ĐIỂM TIN THẾ GIỚI ngày 10/2/22 - Nam Giang

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI ngày 10/2/22 - Nam Giang
02/10/2022

KBCHNTV thông báo: Kênh youtube của KBCHNTV được chuyển về https://www.youtube.com/channel/UC3gL7TJkgUF1WsdtoU6ut8w
https://www.youtube.com/channel/UCUYHCuct76okHEUw0epaGtg (Ca sĩ Lệ Hằng)

 

TT Trump tiến cử Thống đốc tiểu bang South Dakota Kristi Noem tái tranh cử

  • Hôm thứ Ba (08/02), cựu Tổng thống Donald Trump đã tiến cử Thống đốc tiểu bang South Dakota Kristi Noem trong nỗ lực tái tranh cử của bà.

Trong một tuyên bố, ông Trump đánh giá cao tính cách, các chính sách, và thành quả của bà Noem.

“Bà Kristi Noem đã làm rất tốt vai trò Thống đốc tiểu bang South Dakota,” ông Trump cho biết. “Bà ấy rất mạnh mẽ đối với các chính sách về Biên giới, Tu chính án thứ Hai, bảo tồn đất đai và Thống trị Năng lượng, Tự do Y tế, và giữ cho South Dakota mở cửa trong thời kỳ diễn ra đại dịch COVID.”

Ông nói thêm rằng, “Bà ấy hoàn toàn ủng hộ Cơ quan Chấp pháp, Quân đội, những cựu chiến binh tuyệt vời của chúng ta — và bà cũng là một người chiến đấu cho những người dân tuyệt vời của South Dakota. Bà Kristi có sự Bảo chứng Toàn diện và Hoàn toàn của tôi!”

Bà Noem, người đã giữ chức thống đốc South Dakota kể từ ngày 08/01/2019 sẽ tái tranh cử trong năm nay.

Ngay sau đó, vị Thống đốc Đảng Cộng Hòa này đã truy cập Twitter để cảm ơn ông Trump vì sự bảo chứng của ông.

“Cảm ơn ngài Tổng thống. Tôi đánh giá cao tình bạn và sự hỗ trợ của ngài trong những năm qua. Chúng tôi rất muốn ngài trở lại vào ngày 04/07 để xem pháo hoa! ” bà Noem viết.

Theo Argus Leader, bà cho biết mình “rất vinh dự và khiêm tốn” khi nhận được tiến cử chính thức từ cựu tổng thống.

“Kể từ khi được bầu làm Thống đốc, tôi đã làm việc để đưa nghị trình Nước Mỹ Trên Hết của Tổng thống Trump lên cấp tiểu bang ở South Dakota bằng cách cắt giảm các quy định nặng nề, tạo điều kiện dễ dàng cho các chủ doanh nghiệp nhỏ ở South Dakota và những người tạo ra công ăn việc làm, đồng thời hỗ trợ việc thực thi pháp luật tại South Dakota,” bà Noem nói.

“Tôi mong muốn tiếp tục chiến đấu cho nghị trình chung của chúng ta nếu được bầu làm Thống đốc tiểu bang South Dakota nhiệm kỳ thứ hai.”

Bà Noem được lựa chọn để thách thức Dân biểu Đảng Cộng Hòa Steve Haugaard trong các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Ông Haugaard, một luật sư của Sioux Falls, cho biết hồi tháng 11 năm ngoái là ông tin rằng bà Noem bị ràng buộc với những lợi ích doanh nghiệp và đã nhiều lần đứng về phía chỉ trích những người theo phái bảo tồn truyền thống. 

Ông Haugaard nói về bà Noem trong thông báo về chiến dịch tranh cử chính thức của mình vào thời điểm đó, “Bà Kristi Noem đã phụ thuộc vào các lợi ích đặc biệt, từ NCAA, đến các doanh nghiệp lớn, đến các nhà vận động hành lang cho doanh nghiệp.” 

Phản hồi về sự bảo chứng của ông Trump đối với bà Noem, ông Haugaard nói rằng ông Trump “đã chứng kiến thấy Thống đốc Noem nhiều hơn trong hai năm qua so với các công dân khác của South Dakota,” theo Argus Leader.

“Bà ấy rất bận rộn với chiến dịch vận động bên ngoài tiểu bang và đặt nền móng cho các tham vọng cấp quốc gia của mình, trong khi tôi tiếp tục tập trung vào người dân South Dakota và công việc cần phải hoàn thành ở đây.”

Ông Haugaard được biết đến là một trong những người theo phái bảo tồn truyền thống nhiệt thành nhất của Hạ viện tiểu bang South Dakota về các vấn đề tài chính và xã hội. Ông đã xung đột với thống đốc tiểu bang này nhiều lần khi còn là Chủ tịch Hạ viện vào năm 2019 và 2020.

Cuộc bầu cử sơ bộ của South Dakota sẽ diễn ra vào tháng Sáu.

VĐV Olympic của Đức sẽ bình luận về Trung Quốc sau khi về nước

 

Hôm thứ Tư (9/2), Natalie Geisenbergervận động viên Đức giành huy chương vàng Olympic mùa đông Bắc Kinh cho biết cô sẽ chỉ đưa ra bình luận về chính quyền Trung Quốc sau khi trở về nhà.

Nữ vận động viên 34 tuổi này đã chỉ trích gay gắt chính quyền Trung Quốc trước Thế vận hội Bắc Kinh. Vào tháng 11/2021, cô chỉ trích các vụ xét nghiệm ở Trung Quốc và thời điểm đó cô chưa quyết định sẽ đến Bắc Kinh.

Khi được hỏi liệu cô có ngạc nhiên khi vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc cho đến nay vẫn chưa được nêu ra tại Thế vận hội hay không, cô Geisenberger nói rằng việc lên tiếng là vấn đề thời gian.

Cô nói: “Bạn phải cẩn thận khi nói điều gì và nói ở đâu. Khi tôi trở về Đức, có thể có một vài điều phải nói nhưng tại đây, tôi sẽ không nói điều gì đó”.

Quyền lên tiếng của vận động viên tại Thế vận hội là một vấn đề được quan tâm, cho đến nay chưa có vận động viên nào nêu ra bất kỳ vấn đề chính trị nào trong Thế vận hội. Vào tháng một, một quan chức trong ủy ban tổ chức Thế vận hội của Trung Quốc đã cảnh báo các vận động viên nước ngoài không được bình luận về Trung Quốc trong Thế vận hội Mùa đông và bất kỳ hành vi nào vi phạm các quy định của chính quyền Trung Quốc đều có thể khiến họ bị loại khỏi Thế vận hội.

Theo luật của Olympic, các vận động viên có thể nêu các vấn đề chính trị hoặc xã hội trong các cuộc họp báo của họ với điều kiện không được gây rối hoặc thiếu tôn trọng các đối thủ khác.

Người dân Trung Quốc và thế giới kỷ niệm ngày mất của bác sĩ Lý Văn Lượng

Epochtimes đưa tin, Hôm Thứ Hai (7/2) là ngày kỷ niệm hai năm ngày mất của bác sĩ Lý Văn Lượng, một trong những người đầu tiên đưa tin về sự xuất hiện của Virus gây ra đại dịch COvid-19. Cư dân mạng đại lục và Hoa kiều đã bày tỏ sự thương tiếc ông và kêu gọi ĐCSTQ trả tự do cho các nhà báo công dân đang bị giam giữ chỉ vì nói sự thật về đại dịch.

Năm 2020, Hiệp hội Nghệ sĩ Thị giác Los Angeles đã trao tặng bác sĩ Lý Văn Lượng “Giải thưởng Tự do Ngôn luận “.

Vào dịp kỷ niệm hai năm ngày mất của ông Lý, cô Ann Lau, chủ tịch Hiệp hội Nghệ sĩ Thị giác Los Angeles cho biết, Hiệp hội bày tỏ lòng kính trọng đối với người anh hùng này. Cô trích dẫn tuyên bố của bác sĩ Lý rằng “trong một xã hội lành mạnh không nên chỉ có một tiếng nói”. Cô Ann cũng yêu cầu ĐCSTQ đưa ra lời giải thích cho thế giới về nguồn gốc của COVID-19.

Nhiều tài liệu và các cuộc điều tra quốc tế đã chỉ ra rằng sự cố ý che giấu dịch bệnh của ĐCSTQ đã dẫn đến sự bùng phát dịch COVID-19 trên khắp thế giới, và sự thật về loại Virus này vẫn còn là một bí ẩn.

Cư dân mạng thương tiếc bác sĩ Lý Văn Lượng

Vào đầu năm 2020, dịch COVID-19 đã nhanh chóng bùng phát ở nhiều tỉnh của Trung Quốc đại lục. Bác sĩ Lý Văn Lượng, lúc đó đang công tác tại khoa mắt của một bệnh viện ở Vũ Hán, vào thời điểm đó đã đăng cảnh báo về virus trên Weibo. Nhưng sau đó ông đã bị ĐCSTQ cáo buộc là “tung tin đồn thất thiệt”, đến ngày 07/02/2020, ông được báo cáo là qua đời do nhiễm virus COVID-19.

Cái chết của bác sĩ Lý đã khiến hàng trăm triệu cư dân mạng ở Trung Quốc và thế giới bàng hoàng và tức giận. Họ yêu cầu ĐCSTQ phải công khai xin lỗi bác sĩ Lý. Hai năm đã trôi qua, những tiếng nói bất bình thay cho vị bác sĩ quá cố này trên Internet vẫn chưa dừng lại.

Một số người Hoa ở nước ngoài đã tweet vào ngày 07/02 rằng: “Xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới bác sĩ Lý Văn Lượng”.

Tại Trung Quốc, hàng nghìn cư dân mạng đại lục đã để lại lời nhắn dưới bài đăng Weibo cuối cùng của Lý Văn Lượng để bày tỏ suy nghĩ của họ về ông.

Một cư dân mạng đại lục viết rằng: “Cảm ơn bác sĩ”, “Đã hai năm rồi, ở đó ông có tốt hơn không?” “Thật thương tiếc, tôi sẽ nhớ đến ông.”

Tính đến ngày 7 tháng 2, bài đăng Weibo cuối cùng của bác sĩ Lý Văn Lượng đã thu hút được hơn 1 triệu bình luận, và con số này vẫn đang tiếp tục tăng lên.

Kêu gọi trả tự do cho các nhà báo công dân

Trong khi kỷ niệm ngày mất của bác sĩ Lý, một số cư dân mạng Vũ Hán đã yêu cầu ĐCSTQ trả tự do cho nhà báo công dân Phương Bân, và ngừng kiểm duyệt dư luận.

Năm 2020, sau khi ông Lý Văn Lượng thông báo về sự xuất hiện của Virus, bốn nhà hoạt động là luật sư Trương Triển, nhà báo Phương Bân, Trần Thu Thực và Lý Trạch Hoa, đã đến Vũ Hán, nơi khởi phát của virus, để đưa tin độc lập và bị ĐCSTQ bắt giữ.

Nhà báo Phương Bân, người ủng hộ bác sĩ Lý Văn Lượng, đã bị giam tại trại giam địa phương. Luật sư Trương Triển, đã bị ĐCSTQ kết án 4 năm tù với cáo buộc “gây rối”. Luật sư Trương đã chết khi tuyệt thực trong tù vào cuối năm ngoái.

Trước đó, hàng nghìn người Trung Quốc đã cùng ký tên yêu cầu trả tự do cho luật sư Trương Triển và cho cô được cấp cứu sau thời gian dài tuyệt thực. Tổ chức Phóng viên không biên giới có trụ sở tại Pháp cũng yêu cầu ĐCSTQ phải trả tự do cho cô ngay lập tức.

Cho đến hiện tại, dịch Covid vẫn chưa dừn lại và ĐCSTQ vẫn tiếp tục che giấu dịch bệnh và cản trở các cuộc điều tra về nguồn gốc Covid. Vào tháng 6 năm ngoái,ông Kevin McCarthy, lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Hoa Kỳ, đã công bố một kế hoạch 8 điểm nhằm “buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về đại dịch”, bao gồm các biện pháp trừng phạt đối với những người liên quan đến việc che giấu dịch bệnh.

Hàng loạt quốc gia Châu Âu tiến hành nới lỏng các hạn chế kiểm soát COVID-19

image.png
Pháp, Hy Lạp, và Bồ Đào Nha đã trở thành các quốc gia Châu Âu mới nhất nới lỏng các hạn chế liên quan đến COVID-19. Các hạn chế được nới lỏng ở những quốc gia này chủ yếu về phương diện đi lại - không cần phải cung cấp kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính trước thời điểm khởi hành, dỡ bỏ giấy thông hành áp dụng cho các nhà hàng, quán bar...

Ví dụ, các du khách đã tiêm phòng thì không phải cung cấp kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính, song những người chưa tiêm phòng vẫn phải làm như vậy mới có thể nhập cảnh. Hy Lạp cũng đã dỡ bỏ các yêu cầu xét nghiệm trước thời điểm khởi hành.

Trong tuần này, Pháp sẽ tiến hành dỡ bỏ yêu cầu xét nghiệm COVID-19 âm tính đối với những du khách đã tiêm phòng và nhập cảnh từ bên ngoài Liên minh Âu Châu.

“Chúng tôi đã từng yêu cầu xét nghiệm vào tháng 12/2021 vì biến thể Omicron. Nhưng trong những ngày tới, chúng tôi sẽ ra thông báo về việc các xét nghiệm không còn cần thiết đối với những người đã tiêm phòng”, ông Clement Beaune, thuộc Bộ Châu Âu và Ngoại giao, nói với France 2 TV hôm thứ Ba (08/10).

Các quy định đã được nới lỏng hơn nữa trong bối cảnh Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, Anh Quốc, Ireland, và Cộng hòa Séc đã dỡ bỏ các quy định về COVID-19 trong nước, bao gồm cả giấy thông hành vaccine trong một số trường hợp.

Đầu tháng này, Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin đã thông báo nước này sẽ dỡ bỏ tất cả các hạn chế COVID-19 vào giữa tháng 2/2022.

Bà Marin cho biết, việc dỡ bỏ các hạn chế nên thực hiện một cách từ từ bởi vì đại dịch COVID-19 vẫn đang đặt ra “gánh nặng không nhỏ” đối với các nguồn lực của bệnh viện. “Đó là lý do tại sao tôi muốn chúng ta cần phải dỡ bỏ những hạn chế càng sớm càng tốt", dẫn lời từ tờ Helsinki Times.

Bộ trưởng Y tế Đan Mạch Magnus Heunicke đã nói với CNN vào cuối tháng 01/2022 rằng, “Không ai có thể biết điều gì sẽ xảy ra vào tháng Mười Hai tới. Nhưng chúng tôi đã hứa với các công dân Đan Mạch là sẽ chỉ áp đặt các hạn chế nếu thực sự cần thiết và chúng tôi sẽ dỡ bỏ chúng ngay khi có thể.”

Ông cho biết thêm rằng, giấy thông hành vaccine COVID-19 áp dụng cho các nhà hàng, quán bar, và các địa điểm khác, cũng như các quy định đeo khẩu trang trong không gian kín, sẽ hết hiệu lực trên khắp đất nước Bắc Âu này. Đan Mạch là quốc gia Liên minh Âu Châu đầu tiên dỡ bỏ tất cả các hạn chế hôm 10/09.

Đầu tháng Một, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã tuyên bố chấm dứt một số hạn chế liên quan đến COVID-19 ở Anh Quốc như giấy thông hành, quy định đeo khẩu trang, và các hạn chế về công việc. Chính phủ ở Scotland và xứ Wales cũng đã thông báo vào thời điểm đó về việc dỡ bỏ một số hạn chế nhằm phòng ngừa Omicron, nhưng quy định bắt buộc đeo khẩu trang trong nhà và giấy thông hành COVID sẽ vẫn được áp dụng.

Vài ngày sau, giới chức Cộng hòa Ireland đã công bố dỡ bỏ các giấy chứng nhận tiêm phòng COVID-19, giãn cách xã hội, giới hạn sức chứa, và các lệnh giới nghiêm.

Thủ tướng Ireland Micheal Martin nói: “Con người là những sinh mệnh mang đặc tính xã hội và phương diện đó của người Ireland chúng ta lại nổi trội hơn cả. Chúng ta mong chờ đến mùa xuân này, chúng ta muốn được hội tụ. Chúng ta muốn nhìn thấy nụ cười của nhau. Chúng ta cần được hát ca trở lại".

Hôm 20/01, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez nói với các phóng viên rằng, Liên minh Châu Âu nên tiếp cận với đại dịch COVID-19 giống như cách tiếp cận với bệnh cúm, vì các nghiên cứu và dữ liệu thường xuyên đã cho thấy biến thể Omicron ít độc lực hơn nhiều so với các biến thể trước đó.

“Những gì chúng ta đang nói là trong vài tháng và vài năm tới, chúng ta sẽ phải suy nghĩ, một cách không do dự và theo những gì khoa học khuyến cáo chúng ta, làm thế nào để quản lý đại dịch với các thông số khác nhau", ông nói hôm 17/01, theo The Associated Press.

Nhưng ở Áo, Tổng thống Alexander Van der Bellen tuần trước đã ký một dự luật gây tranh cãi, ban hành một quy định bắt buộc tiêm phòng COVID-19 trên toàn quốc cho người trưởng thành mà sẽ có cả tiền phạt [nếu không chấp hành]. Những người không có bằng chứng về việc đã tiêm phòng hoặc được miễn tiêm phòng sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt khởi điểm là 600 euro (680 USD) và các khoản tiền phạt cho những lần kế tiếp lên đến 3,600 euro (4,100 USD). Các cá nhân có thể bị phạt tới bốn lần mỗi năm và luật này sẽ có hiệu lực đến tháng 01/2024.