tuân theo các quy định của UNCLOS, bao gồm cả đối với các khu vực vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng biển.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của chính quyền Trung Quốc đối với hơn 100 thực thể ở Biển Đông là bãi đá chìm dưới mặt nước khi thuỷ triều dâng.

Báo cáo chỉ ra rằng tình trạng pháp lý của bất kỳ thực thể địa lý nào phải được xác định dựa trên “trạng thái tự nhiên” của nó chứ không phải là thông qua việc nạo vét, xây dựng đảo nhân tạo như Trung Quốc đã làm ở quần đảo Trường Sa trong thời gian qua.

Báo cáo khẳng định việc cải tạo đất hoặc tiến hành các hoạt động nhân tạo khác làm thay đổi trạng thái tự nhiên của thực thể khi thuỷ triều lên xuống không thể biến thực thể đó thành đảo.

Vào tháng 7 năm ngoái, chính quyền Biden đã tán thành quyết định của chính quyền tiền nhiệm rằng các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông là trái với luật pháp quốc tế. Chính quyền ông Biden tuyên bố sẽ dùng biện pháp quân sự nếu Trung Quốc tấn công bất kỳ tàu hoặc máy bay nào của Philippines trong khu vực biển tranh chấp ở Biển Đông.

 

Nga có thể đưa quân đến Venezuela và Cuba nếu căng thẳng với Mỹ tiếp tục leo thang

image.png

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov, người dẫn đầu cuộc đàm phán ngày 10/1 với các quan chức Mỹ tại Geneva, cho biết ông không thể "xác nhận hay loại trừ" khả năng Nga xây dựng quân đội bên trong biên giới Cuba và Venezuela nếu tiếp tục căng thẳng với Hoa Kỳ về vấn đề Ukraine. Nếu Nga quyết định đưa quân đến Cuba hoặc Venezuela, đây sẽ là sự hiện diện quân sự quan trọng đầu tiên của họ ở Tây Bán cầu kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov, người dẫn đầu cuộc đàm phán ngày 10/1 với các quan chức Mỹ tại Geneva, cho biết ông không thể "xác nhận hay loại trừ" khả năng Nga xây dựng quân đội bên trong biên giới Cuba và Venezuela nếu tiếp tục căng thẳng với Hoa Kỳ về vấn đề Ukraine.

Tuyên bố của ông Ryabkov làm tăng áp lực đối với căng thẳng hiện có với phương Tây về sự hiện diện của quân đội Nga gần biên giới Ukraine, điều này đã thúc đẩy một cuộc họp cấp cao với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào ngày 12/1 tại Vienna.

Chính phủ ông Putin đã yêu cầu ngừng mở rộng NATO, điều này đã bị Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây từ chối ngay lập tức.

Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, ông Ryabkov nói: “Tất cả phụ thuộc vào hành động của những người đồng cấp Mỹ của chúng tôi”, ám chỉ cảnh báo của Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng Moscow sẵn sàng thực hiện các hành động đáp trả nếu Hoa Kỳ thách thức Điện Kremlin và gây thêm áp lực quân sự.

Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với Thời báo Đại Kỷ Nguyên, “Chúng tôi sẽ không phản ứng lại những lời nói xấu. Nếu Nga thực sự bắt đầu đi theo hướng đó, chúng tôi sẽ giải quyết dứt điểm ”.

Ông Ryabkov cũng chỉ ra rằng, việc từ chối xem xét yêu cầu quan trọng của Nga về sự đảm bảo chống lại Hoa Kỳ và các đồng minh của mình đang mở rộng sang Ukraine và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ khác khiến việc thảo luận các vấn đề như kiểm soát vũ khí và xây dựng lòng tin giữa các quốc gia trở nên khó khăn.

Vào tháng 6/2021, Nga lặp lại sự ủng hộ đối với các đồng minh của mình ở Mỹ Latinh , đặc biệt nhấn mạnh vào Cuba, Venezuela và Nicaragua, trước những gì được mô tả là “các mối đe dọa từ bên ngoài”.

Cả ba quốc gia nói trên đều phải chịu đựng sự thống trị của các nhà độc tài cố thủ.

Về mặt lịch sử, Nga là một trong những đồng minh thân cận nhất của Venezuela kể từ năm 2006 và chế độ của nhà độc tài Hugo Chavez. Sau đó, họ đã ký một thỏa thuận vũ khí trị giá 2,9 tỷ USD với Nga, cho phép họ tiếp cận với các tài sản dầu mỏ phong phú của Venezuela.

Ngày nay, sự cai trị liên tục của nhà độc tài Nicolas Maduro của Venezuela được thực hiện một phần nhờ liên minh chiến lược với chính phủ của Putin.

Nga cũng đóng vai trò là người cho vay cuối cùng đối với quốc gia nợ nần chồng chất và đã cung cấp quân nhu cho chế độ của Maduro.

Và Nga tiếp tục là một trong những nước ủng hộ nhiệt thành nhất của Cuba. Các quốc gia cam kết mở rộng mối quan hệ mà họ gọi là quan hệ “chiến lược” sau các cuộc đàm phán tại quốc đảo vào năm 2018.

Sau đó vào tháng 10/2021, Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài Ana Teresita Gonzalez cho biết, hai nước sẽ tiếp tục hợp tác để làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế của họ.

Quốc đảo có bề dày chính trị này đóng vai trò quan trọng giữa Hoa Kỳ và Nga trong Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba khét tiếng những năm 1960, khi tên lửa của Liên Xô đến Cuba và Hoa Kỳ đáp trả bằng cách áp đặt một cuộc phong tỏa hải quân.

Tổng thống Mỹ John F. Kennedy và nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã đi đến thỏa thuận để Moscow loại bỏ vũ khí để đổi lấy lời thề của Washington không xâm lược Cuba, đồng thời loại bỏ tên lửa khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.

Vào tháng 12/2021, ông Ryabkov đã trực tiếp so sánh căng thẳng hiện tại ở Ukraine với cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba.

Nếu Nga quyết định đưa quân đến Cuba hoặc Venezuela, đây sẽ là sự hiện diện quân sự quan trọng đầu tiên của họ ở Tây Bán cầu kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Anh Quốc: Hoàng tử Andrew bị tước bỏ các tước vị Hoàng gia và chức danh quân sự

image.png

Hoàng tử Andrew của Vương quốc Anh đã từ bỏ các chức danh quân sự và tước vị Hoàng gia, Cung điện Buckingham cho biết hôm thứ Năm (13/1).

Động thái này diễn ra sau khi các luật sư của ông Andrew không thuyết phục được thẩm phán Hoa Kỳ bác bỏ một vụ kiện dân sự cáo buộc ông lạm dụng tình dục.

“Với sự chấp thuận và đồng ý của Nữ hoàng, các chức vụ quân sự của Công tước York và sự bảo trợ của Hoàng gia đã được trả lại cho Nữ hoàng,” Cung điện Buckingham cho biết trong một tuyên bố.

“Công tước xứ York sẽ không thực hiện bất kỳ nghĩa vụ cộng đồng nào và đang đối mặt với vụ kiện với tư cách là một cá nhân công dân,” tuyên bố cho biết thêm.

Một nguồn tin Hoàng gia cho biết ông Andrew sẽ không còn sử dụng danh hiệu “Công tước” (His Royal Highness) trong bất kỳ tư cách chính thức nào và các vai trò khác của ông sẽ được phân bổ lại cho các thành viên khác của gia đình Hoàng gia. 

Ông Andrew, một cựu phi công trực thăng của Hải quân Hoàng gia Anh trong Chiến tranh Falklands năm 1982, bị cáo buộc tấn công tình dục Virginia Giuffre khi cô mới 17 tuổi.

Cô Giuffre cáo buộc cố tỷ phú ấu dâm Mỹ Jeffrey Epstein đã cho cô vay tiền để quan hệ tình dục với các cộng sự giàu có và quyền lực của ông ta. Tỷ phú Epstein được cho là đã tự sát trong tù hồi tháng 8 năm 2019 trong khi chờ xét xử tội buôn bán tình dục.

Thông báo hôm thứ Năm của Điện Buckingham được đưa ra sau khi hơn 150 cựu chiến binh Hải quân Hoàng gia, Không quân Hoàng gia và Quân đội Anh viết thư cho Nữ hoàng Elizabeth, kêu gọi bà tước bỏ cấp bậc và danh hiệu của ông Andrew trong lực lượng vũ trang. 

Các thành viên cấp cao của Hoàng gia Anh thường được bổ nhiệm làm thủ trưởng danh dự của các đơn vị quân đội, với sự chấp thuận của Nữ hoàng.

Bắc Kinh cưỡng bức kinh tế Litva, thúc đẩy Mỹ- EU tăng cường hợp tác

 
 

VOA, ngày 12/1 cho hay, Tân Chủ tịch Hội đồng EU bày tỏ hy vọng rằng EU sẽ nhanh chóng hành động để hỗ trợ Litva và giúp nước này chống lại sự cưỡng bức kinh tế của Trung Quốc. Bên cạnh đó, bà Katherine Tai, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, lần thứ hai bày tỏ sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Litva.

Sau khi Đài Loan đặt văn phòng đại diện tại thủ đô Liva vào tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc ngay lập tức áp đặt các biện pháp cưỡng chế ngoại giao và kinh tế để trừng phạt Litva. Thậm chí gây sức ép đối với cả các công ty của Pháp và Đức sử dụng linh kiện và nguyên liệu thô được sản xuất tại Litva.

Bình luận về sự việc xung quanh mối quan hệ Litva, Đài Loan và Trung Quốc, Hạ Minh, giáo sư Đại học Thành phố New York, cho rằng lý do khiến một Litva nhỏ bé vùng Baltic dám đối đầu với Trung Quốc có liên quan nhiều đến các giá trị của đất nước này.

Ông nói: “Tại sao Litva có thể làm được điều này? [Có] một lý do liên quan đến các giá trị của nước này, [đó là] lịch sử độc đáo của họ, mối quan hệ với Liên Xô cũ. Chủ nghĩa tự do của họ đã đóng một vai trò quan trọng trong suốt [quá trình khiến cho] Bức màn Sắt của Liên Xô sụp đổ. Nó liên quan đến tinh thần dân tộc của người dân và lịch sử theo đuổi ý thức dân tộc của họ. Cái còn lại liên quan đến địa chính trị. Litva là một thành viên của Liên minh châu Âu, một trong những đặc điểm chính của Liên minh Châu Âu tất nhiên là sự phối hợp. Không chỉ hội nhập mà còn là sự phối hợp quốc phòng và ngoại giao của họ. Vì vậy, khi Trung Quốc sử dụng Litva như một quốc gia để thực hiện ngoại giao sói chiến và trừng phạt, điều đó tất nhiên sẽ gây ra phản ứng từ Liên minh châu Âu. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng đang phối hợp và tăng cường mối quan hệ hợp tác xuyên Đại Tây Dương, và các liên minh của các nền dân chủ, vì vậy tất nhiên cũng sẽ có phản ứng của Hoa Kỳ”.

Trương Tuấn Hoa, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu Âu-Á tại châu Âu, cho rằng tân Thủ tướng Đức Scholz đã có cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào cuối tháng 12/2021, nhưng không đề cập đến Litva, mặc dù các quan chức đã khuyên ông nên làm như vậy. Về vấn đề này, chính phủ mới của Đức đã không đóng một vai trò tích cực.

Ông nói: “Tất nhiên chính phủ mới ở Đức chưa được bao lâu, nhưng cho đến nay có thể nói rằng nó chưa đóng một vai trò tích cực nào nhất định, thậm chí là một chút trong vấn đề này. Ý tôi là tân thủ tướng Đức Scholz đã có một cuộc điện đàm với ông Tập Cận Bình vào cuối tháng 12. Trên thực tế, trước cuộc gọi, một số quan chức Đức đã nói với Thủ tướng rằng chúng ta nên đề cập đến vấn đề của Litva, vì nó liên quan đến mối quan hệ giữa nhiều công ty Đức và Litva. Hơn nữa, họ đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, không phải doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp lớn thì không sợ, nhưng doanh nghiệp vừa và nhỏ thì đặc biệt sợ phương thức cưỡng bức này. Từ quan điểm này, với tư cách là một tân thủ tướng, khi có cơ hội nói chuyện với ông Tập Cận Bình, ông ấy lại không đề cập đến vấn đề này. Vì vậy, Đức đã không đóng một vai trò tích cực trong vấn đề này. Tôi nghĩ rằng EU nói chung bây giờ có thể thực hiện một cách tiếp cận chủ động hơn hay không? Nó phụ thuộc vào việc một số quốc gia thành viên, chẳng hạn như Pháp, có vai trò trong việc thúc đẩy. Nói cách khác, Bộ trưởng Ngoại giao Đức cũng đã bày tỏ những ý kiến nhất định về vấn đề này? Từ quan điểm của người Đức, cá nhân tôi không nghĩ nó đơn giản như vậy. Vì lập trường và quan điểm của Thủ tướng không nhất thiết phải giống với quan điểm của Bộ trưởng Ngoại giao, mà còn phụ thuộc vào độ khó của vấn đề. Pháp tương đối tốt hơn về mặt này”.

Tuy nhiên, Hạ Minh, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Thành phố New York, cho rằng việc chính quyền Trung Quốc dồn quá nhiều lực vào tấn công Litva sẽ làm tổn hại đến quyền lực mềm của chính nước này, và đó là một lời quảng cáo tồi cho chính sách ngoại giao sói chiến. Trong trường hợp của Litva, chính quyền Trung Quốc đã tấn công vào các chuỗi sản xuất, khiến phương Tây phải tái cấu trúc các chuỗi công nghiệp để hợp tác hơn trước, và Bắc Kinh còn tự làm tổn hại mình nhiều hơn.

Ông nói: “Theo quan điểm của Trung Quốc, tiến và lùi đều mất chỗ dựa, bởi vì họ quá cứng rắn với Litva. Một nước lớn chống lại một nước nhỏ là một kiểu gây hại cho cái gọi là sức mạnh mềm, thậm chí còn tạo ra một quảng cáo rất tệ cho hoạt động ngoại giao sói chiến của mình. 

Ngoài ra, nếu họ trả đũa Hoa Kỳ và các nước châu Âu, đây là lý do tại sao các nước EU hiện nay đoàn kết hơn. Lý do cộng đồng doanh nghiệp Đức cũng ủng hộ là vì Trung Quốc đang tấn công vào chuỗi sản xuất, miễn là có sản phẩm, quy trình mà Litva tham gia vào chuỗi sản xuất thì sẽ bị thiệt hại. Hai năm sau khi đại dịch bùng phát, chuỗi sản xuất toàn cầu đang được tổ chức lại và các nước lớn, do chủ nghĩa dân tộc thúc đẩy, đang tái sản xuất về quê hương của họ. Vì vậy, tôi cho rằng chính sách ngoại giao của Trung Quốc có thể gây ra những tổn hại lớn cho chính họ. 

Đây không chỉ là câu hỏi về việc liệu Trung Quốc có sẵn sàng hay không, mà còn là liệu Hoa Kỳ và châu Âu có sẵn sàng hay không. Đây không chỉ là một quá trình chủ quan, tôi nghĩ đó là một sự gia tăng khách quan do cuộc khủng hoảng kinh tế và dịch bệnh toàn cầu mang lại. Vì vậy, tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ và Châu Âu hiện đang phải đối mặt với rất nhiều cuộc khủng hoảng, và họ chắc chắn sẽ tăng cường hợp tác. Họ đang thể hiện điều đó bằng cuộc tấn công vào Trung Quốc vì sự an toàn của chuỗi sản xuất của họ. 

Tôi tin rằng các nền dân chủ sẽ xem xét sự hợp tác của họ từ quan điểm giá trị và điều chỉnh lại chuỗi sản xuất của họ. Vì vậy, tôi nghĩ rằng đối với Trung Quốc, Hoa Kỳ và châu Âu có nhiều quân bài để chơi. Bởi vì xét cho cùng, các công ty đa quốc gia ở bất cứ đâu vẫn chịu sự chi phối và bảo vệ của các quốc gia có chủ quyền. Trong chính sách ngoại giao sói chiến của Trung Quốc, điều đó thực ra đã rất rõ ràng”.

Trương Tuấn Hoa, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Âu-Á, cũng cho rằng chính sách ngoại giao cưỡng bức của Bắc Kinh cuối cùng sẽ phải trả giá.

Ông nói: “Việc cưỡng bức là vô đạo đức và sẽ dễ bị tổn thất hơn nếu bạn tham gia vào một cuộc cưỡng bức quy mô lớn. Vì vậy, từ quan điểm này, Trung Quốc thực sự lo lắng về cách thức ngoại giao của chính mình trong tương lai. Cần phải nói rằng, việc Trung Quốc cử một đại diện không chính thức tới EU vào cuối tháng 11 năm ngoái, điều này tự nó cho thấy sự thất bại trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc”.