TIN THẾ GIỚI CẬP NHẬT  ngày 15/02 /2022

TIN THẾ GIỚI CẬP NHẬT  ngày 15/02 /2022
02/15/2022

KBCHNTV thông báo: Kênh youtube của KBCHNTV được chuyển về https://www.youtube.com/channel/UC3gL7TJkgUF1WsdtoU6ut8w
https://www.youtube.com/channel/UCUYHCuct76okHEUw0epaGtg (Ca sĩ Lệ Hằng)


 Pháp sẽ rút quân khỏi Mali, nhưng tiếp tục chống khủng bố ở Sahel
image.png
Binh lính thuộc lực lượng Barkhane của Pháp kết thúc 4 tháng làm nhiệm vụ tại Sahel, rời căn cứ của ở Gao, Mali, ngày 09/06/2021. © AP/Jerome Delay

Minh Anh

Ngày 14/02/2022, trên đài truyền hình France 5, ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết, nước Pháp sẽ tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố ở vùng Sahel nhưng không ở Mali.  


Tuyên bố này được đưa ra vài giờ sau cuộc họp qua video của các ngoại trưởng Liên Hiệp Châu Âu và trước khi diễn ra cuộc họp giữa tổng thống Emmanuel Macron với ba đồng nhiệm vùng Sahel là tổng thống Niger Mohamed Bazoum, tổng thống Cộng hòa Tchad Idriss Déby et tổng thống Mauritanie Mohamed Ould Ghazouani.

Ngoại trưởng Le Drian giải thích : « Tổng thống Pháp muốn sắp xếp lại chiến dịch này nhưng không rút quân hẳn. Nếu như điều kiện không đủ hội tụ để chúng ta có thể hành động ở Mali, chúng ta vẫn sẽ tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố ở bên cạnh, với những nước khác ở vùng Sahel hiện đang có nhu cầu này. »

Theo Paris, các lằn ranh đỏ đã bị vượt qua với việc tập đoàn quân sự nắm quyền và sự hiện diện của lính đánh thuê Nga thuộc công ty quân sự tư nhân Wagner, mà ngoại trưởng Pháp ước tính có đến 1.000 người hiện nay.

Một nguồn thân cận với phủ tổng thống Pháp khẳng định, nhiều nước đối tác mong muốn tiếp tục chiến dịch này. Nhưng ở đâu ?, Đây là những điểm còn mơ hồ do việc những nước có liên quan trong khu vực tỏ ra không mấy hào hứng với đề nghị của Pháp.  

Hãng tin Pháp AFP cho biết bên lề hội nghị cấp cao Liên Hiệp Châu và Liên Hiệp Châu Phi, tổng thống Emmanuel Macron, thứ Tư hay thứ Năm 17/02, sẽ trình bày dự án chương trình hành động tại khu vực mà Pháp triển khai quân sự từ năm 2013.
 
Covid-19 : Pháp áp dụng quy định mới đối với chứng nhận tiêm chủng
image.png
Chứng nhận tiêm chủng được yêu cầu tại nhiều nhiều địa điểm công cộng AFP - PASCAL GUYOT

Minh Anh

Tại Pháp, từ ngày 15/02/2022, thời hạn tối đa cho liều tiêm nhắc vac-xin ngừa Covid-19 bị rút xuống còn 4 tháng thay vì là 7 so với lần tiêm sau cùng. Các thay đổi này được ghi trong một nghị định đăng trên Công Báo hôm nay.  


Một thay đổi khác liên quan đến những người bị nhiễm Covid-19. Theo nghị định do thủ tướng Pháp Jean Castex và bộ trưởng Y Tế Olivier Veran ký ngày 14/02, nêu rõ : « Một lần nhiễm Covid-19 tương đương với việc tiêm một trong hai liều đầu tiên hay liều tiêm bổ sung ». Một cách cụ thể, « một lần nhiễm bằng một liều chích », như bộ trưởng Y Tế từng phát biểu hồi đầu tháng Hai.

Theo ước tính của các cơ quan y tế, có khoảng từ 4-4,5 triệu người dân Pháp có nguy cơ bị mất chứng nhận tiêm chủng ngày hôm nay do không tiêm nhắc hay bị nhiễm. Chứng nhận tiêm chủng chỉ sẽ có lại hiệu lực một khi đối tượng đã tiến hành tiêm nhắc, và bảy ngày sau khi đã tiêm.

AFP nêu rõ, để có thể đến những tụ điểm vui chơi hay các sự kiện, những người trên 16 tuổi phải trình giấy chứng nhận tiêm chủng. Những người trong độ tuổi 16-17 không bắt buộc phải tiêm nhắc để giữ chứng nhận tiêm chủng. Và những trẻ dưới 16 tuổi không yêu cầu phải có chứng nhận tiêm chủng.

Tuy nhiên, những quy định này rất có thể sẽ còn bị thay đổi trong thời gian sắp tới. Chính phủ dự trù dỡ bỏ chứng nhận tiêm ngừa « từ đây đến cuối tháng Ba » hoặc đầu « tháng Tư », theo như phát biểu của chuyên gia dịch tễ Alain Fischer, cố vấn về tiêm chủng cho chính phủ Macron.
 
« Đoàn xe tự do » phải đi bộ biểu tình ở Bỉ
image.png
Biểu tình gần trụ sở các định chế của Liên Hiệp Châu Âu để phản đối các biện pháp dịch tễ phòng chống Covid-19, Bruxelles, Bỉ, ngày 14/02/2022. REUTERS - YVES HERMAN

Minh Anh

Phong trào « đoàn xe tự do » lấy cảm hứng từ Canada, hôm qua, 14/02/2022, đã đến Bỉ. Những người biểu tình chống các hạn chế dịch tễ đến từ Pháp, Hà Lan, tuy có thể đi vào được trung tâm Bruxelles, nơi có trụ sở của các định chế Liên Hiệp Châu Âu, đã phải đi bộ tuần hành. Chính quyền Bỉ cấm mọi phương tiện có động cơ vào thành phố.  


Từ Bruxelles, thông tín viên đài RFI, Murielle Paradon tường thuật :  

« Khoảng hàng trăm người đã tập hợp ở công viên Cinquentenaire, cách trụ sở của Ủy Ban Châu Âu vài bước. Nhưng họ không thể tiến gần đến tòa nhà trụ sở, cảnh sát chặn mọi ngả vào. Nhưng đối với những người biểu tình đến từ Pháp, Hà Lan hay Bỉ, điều quan trọng là đến được đây để nói Không với những quy định dịch tễ. Và cho dù số người tham gia không đông đảo như mong đợi, điều đó không quan trọng.  

Bà Lucie đã về hưu, đến từ Perpignan, miền nam nước Pháp, nói : "Bao nhiêu người tham gia không quan trọng. Trong làn sóng phản đối, lúc nào cũng có những hạt sạn cản bước. Chúng tôi là những hạt sạn, không sao cả ! »  

Brigitte là người Bỉ. Với bà, phong trào này vốn được hình thành qua các mạng xã hội, đã gặp khó khăn trong việc tổ chức.  

Bà nói : « Ban đầu đây thật sự không là một tổ chức. Có nhiều thông tin đến từ nơi này nơi kia. Chúng tôi đã không có thông tin đầy đủ về những gì nên làm. Tôi hy vọng là sẽ có những cuộc biểu tình trong tuần tới. Chúng tôi sẽ có một số hành động nhỏ trên mạng Internet, gởi đến các vị bô trưởng bày tỏ nỗi bất bình của mình. »  


Giữa những lệnh cấm biểu tình và các vấn đề tổ chức, những đoàn xe tự do châu Âu hơi bị phân tán, nhưng dẫu sao thì những người biểu tình cũng đã thành công trong việc nói về họ. »  

Trong khi đó, tại Canada, nơi xuất phát phong trào « Đoàn xe tự do », thủ tướng Justin Trudeau hôm qua thông báo dùng đến luật về các biện pháp khẩn cấp nhằm chấm dứt tình trạng phong tỏa « bất hợp pháp » do những người biểu tình phản đối các biện pháp dịch tễ, tiến hành từ hơn hai tuần qua. Đây là lần thứ hai, biện pháp này được kích hoạt trong thời bình. Lần thứ nhất là vào cuộc khủng hoảng năm 1970, dười thời thủ tướng Pierre Elliott Trudeau, cha ruột của thủ tướng Canada hiện nay. 
 
Kirin của Nhật Bản rút khỏi thị trường Miến Điện
image.png
Ảnh chụp thùng đựng đồ uống của công ty Kirin Brewery Co tại nhà máy ở Yokohama, Nhật Bản, ngày 11/06/2019. REUTERS - ISSEI KATO
Phan Minh
Tập đoàn đồ uống khổng lồ Nhật Bản Kirin Holdings đã quyết định rút khỏi liên doanh tại Miến Điện sau khi cho rằng hoạt động kinh doanh tại đây không mang lại lợi ích cho nhân viên của mình.


Theo hãng tin Mỹ AP, Kirin, chủ sở hữu của các thương hiệu San Miguel, Fat Tire và Lion, hôm qua 14/02/2022 cho biết hội đồng quản trị hãng đã quyết định “chấm dứt khẩn cấp” quan hệ đối tác với Myanma Economic Holdings Plc (MEHL), một công ty trực thuộc quân đội Miến Điện.

Công ty đã thông báo hơn một năm trước rằng họ không hài lòng với việc quân đội lên nắm quyền ngày 01/02/2021, tại Miến Điện, vi phạm các chuẩn mực của công ty và chính sách nhân quyền. Việc quân đội làm đảo chính, lật đổ chính phủ do dân bầu của bà Aung San Suu Kyi đã gây ra các cuộc biểu tình bất bạo động hàng loạt trên toàn quốc. Khi quân đội và cảnh sát đáp trả bằng vũ lực, sự phản kháng vũ trang đã bùng lên ở các thành phố và vùng nông thôn trong một cuộc tranh giành quyền lực khốc liệt.

Kirin đã cố gắng duy trì hoạt động kinh doanh tại Miến Điện và muốn mua lại cổ phần của MEHL, nhưng không thành. Giờ đây, Kirin cho biết dự định bán 51% cổ phần của họ, nhưng không bán cho MEHL.