ĐIỂM TIN THẾ GIỚI ngày 12/2/22 - Nam Giang

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI  ngày 12/2/22 - Nam Giang
02/12/2022

KBCHNTV thông báo: Kênh youtube của KBCHNTV được chuyển về https://www.youtube.com/channel/UC3gL7TJkgUF1WsdtoU6ut8w
https://www.youtube.com/channel/UCUYHCuct76okHEUw0epaGtg (Ca sĩ Lệ Hằng)

New York: Hàng nghìn công nhân đối mặt với nguy cơ mất việc làm vì chưa tiêm vaccine

image.png
Hàng nghìn công nhân thành phố New York chưa được tiêm chủng đang đối mặt với hai sự lựa chọn: một là tiêm vaccine ngừa COVID-19 vào ngày làm việc cuối cùng hôm thứ Sáu, hai là bị sa thải. Thị trưởng thành phố New York, ông Eric Adams dường như rất quyết tâm thực hiện việc chấm dứt hợp đồng lao động bất chấp sự phản đối kịch liệt từ các tổ trưởng công đoàn.

Văn phòng thị trưởng dự kiến sẽ cập nhật số lượng nhân viên bị sa thải của thành phố vào cuối tháng 1.

Mặc dù con số này chỉ chiếm khoảng 1% lực lượng lao động của thành phố, nhưng đây sẽ là một trong những mức cắt giảm nhân công lớn nhất ở Hoa Kỳ do yêu cầu tiêm vaccine.

"Chúng tôi không sa thải họ, chính họ từ chối tiêm vaccine", ông Adams nói trước câu hỏi về chính sách tiêm vaccine tại một cuộc họp báo hôm thứ Năm (10/2) ở Bronx, nơi ông đang công bố một sáng kiến thực phẩm lành mạnh.

“Tôi rất muốn giữ họ, tôi muốn họ là nhân viên của thành phố, nhưng họ cần phải tuân theo các quy định,” ông nói.

Thị trưởng New York đang rất sẵn sàng thực hiện lệnh này, ngay cả khi bang New York cùng với các bang và thành phố khác của Hoa Kỳ sắp tiến hành dỡ bỏ các hạn chế phòng chống COVID-19 và số các ca nhiễm Omicron đang giảm dần.

Vào tháng 12, ông Bill de Blasio - thị trưởng tiền nhiệm của New York, đã ra lệnh cho tất cả công nhân khu vực công và tư nhân trong thành phố tiêm vaccine.

Ông Andrew Giuliani, một ứng cử viên Đảng Cộng hòa cho chức thống đốc và là con trai của cựu Thị trưởng Thành phố New York Rudy Giuliani, đã dỡ bỏ các chính sách tiêm vaccine trước hàng chục người biểu tình vào sáng thứ Sáu tại một cuộc biểu tình bên ngoài Tòa thị chính ở Manhattan.

Trong các cuộc phỏng vấn và phát biểu, các nhà lãnh đạo công đoàn đã trút giận về việc thực thi các chính sách đeo khẩu trang.

Ông Harry Nespoli, chủ tịch Hiệp hội Vệ sinh đồng phục tại địa phương 831, nói với Reuters hôm thứ Sáu rằng: “Vào lúc cao trào của đại dịch, khi mà người dân đang chết dần từng ngày thì chúng tôi vẫn hăng say làm việc. Bây giờ quý vị lại nói với họ rằng họ không đủ tốt để trở thành công nhân thành phố".

Ông Nespoli cho biết, khoảng 40 trong số 7.000 công nhân mà ông đại diện chưa được tiêm phòng và đang phải đối mặt với viễn cảnh bị buộc thôi việc vào sáng thứ Sáu, nhưng ông hy vọng một số trong số họ sẽ được tiêm phòng thay vì mất việc.

Hiệp hội lính cứu hỏa đại diện cho lực lượng cứu hỏa Thành phố New York, đang phải đối mặt với việc chấm dứt hợp đồng vào cuối ngày, công đoàn cho biết. Khoảng 2.000 nhân viên cứu hỏa đã yêu cầu về nơi ở, và 500 người trong số họ vẫn đang chờ quyết định của thành phố.

"Tôi cảm thấy cuối cùng, rồi sẽ có người sẽ hối tiếc về quyết định đó", chủ tịch công đoàn Andrew Ansbro nói. "Không có lý do gì để sa thải vĩnh viễn và dứt khoát ai đó ngay lập tức vì chúng tôi có chính sách áp dụng cho các nhân viên có thể nghỉ phép một năm."

Trong một tuyên bố, ông Gregory Floyd, chủ tịch của Teamsters Local 237, đại diện cho khoảng 18.000 công nhân viên chức của Thành phố New York, cho biết thành phố nên ngừng việc sa thải bất kỳ công nhân nào không thể hoặc không muốn tiêm phòng cho đến khi vụ việc được đưa ra tòa.
 

Xếp hạng dân chủ: Đài Loan top đầu, TQ ‘đội sổ’

 
 

Vào ngày 10/2, Economist Intelligence Unit (EIU) công bố báo cáo xếp hạng chỉ số dân chủ 2021. Trong số 167 quốc gia và vùng lãnh thổ, Đài Loan đứng thứ 8 và là nước “dân chủ toàn diện” duy nhất ở Châu Á lọt vào top 10. Ngược lại, Trung Quốc được xếp vào nhóm “chế độ độc tài”, nằm cuối bảng.

Top 10 lần lượt là các quốc gia Na Uy, New Zealand, Phần Lan, Thụy Điển, Iceland, Đan Mạch, Ireland, Đài Loan, Úc và Thụy Sĩ cùng xếp ở vị trí thứ 9.

Hàn Quốc và Nhật Bản lần lượt xếp thứ 16 và 17. Trong khi đó Trung Quốc được xếp vào loại “độc tài”, đứng ở vị trí 148.

Trong báo cáo, top 3 vị trí cuối bảng lần lượt là Afghanistan, Myanmar và Triều Tiên. Cộng hòa Dân chủ Congo, Trung Phi, Syria, Turkmenistan, Chad và Lào cũng nằm trong số các quốc gia cuối bảng.

Theo báo cáo, chỉ có 6,4% dân số thế giới được sống ở các quốc gia và khu vực có nền “dân chủ toàn diện”, còn hơn 1/3 dân số thế giới sống dưới chế độ độc tài, trong đó phần lớn ở Trung Quốc.

Đài Loan được EIU xếp mức điểm 8,99, đây là mức điểm cao nhất mà Đài Loan đạt được kể từ năm 2006. Trong ‘quy trình bầu cử và đa nguyên hóa’, quốc đảo này cũng đạt điểm 10 tuyệt đối.

Bình luận về bảng xếp hạng này, bà Tiêu Mỹ Cầm (Hsiao Bi-khim), Đại diện của Đài Loan tại Hoa Kỳ, đã tweet vào ngày 10/2: “Đối mặt với nhiều khó khăn và đe dọa, Đài Loan đã đứng vững như một trong những quốc gia dân chủ nhất trên thế giới”.

Báo cáo Chỉ số Dân chủ của EIU dựa trên 5 khía cạnh gồm: Quy trình bầu cử và đa nguyên hóa, Hoạt động của chính phủ, Tham gia chính trị, Văn hóa chính trị, và Quyền lợi của công dân. Các nước được EUI chia thành 4 nhóm là “Dân chủ toàn diện”, “Dân chủ có khuyết điểm nhỏ”, “Chính quyền hỗn hợp” và “Chế độ độc tài”.

Tỷ lệ phá thai ở Texas giảm 60% trong tháng đầu tiên theo luật mới

image.png


Số ca phá thai ở Texas đã giảm 60% trong tháng đầu tiên theo luật phá thai mới của tiểu bang, theo các số liệu mới lần đầu tiên tiết lộ tính toán đầy đủ về tác động tức thời của lệnh này, AP đưa tin.

Gần 2.200 ca phá thai đã được báo cáo bởi các nhà cung cấp dịch vụ phá thai ở Texas vào tháng 9 sau khi luật mới có hiệu lực cấm thủ tục này khi phát hiện hoạt động của tim thai, thường là khoảng sáu tuần của thai kỳ và không có ngoại lệ trong các trường hợp hiếp dâm hoặc loạn luân. Các số liệu đã được Ủy ban Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Texas công bố trong tháng này.

Trong tháng 8, đã có hơn 5.400 ca phá thai trên toàn tiểu bang. Như vậy, một tháng sau khi luật có hiệu lực, số ca phá thai đã giảm khoảng 60%.

Các quan chức y tế tiểu bang cho biết nhiều dữ liệu hơn sẽ được công bố hàng tháng.

Theo luật tim thai của Texas, bất kỳ công dân nào cũng có quyền nhận được từ 10.000 USD trở lên nếu họ khởi kiện thành công người đã thực hiện hoặc giúp một phụ nữ phá thai sau giới hạn được cho phép.

Cho đến nay, không có người ủng hộ chống phá thai nào đệ đơn kiện.

Theo AP, luật mới đã khiến một số bệnh nhân ở Texas phải di chuyển hàng trăm dặm đến các phòng khám ở các bang lân cận hoặc xa hơn để có thể thực hiện thủ thuật.

Hiện Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã ra dấu hiệu sẵn sàng làm suy yếu hoặc đảo ngược án lệ Roe v. Wade trong một phán quyết dự kiến vào cuối năm nay.

Hơn 4.000 người đăng ký ném trứng thối vào siêu du thuyền của tỷ phú Jeff Bezos ở Hà Lan

image.pngimage.png


Hàng nghìn người đang lên kế hoạch phản đối siêu du thuyền của tỷ phú Jeff Bezos trước thông tin cây cầu De Hef của Hà Lan, có tên chính thức là cầu Koningshaven, sẽ bị tháo dỡ để phù hợp với chiếc du thuyền này.

Hơn 4.000 người đang lên kế hoạch ném trứng thối vào chiếc du thuyền trị giá gần 500 triệu USD sẽ đi qua cầu De Hef vào tháng Sáu. Chiến dịch này diễn ra sau khi có tin tức cho biết cây cầu lịch sử sẽ tạm thời bị tháo dỡ để du thuyền có thể đi qua. 

Cầu De Hef giữ một vị trí quan trọng trong trái tim của nhiều người dân Rotterdam. Nó được coi là một mốc lịch sử. Một số người dân đặt câu hỏi rằng liệu việc tháo dỡ cây cầu có thể được coi là can thiệp vào lịch sử của thành phố hay không.

Nhà tổ chức sự kiện “ném trứng” Pablo Strörmann viết trên Facebook: “Kêu gọi tất cả người dân Rotterdam hãy mang theo một hộp trứng thối và hãy ném chúng liên tục vào siêu du thuyền của Jeff khi nó chạy qua Hef ở Rotterdam.”

Khi nói chuyện với trang web NL Times, Strörmann giải thích rằng nguồn gốc của chiến dịch chỉ là một trò đùa giữa những người bạn và cuối cùng nó đã “đi quá xa”. Tuy vậy, ông cho rằng chính quyền thành phố đã có tiêu chuẩn kép rõ ràng trong quyết định này do vị thế của Bezos là một trong những người đàn ông giàu nhất còn sống.

Strörmann giải thích với trang web: “Nếu con tàu của bạn không nằm dưới cây cầu, bạn sẽ làm nó nhỏ hơn. Nhưng khi bạn trở thành người giàu nhất trên Trái đất, bạn chỉ cần yêu cầu một thành phố tự tháo dỡ một tượng đài của họ. Điều đó thật nực cười.”

“Công việc làm là quan trọng, nhưng có những giới hạn đối với những gì bạn có thể và nên làm với di sản công nghiệp của chúng tôi”, Ton Wesselink của Historisch Genootschap Roterodamum, tổ chức lịch sử của thành phố, nói với tờ Newsweek.

Để việc tháo dỡ diễn ra thuận lợi, thành phố cần quyết định có cấp phép hay không cho việc này. Theo Thị trưởng Rotterdam Ahmed Aboutaleb, thành phố vẫn chưa nhận được đơn xin cấp phép kể từ ngày 4/2, NL Times cho biết trong một báo cáo trước đó.

Đối với cuộc biểu tình ném trứng sắp tới, Strörmann không có ý định lùi bước, ngay cả khi giấy phép không được cấp.

“Những người dân Rotterdam tự hào về thành phố của họ,” ông giải thích với NL Times. “Tôi khá chắc chắn Jeff Bezos đã nghe về sự kiện của chúng tôi; đó là mục tiêu. Và tất nhiên là để kích hoạt một cuộc tranh luận công khai.”

Nếu giấy phép được cấp, ông Bezos dự kiến sẽ trả các chi phí cần thiết để phá dỡ cây cầu. Tuy nhiên, ông chưa bình luận về kế hoạch phản đối.