TIN THẾ GIỚI CẬP NHẬT  ngày 19/01 /2022 - Nam Giang cập nhật

TIN THẾ GIỚI CẬP NHẬT  ngày 19/01 /2022 - Nam Giang cập nhật
01/19/2022

KBCHNTV thông báo: Kênh youtube của KBCHNTV được chuyển về https://youtube.com/KBCHNTV2
https://www.youtube.com/channel/UCUYHCuct76okHEUw0epaGtg (Ca sĩ Lệ Hằng)

image.png
WHO: Covid nếu không còn là đại dịch vẫn rất nguy hiểm
image.png
Ảnh minh họa về sự lây truyền của virus SARS-CoV-2, do Viện Dị ứng và các Bệnh viêm nhiễm Quốc gia, Hoa Kỳ, công bố ngày 01/08/2021. Handout National Institute of Allergy and Infectious Diseases/AFP/File

Thụy My

Đại dịch Covid bớt hoành hành, sắp xuống cấp thành dịch bệnh - nhận định này ngày càng được nhiều chính khách và các nhà dịch tễ học nói đến. Có nghĩa là cần phải tập sống chung với con virus như với dịch cúm, bớt đi những hạn chế. Tuy nhiên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 18/01/2022 lên tiếng cảnh báo, mối nguy hiểm vẫn còn đó.

Từ Genève, thông tín viên Jérémie Lanche cho biết thêm chi tiết :

« Dịch bệnh cục bộ là một loại bệnh diễn ra thường xuyên tại một khu vực. Định nghĩa của tự điển Larousse có vẻ phù hợp với kịch bản được nhiều nước mong muốn, chủ yếu ở châu Âu. Đó là Covid lây lan thường xuyên trong cư dân nhưng không gây xáo trộn lớn cho xã hội và các bệnh viện, nhờ vào miễn dịch tập thể sau làn sóng Omicron. Nhưng theo giám đốc phụ trách các hoạt động khẩn cấp của WHO, ông Mike Ryan, vấn đề không chỉ là ngữ nghĩa.

Ông nói : « Chúng ta không thể diệt trừ được con virus trong năm nay, và có thể là chẳng bao giờ. Những virus gây ra đại dịch rốt cuộc cũng thuộc về hệ sinh thái. Giờ đây người ta phân biệt giữa đại dịch và dịch bệnh, nhưng sốt rét là dịch bệnh và đã làm cho hàng trăm ngàn người chết. SIDA là dịch bệnh, bạo lực tại một số khu phố cũng vậy. Nạn dịch không có nghĩa là điều tốt, mà chỉ là nó luôn hiện diện ».

Một con virus gây dịch bệnh không phải ít độc hại hơn, nhưng đơn giản là dân chúng được miễn nhiễm nhiều hơn, nhờ đã chích ngừa hoặc bị lây nhiễm. Dịch bệnh có thể hiểu ngầm là một dạng thăng bằng giữa virus và miễn dịch. Có điều hãy còn quá sớm để biết rằng chúng ta có đạt được sự cân bằng này hay chưa. Nhất là do bất bình đẳng về vac-xin, có thể xuất hiện những biến thể mới, đặc biệt tại châu Phi, nơi chỉ có 7% dân số được tiêm chủng đầy đủ ».
 
 
Covid-19: Số ca nhiễm thường nhật lại phá kỷ lục tại Pháp
image.png
Xếp hàng chờ làm xét nghiệm Covid-19 trước một hiệu bán thuốc ở Paris, Pháp, ngày 07/01/2022. REUTERS - SARAH MEYSSONNIER

Thanh Phương

Theo các số liệu do cơ quan Y tế Công cộng Pháp, hôm qua, 18/01/2022, đã có thêm gần 465 ngàn người bị nhiễm Covid-19 trong vòng 24 giờ, một con số kỷ lục. Hôm thứ Hai, con số này chỉ là khoảng hơn 102 ngàn, nhưng đó là do hôm trước là Chủ nhật, số người xét nghiệm ít hơn ngày thường.

Như vậy, tính trung bình trong 7 ngày qua, số ca nhiễm mới mỗi ngày tại Pháp đã vượt qua ngưỡng 300 ngàn, tăng so với con số trung bình được tính trước đó một tuần.

Số người nhập viện do Covid vẫn tăng, nay đã lên đến 26.593 người. Tuy nhiên số bệnh nhân nặng trong các phòng hồi sức, điều trị tích cực đã giảm 32 người, chỉ còn 3.881.

Hôm qua, thủ tướng Jean Castaex thông báo sẽ gia tăng hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong những ngành vẫn bị ảnh hưởng bởi các biện pháp hạn chế để phòng dịch, như khách sạn, nhà hàng, tổ chức sự kiện và các hãng du lịch. Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát ở Pháp, chính phủ đã huy động tổng cộng khoảng 240 tỷ euro để hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị tác động nặng nề, trong đó có các ngành nói trên.

Đức cũng phá kỷ lục về ca nhiễm

Trong khi đó, tại nước Đức láng giềng, số ca nhiễm mới mỗi ngày cũng phá kỷ lục. Cụ thể, theo các số liệu do viện Robert Koch công bố hôm nay, đã có thêm 112.323 người bị nhiễm virus corona trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Đây là lần đầu tiên con số này vượt ngưỡng 100 ngàn kể từ khi nước Đức bắt đầu thống kê số ca nhiễm mới mỗi ngày.

Theo hãng tin AFP, bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach dự báo là đợt dịch hiện nay ở nước này sẽ chỉ lên đến đỉnh vào giữa tháng 2, do biến thể Omicron lây lan sang Đức chậm hơn các nước châu Âu khác như Anh hay Pháp.
 
 
Tổng thống Pháp đề nghị "một trật tự an ninh mới" ở châu Âu
image.png
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trước phiên họp toàn thể của Nghị Viện Châu Âu tại Strabourg, Pháp, ngày 19/01/2022. REUTERS - POOL

Thanh Phương

Theo hãng tin AFP, trong bài phát biểu trước Nghị Viện Châu Âu ở Strasbourg hôm nay, 19/01/2022, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tỏ ý mong muốn châu Âu xây dựng một « trật tự an ninh và ổn định mới » với khối NATO. Ông Macron cũng kêu gọi một cuộc đối thoại « thẳng thắn và yêu cầu cao » với Matxcơva về trật tự an ninh mới này.

Bài phát biểu của tổng thống Macron trước Nghị Viện Châu Âu trình bày những ưu tiên của Pháp trong cương vị chủ tịch luân phiên của Liên Hiệp Châu Âu.

Theo tổng thống Pháp, trật tự an ninh mà ông đề nghị phải dựa trên những nguyên tắc, đó là « bác bỏ việc sử dụng vũ lực, đe dọa và cưỡng ép, các quốc gia được tự do lựa chọn tham gia vào các tổ chức, các liên minh, các hiệp ước an ninh, không xâm phạm các biên giới, tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, bác bỏ việc hình thành các vùng ảnh hưởng. »

Trong bài phát biểu hôm nay, tổng thống Pháp còn cho rằng Liên Hiệp Châu Âu nên xem xét lại quan hệ với các nước vùng Balkan ở phía tây và để cho các nước trong vùng thấy rõ viễn cảnh chắc chắn sẽ được thâu nhận vào khối này.

Về mặt xã hội, ông Macron tỏ ý muốn quyền được phá thai và việc bảo vệ môi trường được đưa vào Hiến Chương các quyền căn bản của Liên Hiệp Châu Âu.
Căng thẳng với Trung Quốc: Các doanh nghiệp Litva chịu áp lực nặng nề
 
image.png
Thủ tướng Litva Ingrida Simonyte phát biểu với giới truyền thông, tại Kapciamiestis, Litva, ngày 10/11/2021. © 路透社图片

Thanh Phương

Từ khi Litva thông báo cho mở một văn phòng đại diện của Đài Loan tại quốc gia vùng Baltic này, quan hệ giữa Litva và Trung Quốc trở nên căng thẳng, và tình hình này tác động nặng nề lên các doanh nghiệp Litva. Họ còn gặp thêm khó khăn do giữa chính phủ và tổng thống của nước này không có sự phối hợp.

Để giải quyết tình trạng này, chính phủ Litva đã triệu tập một cuộc họp giữa các bộ trưởng và các đại diện khu vực kinh tế, nhất là hiện nay áp lực của Trung Quốc ngày càng mạnh.

Từ Vilnius, thông tín viên Marielle Vitureau tường trình :

« Các doanh nghiệp đầu tiên ở Litva mà hàng xuất khẩu bị chặn lại chính là các nhà kinh doanh mặt hàng gỗ. Sau đó là đến lượt các nhà xuất khẩu nông-thực phẩm. Theo tổng liên đoàn các nhà công nghiệp Litva, hơn 1 ngàn container hàng đang chờ đóng thuế hải quan Trung Quốc.

Về mặt chính thức, Bắc Kinh không ban hành bất cứ trừng phạt nào đối với Litva. Trong lĩnh vực công nghệ cao, một ngành mũi nhọn của nền kinh tế Litva, các trừng phạt là con dao hai lưỡi : Không thể xuất khẩu, mà cũng không thể mua hàng ở Trung Quốc.

Đứng đầu một trong những công ty laser lớn nhất ở Litva, Kristijonas Vizbaras cho biết : « Không còn chắc chắn điều gì, nhưng dẫu sao thì Trung Quốc vẫn là quốc gia căn bản về cung cấp vật liệu điện tử ».

Trước khi gặp khủng hoảng giữa hai nước, Litva xuất khẩu 340 triệu euro hàng hóa mỗi năm sang Trung Quốc. Con số này đã mất nhiều zero từ mấy tháng qua. Cho nên Litva rất cần đến sự yểm trợ của châu Âu. Ủy Ban Châu Âu hiện đang  thảo luận về một cơ chế để phạt những quốc gia nào ban hành các biện pháp trả đũa kinh tế vì những lý do chính trị.

Đài Loan cũng đang nỗ lực giải quyết vấn đề. Chính phủ của hòn đảo này gần đây đã thông báo tháo khoán 1 tỷ đô la tín dụng để hỗ trợ mậu dịch với Litva. »