03/08/2022
KBCHNTV thông báo: Kênh youtube của KBCHNTV được chuyển về https://www.youtube.com/channel/UC3gL7TJkgUF1WsdtoU6ut8w
https://www.youtube.com/channel/UCUYHCuct76okHEUw0epaGtg (Ca sĩ Lệ Hằng)
Hà Thanh Liên
Cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine kéo theo hàng loạt động thái tăng cường tiềm lực quân sự của các nước lớn, báo hiệu tương lai bản đồ chính trị và quân sự thế giới sẽ thay đổi, bên cạnh đó những diễn biến liên quan cũng là dấu hiệu mạnh mẽ về suy yếu quyền lực của Mỹ.
Mặc dù cuộc chiến Nga – Ukraine (mà truyền thông Pháp gọi là xung đột quân sự Nga – Ukraine) vẫn chưa kết thúc, nhưng Nhà Trắng, NATO và Vương quốc Anh đều đã bày tỏ thái độ: sẽ không cử quân đội đến can thiệp, chỉ cung cấp vũ khí, trang thiết bị quân sự và áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt tài chính, kinh tế và văn hóa chống lại Nga. Tình huống này có thể khái quát: Ukraine và phương Tây đã làm chủ trong cuộc chiến chính trị (ngoại giao), kinh tế – tài chính, thông tin, nhưng Nga có lợi thế trong cuộc chiến quân sự trên bộ. Ngày 4/3, Ngoại trưởng Mỹ Blinken lại trấn an các nước NATO tại cuộc họp ngoại trưởng của liên minh ở Brussels rằng: Mỹ sẽ bảo vệ từng tấc đất của các nước NATO. Cuộc họp ngoại trưởng đặc biệt của các nước thành viên NATO được tổ chức tại trụ sở NATO ở Brussels vào ngày 4/3, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết tại một cuộc họp báo diễn ra sau đó rằng NATO đã từ chối yêu cầu thiết lập vùng cấm bay ở Ukraine. NATO sẽ không can dự vào cuộc chiến này.Mặc dù cuộc chiến Nga – Ukraine còn đó, nhưng khi các đồng minh ngày càng mất lòng tin vào tầm ảnh hưởng của Mỹ, điều đã được duy trì lâu dài từ Thế chiến thứ Hai, khả năng là bản đồ chính trị và quân sự của thế giới sẽ bị thay đổi.Ảnh hưởng Quốc tế của Mỹ không còn như xưaThế giới ngày nay đã có những chuyển biến để không còn quá bị Mỹ chi phối. Khi quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan vào năm 2021, họ đã không thông báo cho Vương quốc Anh và các đồng minh khác để chuẩn bị, làm tất cả đều tê cứng bị động, ngay lập tức Anh gia tăng đầu tư vào quân sự và cho biết tự chủ về quân sự vì không còn tin tưởng duy nhất vào Mỹ để được bảo vệ. Trong cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine, ngoài các biện pháp trừng phạt khác nhau được áp dụng, có thể xem cuộc bỏ phiếu của Liên Hiệp Quốc (LHQ) là có ý nghĩa lớn.Trước tiên hãy xem tình hình bỏ phiếu tại LHQ. Trong số 193 nước thành viên của LHQ có 181 nước đã bỏ phiếu. Kết quả là 141 nước ủng hộ nghị quyết lên án Moscow và chỉ có 5 nước phản đối (gồm Nga, Belarus, Syria, Triều Tiên và Eritrea), còn số nước bỏ phiếu trắng là 35 (gồm một số cường quốc có ảnh hưởng như Trung Quốc, Ấn Độ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất).Việc bỏ phiếu trắng là điều không dễ dàng trong bầu không khí quốc tế đang hết sức ủng hộ Ukraine, thực tế đây phải được coi là một dấu hiệu mạnh mẽ về suy yếu quyền lực của Mỹ. Việc Trung Quốc bỏ phiếu trắng đã trong dự tính của Mỹ và EU, nhưng việc Ấn Độ bỏ phiếu trắng đã khiến Mỹ tức giận. Mỹ luôn coi trọng mối quan hệ đồng minh với Ấn Độ (định vị của Mỹ) nên đương nhiên rất không hài lòng với Ấn Độ, từng có ý gây áp lực. Trang tin chính trị Axios ngày 2/3 đưa tin, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thu hồi một bức điện gửi cho các nhà ngoại giao Mỹ, theo đó thư nhằm thông báo cho các nhà ngoại giao ở Ấn Độ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất rằng thái độ trung lập của hai nước này đối với Ukraine khiến họ “đứng về phía Nga”. Việc rút lại bức điện cho thấy sau khi cân nhắc về tầm vóc, Mỹ không còn buộc các nước khác phải đứng trong hàng ngũ của mình.Nhưng mối quan hệ bất thường giữa Ấn Độ và Nga có thể truy về từ thời Chiến tranh Lạnh. Trong các cuộc chiến tranh Kashmir trước đây, Nga (Liên Xô cũ) đã đứng về phía Ấn Độ, thậm chí thực hiện quyền phủ quyết của họ…Việc Ấn Độ xa lánh Mỹ không dừng lại ở đó. Ngày 3/3, các nhà lãnh đạo của 4 nước Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến “Đối thoại an ninh 4 bên (Bộ Tứ)” (QUAD), khi đề cập nguy cơ Ukraine đã nhấn mạnh lại cam kết đối với khu Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Hội nghị gây chú ý về lập trường của Ấn Độ và ba nước khác trong cuộc chiến Ukraine. AFP đưa tin, cuộc đối thoại Bộ Tứ không đạt được đồng thuận về việc lên án Nga xâm lược Ukraine trong bối cảnh Ấn Độ đang do dự. “Bộ Tứ vẫn phải tập trung vào các mục tiêu cốt lõi là thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”. Chính phủ của ông Modi cho biết thêm rằng cuộc khủng hoảng Ukraine “cần phải quay trở lại con đường đối thoại và ngoại giao”.Liên minh Bộ Tứ là công cụ thực hiện chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ, trong đó Ấn Độ là một bộ phận quan trọng. Về thái độ đối với Trung Quốc cũng đã cho thấy quan điểm không tương đồng của Ấn Độ so với Nhật Bản và Úc, nay lại có thêm một vấn đề khác.Chiến tranh Nga – Ukraine sẽ thúc đẩy cuộc đua vũ trang mớiCòn một lý do nữa khiến Ấn Độ không bày tỏ thái độ lên án Nga là do Nga luôn là nhà cung cấp vũ khí chính cho quân đội Ấn Độ, Ấn Độ đang đứng trước khả năng bị Mỹ áp đặt trừng phạt vì mua hệ thống phòng không S-400 của Nga. Trước tình hình quốc tế hiện nay, nếu xét đến việc tăng cường vũ khí trang bị thì không phải một mình Ấn Độ mà còn nhiều nước khác có điều kiện cũng thúc đẩy. Nhật Bản đã công khai tuyên bố cần phát triển vũ khí hạt nhân.Lấy Đức làm ví dụ, sau chiến tranh Nga – Ukraine, nhiều tướng lĩnh Đức đã than vãn về trang bị của quân đội Đức. Vào ngày 24/2, Giám đốc (Tư lệnh) Lục quân Đức Alfons Mais cho biết qua mạng xã hội LinkedIn về cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine: “Quân đội liên bang mà tôi có vinh dự lãnh đạo, ít nhiều đã rất thiếu hụt. Lựa chọn ủng hộ từ các chính trị gia là rất hạn chế”. Vào cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng cuối cùng dưới thời cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel, bà Annegret Kramp-Karrenbauer cũng đã tweet: “Tôi rất tức giận về thất bại lịch sử của chính chúng ta. Sau Gruzia, Crimea và Donbass, chúng tôi đã không chuẩn bị bất cứ thứ gì có thể thực sự gây sốc cho Putin”. Trung tướng Meis của Lục quân liên bang Đức cũng cho biết trên LinkedIn: “Trong năm thứ 41 của tôi phục vụ hòa bình, tôi sẽ không bao giờ tin rằng sẽ không phải trải qua một cuộc chiến khác. Trong khi quân đội mà tôi có vinh dự lãnh đạo thì ít nhiều đã quá yếu kém. Các lựa chọn mà chúng tôi có thể đưa ra cho các chính trị gia để hỗ trợ liên minh là vô cùng hạn chế”. Tổng giám sát Alfons Mais của Lục quân liên bang thẳng thắn tuyên bố về tình trạng hiện tại: “Đây là một đội quân về cơ bản là trống rỗng”.Sau khi quân đội Nga tiến vào Ukraine, Chính phủ Đức đã quyết định đầu tư số tiền khổng lồ để tăng cường vũ khí trang bị. Thủ tướng Đức Scholz thông báo trong một tuyên bố của chính phủ rằng 100 tỷ euro “tài sản đặc biệt của quân quốc phòng liên bang Đức” sẽ được đầu tư để hiện đại hóa quân đội. Vào ngày 3/3 Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng “Xung đột Nga – Ukraine đã thay đổi tình hình trên toàn bộ lục địa EU, do đó Pháp và các đối tác EU phải đầu tư để thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, để hiện thực hóa khả năng tự lực về năng lượng, giải quyết những vấn đề về quốc phòng và sản xuất lương thực. Chúng ta không thể mãi dựa vào người khác để chăm sóc chúng ta, thông báo cho chúng ta, cung cấp tài chính cho chúng ta. Chúng ta không thể dựa vào người khác để bảo vệ chúng ta”.Nỗ lực nửa thế kỷ của thế giới nhằm loại bỏ vũ khí hạt nhân đã thất bạiVào ngày 24/2, Nga xâm lược Ukraine. Tổng thống Nga Putin ngày 27/2 tuyên bố đã đưa hệ thống hạt nhân vào trạng thái sẵn sàng, đồng thời cảnh báo NATO không can thiệp quân sự vào xung đột quân sự Nga – Ukraine; trong khi đó bài nói chuyện của cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe trên truyền hình đã đề cập đến vấn đề Nhật Bản cần sở hữu hạt nhân.Hiện nay, Nga và Mỹ sở hữu khoảng 93% lượng vũ khí hạt nhân của thế giới. Trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ và cường quốc hạt nhân Liên Xô đã tổ chức các cuộc Đàm phán Giới hạn Vũ khí Chiến lược (Strategic Arms Limitation Talks, viết tắt là SALT), sau Chiến tranh Lạnh họ tiếp tục đàm phán và đã thống nhất cắt giảm vũ khí chiến lượng tấn công đối phương. Kể từ lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1963, trong 60 năm qua đã có hơn 8 thỏa thuận liên quan mà hai bên đạt được. Tóm lại, trước những năm 1980, do vũ khí hủy diệt hàng loạt chủ yếu tập trung trong các kho dự trữ hạt nhân của Mỹ và Liên Xô, nên sau này vấn đề tránh thảm họa hạt nhân trở thành vấn đề của sự đồng thuận giữa Mỹ và Nga, thành động lực chính cho đàm phán giữa hai bên. Các cuộc đàm phán như vậy vẫn tiếp tục sau khi Liên Xô sụp đổ.Nhật Bản đã bị Mỹ tấn công bằng hai quả bom nguyên tử trong Thế chiến thứ Hai, là nước duy nhất trên thế giới bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân nên kể từ sau Thế chiến thứ Hai thì Nhật Bản luôn tích cực chủ trương xóa bỏ vũ khí hạt nhân, hàng năm Nhật Bản đều đệ trình lên LHQ nghị quyết bãi bỏ vũ khí hạt nhân, nỗ lực đó kéo dài 27 năm cho đến tháng 12/2020 khi Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết. Một nước tích cực chủ trương xóa bỏ hạt nhân như vậy mà nay lại đề xuất có vũ khí hạt nhân khiến chủ đề nhạy cảm này được quan tâm đặc biệt.Vào ngày 27/2, cựu Thủ tướng Shinzo Abe cho biết trên một chương trình của Fuji TV rằng ông nghĩ Nhật Bản nên thảo luận về cái gọi là chính sách “chia sẻ hạt nhân”, tức là việc triển khai và sử dụng chung vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Nhật Bản, chính sách này cũng đang được một số thành viên NATO thúc đẩy. Khi đề cập đến cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, ông Abe đã hỏi: “Làm thế nào để bảo đảm an ninh của thế giới? Không thể xem là điều cấm kỵ khi thảo luận về thực tế [vũ khí hạt nhân]”. Ông đặc biệt đề cập rằng sau sự sụp đổ của Liên Xô, năm 1994 Ukraine đã ký “Bản ghi nhớ Budapest”, quy định Ukraine từ bỏ sở hữu vũ khí hạt nhân (khi Liên Xô sụp đổ thì Ukraine trở thành nơi có kho vũ khí hạt nhân thứ ba trên thế giới) nhưng hiện họ đã gặp nguy, hồi đó Mỹ, Nga và Anh đưa ra cam kết về chủ quyền và an ninh của Ukraine. Khi đó tham gia ký kết “Ghi nhớ Budapest” còn có Belarus và Kazakhstan, hai nước này đã bàn giao cho Nga vũ khí hạt nhân thừa kế từ Liên Xô cũ. Chiến tranh và bệnh dịch luôn là những nhân tố chính làm thay đổi xã hội loài người. Chiến tranh Nga – Ukraine chỉ mới kéo dài hơn 10 ngày, nhưng việc viết lại bố cục của bản đồ quân sự thế giới đã bắt đầu.Hà Thanh Liên