KHCHNTV - Trần Thu Hồng phải được xem là người nữ tù kiệt xuất. Cũng vì chuyện luật sư láu cá HDH nên tôi mới để ý và tìm hiểu sự thật. Càng đọc những tài liệu mà tôi mò mẫm càng thấy quý người phụ nữ đất Quảng này. Rất tiếc trong quá trình điều tra đã thiếu rất nhiều tài liệu về 2 nhà tù Non Nước (Đà Nẵng) và Phú Tài (Qui Nhơn.) Nhưng tất cả những tài liệu nói về Trần Thu Hồng, Non Nước, Phú Tài lại đồng lúc xảy ra năm 2020. Năm mà nhà báo Nguyễn Quang Trường đã cũng có bài viết trên trên báo Nhân Dân. NQT là một thành viên Việt Tân nằm trong vỏ bọc "nhà báo" (Phụ tá chủ bút báo Non Sông - Cơ quan ngoại vi của cơ sở Việt Tân được che đậy bằng danh xưng Tổng Hội Sinh Viện Miền Nam California và báo Người Việt nơi đã phát hành 365 tranh Biếm Họa Hồ Chí Minh và CSVN năm 1991.) Điều này đã khiến cho tôi NPH không thể nghi ngờ một chiến dịch tằm ăn dâu của một tổ chức mang chất biến thái, bất mãn trong nước dùng NQT và sau đó Hoàng Duy Hùng để tiến hành âm mưu thực hiện CMT ở Việt Nam.
Bài báo này cũng xin gửi một lời trân trọng đến người nữ tù Trần Thu Hồng, đã hiến dâng cả một thời son trẻ cho cách mạng và lý tưởng. Hi vọng bài báo cũng là hồi chuông cảnh tỉnh bà TTH sẽ sớm tỉnh ngộ không rơi vào lời "mât ngọt" trong ly nước đường CMT đang được một bọn du thử chính trị, và du côn xã hội cổ động đến người Việt Nam. Bài này cũng sẽ đọc trên kênh KBCHNTV-2 tối ngày 10/3/2022 tại California lúc 21 giờ cùng với lời bình luận.
Báo Thanh Niên số ra ngày 20/10/2003 đã đăng bài Phần dân sự trong vụ án Trần Thu Hồng - Một bản án thiếu căn cứ và trái pháp luật! - phản ảnh sự tuyên buộc thiếu căn cứ của Tòa Phúc thẩm khi hủy án sơ thẩm - kê biên toàn bộ tài sản hiện có của gia đình bà Hồng để "đảm bảo trả nợ..."(?!) trong khi bà Trần Thu Hồng không phải là bị đơn của một nguyên đơn nào mà chỉ là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan...
Ngày 9/1/2004, Viện trưởng Viện Thực hành công tố và Kiểm sát xét xử tại TP Hồ Chí Minh đã có văn bản số 124/TB-VPT3/2004 gửi Viện Kiểm sát tối cao: "Báo Thanh Niên số 293 ngày 20/10/2003 có bài "Phần dân sự của vụ án Trần Thu Hồng - Một bản án thiếu căn cứ và trái pháp luật!" của tác giả Ngọc Thành. Theo tác giả, số tiền 101.287USD là khoản nợ của EDC1 (chi nhánh của ICT) do Trần Thu Hồng làm Giám đốc với Công ty Lương thực TP Hồ Chí Minh, chứ không phải tiền nợ của cá nhân bà Hồng; đồng thời không có căn cứ để khẳng định bà Hồng chiếm đoạt số tiền trên. Do vậy việc tuyên buộc của án phúc thẩm số 1066/HSPT ngày 26/6/2003 của Tòa Phúc thẩm TANDTC tại TP Hồ Chí Minh là không có căn cứ và trái pháp luật.
Sau khi nhận được điểm báo nêu trên ,Viện Phúc thẩm 3 đã kiểm tra và báo cáo đề nghị đồng chí Viện trưởng VKSND Tối cao kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm theo hướng hủy một phần bản án phúc thẩm về kê biên toàn bộ tài sản của bà Trần Thu Hồng, giữ y án sơ thẩm về phần này".
Ban CTBĐ
KBCHNTV - (Non Nước Đà Nẵng)Ông Trương Văn Dỏ kể lại những trận đòn tra tấn sau các cuộc đấu tranh đòi quyền dân sinh, phản đối làm công sự - Gần 10 ngày ở đồn Mang Cá và nửa tháng ở lao Thừa Phủ, ông bị chúng thẩm vấn, tra tấn bằng dây điện đến liệt cả hai chân hòng bắt ông chỉ điểm trên bản đồ vị trí tác chiến của quân ta, nhưng ông Dỏ một mực không khai. Không moi được thông tin từ ông Dỏ, địch đưa ông vào nhà lao Non Nước (Đà Nẵng). Nửa tháng ở đây, ngày nào ông cũng bị tra tấn, đánh đập đến nhừ tử. Nhưng niềm tin cách mạng sục sôi khi ở đây ông cùng nhiều tù nhân khác tổ chức đấu tranh với địch. Bị xếp vào phần tử cứng đầu, chúng đưa ông lên máy bay chở ra Trại giam tù binh Phú Quốc đúng vào ngày 5/12/1968.
Nhà tù Phú Tài Quy Nhơn:
Trong giai đoạn "Tìm và diệt" này, tháng 6/1967, Mỹ - nguỵ đã cho xây dựng Trại giam nữ tù binh Phú Tài. Đây là một nhà tù “độc nhất vô nhị” trên thế giới được Mỹ - ngụy dựng lên tại thôn Phú Tài, xã Phước Long, huyện Tuy Phước (nay thuộc phường Bùi Thị Xuân, TP.Quy Nhơn, Bình Định) để dồn hàng ngàn nữ chiến sĩ cách mạng của toàn miền Nam Việt Nam về đây giam giữ, tra tấn.
Toàn trại có tổng số 18 phòng, mỗi phòng có diện tích khoảng 120m2, chúng giam 70 - 80 người, có khi lên đến 100 - 150 người. Phòng giam như một hộp sắt, ban ngày nóng nực, ban đêm lạnh buốt. Chế độ ăn uống, sinh hoạt rất thiếu thốn.
Điểm đặc biệt của Trại giam tù binh Phú Tài chủ yếu là phụ nữ với tuổi đời còn rất trẻ từ 17 - 22, đa số các chị chưa lập gia đình. Địch bố trí thành 4 trại, gồm Trại 1 (gọi là trại chiêu hồi); Trại 2 và 3 giam giữ các nữ tù binh giữ vững khí tiết, không khai báo, không đầu hàng, giữ vững lập trường cách mạng; Trại 4 là khu biệt giam, địch dựng lên 6 chuồng cọp và 4 co-néc. Chuồng cọp làm bằng kẽm gai, ngồi và nằm đều không được, cựa quậy là kẽm gai móc rách thịt da. Số tù binh nữ bị nhốt ở đây, chúng cho là ngoan cố, cứng đầu, dám chống lại chúng.
Trại giam này tồn tại từ năm 1967 cho đến sau cuộc tiến công và nổi dậy xuân - hè 1972, Mỹ - nguỵ chuyển nhà tù này vào TP.Cần Thơ.
Nhà thơ Đỗ Nam Cao (1948-2011), tên thật là Đỗ Sơn Cao, quê ở Phú Xuyên, Hà Tây (hiện là Hà Nội). Sau này, ông chuyển vào sống ở TP.HCM. Nhà thơ qua đời vì bệnh gan. Các sáng tác của ông được nhiều bạn bè đồng nghiệp tâm đắc: trường ca Hỡi cô cắt cỏ, Gửi quần đảo Trường Sa, Rượu thủy tinh, Mưa rơi, Thu vĩnh viễn…
QĐND - Cuối năm ngoái tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức cuộc tọa đàm “Đỗ Nam Cao một con đường thơ” nhân ngày giỗ đầu của nhà thơ họ Đỗ. Vợ của nhà thơ quá cố cùng các con, cháu được Ban tổ chức đón từ TP.Hồ Chí Minh ra dự tọa đàm. Cuộc tọa đàm bàn sâu về giá trị nội dung, nghệ thuật trong thơ Đỗ Nam Cao và những cống hiến của ông cho nền thi ca cách mạng. Trong nhiều áng thơ xuất sắc ông để lại cho đời, có bóng dáng của người con gái, người phụ nữ là bạn đời của ông – bà Trần Thu Hồng.
Nhà thơ chiến trường và nữ tù chính trị trẻ tuổi
Nhà thơ Đỗ Nam Cao sinh ngày 8-6-1948 tại làng Mỹ Lâm, xã Liên Hòa, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây (nay là thành phố Hà Nội). Ông tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1970. Sau khi tham dự lớp viết văn khóa IV, ông cùng nhiều văn nghệ sĩ, trí thức cùng thời tình nguyện vượt Trường Sơn vào chiến trường miền Nam. Bước chân Đỗ Nam Cao đã đặt đến những địa danh ác liệt nhất của vùng đất Nam Bộ viết về cuộc chiến đấu của quân dân ta cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Các trang viết của Đỗ Nam Cao bỏng rát không khí chiến trường, thấm đẫm tình yêu quê hương, đất nước và những suy ngẫm sâu sắc về thời cuộc. Trong các bài thơ tình của ông, tình yêu đôi lứa, nỗi nhớ day dứt, niềm khát khao cháy bỏng… thường gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước. Chẳng hạn trong hai câu thơ rất nổi tiếng của ông “Tôi hôn con ghì Trường Sa vào ngực/ Bãi đá ngầm cào rách thịt da…”, ta thấy tình yêu thương của người cha dành cho con ở trong ông cao đẹp đến mức nào. Nhà thơ Đỗ Nam Cao mất ngày 8-11-2011, vì bệnh hiểm nghèo. Hiện người bạn đời của ông – bà Trần Thu Hồng đang sinh sống cùng con, cháu tại quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh.
Trong lễ giỗ đầu của nhà thơ Đỗ Nam Cao, tôi được bà Trần Thu Hồng mời đến dự tại tư gia. Trong nỗi tiếc thương người bạn đời tài hoa thi phú đã dừng bước hành trình ở tuổi 64, dòng ký ức chảy cùng nước mắt của người đàn bà đẹp, từng là cựu tù chính trị trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước giúp tôi có thêm một câu chuyện tình đẹp về người lính trong chiến tranh để chia sẻ cùng bạn đọc nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8-3…
“Tôi sinh ra ở vùng quê Điện Bàn, Quảng Nam trong một gia đình là cơ sở của cách mạng. Ba mẹ và các anh chị em tôi đều được giác ngộ tham gia cách mạng từ rất sớm. Lên 10 tuổi, tôi đã làm giao liên. Năm 13 tuổi tôi bị địch bắt, bị giam ở nhà tù Non Nước (Đà Nẵng), sau đó bị biệt giam trong “chuồng cọp” ở nhà tù Phú Tài (Quy Nhơn) rồi chuyển vào giam trong hầm cấm cố ở nhà tù Cần Thơ. Đầu năm 1973, tôi cùng các bạn tù được trao trả tự do theo tinh thần Hiệp định Pa-ri. Tôi gặp anh ở sân bay Lộc Ninh. Duyên phận đã gắn bó hai chúng tôi với nhau từ đấy…” – Bà Trần Thu Hồng bắt đầu dòng ký ức về câu chuyện tình với nhà thơ Đỗ Nam Cao như vậy.
Trần Thu Hồng (ngồi giữa, hàng đầu) ngày mới ra tù. Ảnh do nhân vật cung cấp |
Đó là một buổi chiều mùa Xuân năm 1973. Chuyến bay chở các tù nhân từ Cần Thơ về Lộc Ninh vừa hạ cánh, lập tức hàng trăm người ùa tới. Trong số các nữ tù trở về, có một nhân vật nhận được sự quan tâm đặc biệt của mọi người, đó là nữ tù nhân vừa tròn 17 tuổi, mang vẻ đẹp như một thiên thần. Đòn roi chốn tù ngục và sự dã tâm của kẻ thù để lại trên cơ thể cô chi chit vết thương, nhưng không thể lấy mất của cô đôi mắt to tròn với ánh nhìn trong veo cùng tiếng hát líu lo như chim họa mi. Hàng trăm ống kính hướng về cô. Hàng trăm vòng tay ùa tới nâng lấy cô. Cảm xúc dạt dào ập đến trong tim những nhà báo, văn nghệ sĩ có mặt lúc bấy giờ. Hình ảnh của nữ tù chính trị Trần Thu Hồng nhanh chóng đi vào các tác phẩm văn chương ngay sau đó. Nhiều tác phẩm được đăng tải kịp thời trên các báo, tạp chí. Trong số các nhà văn, nhà báo viết về Trần Thu Hồng có nhà thơ Đỗ Nam Cao. Hình ảnh mong manh, trong sáng đến tột cùng và ý chí kiên cường, tinh thần cách mạng của cô gái tuổi 17 đã gieo vào trái tim nhà thơ Đỗ Nam Cao sự rung cảm mãnh liệt. “Sau hôm gặp nhau ở sân bay Lộc Ninh, anh Cao đã viết một bài thơ tặng tôi, sau đó được đọc trên Đài Tiếng nói Việt Nam. Anh nói, anh rất khâm phục sự gan góc của tôi và rất yêu quý cô gái bé bỏng nơi tôi nên muốn nhận tôi làm em kết nghĩa. Lúc bấy giờ nhìn anh rất cao lớn, phong trần, nước da đen sạm vì khói lửa chiến trường và nắng gió phương Nam. Tôi vui vẻ nhận lời. Có thêm một người anh, mình có thêm một điểm tựa, nguồn động viên lớn lao…” – Bà Hồng nhớ lại cái thuở ban đầu lưu luyến ấy.
Thực ra việc nhận nhau làm anh em kết nghĩa chỉ là cái cớ để nhà thơ tài hoa họ Đỗ mở đường đến với trái tim Thu Hồng. Sau khi ra tù, Hồng càng ngày càng đẹp. Vẻ đẹp rực rỡ như búp trên cành sau chuỗi ngày bị bão gió vùi dập, nay được những bàn tay nhân ái yêu thương chăm sóc, đã bung nở thành bông hoa ngát hương khoe sắc. Bà Hồng kể: “Hồi ấy tôi có nhiều người theo đuổi lắm. Không chỉ có các anh cán bộ, các anh bộ đội giải phóng mà ngay cả một số viên sĩ quan cai ngục cũng đeo bám. Tôi vẫn nhớ tên Trung úy Thọ, cai ngục ở nhà tù Cần Thơ. Trước ngày tôi được trao trả tự do, hắn đã nằng nặc thuyết phục tôi ở lại làm vợ hắn, hắn sẽ lo cho tôi cuộc sống giàu sang, phú quý ở đất Tây Đô. Mặc dù tôi đã từ chối thẳng thừng nhưng hắn vẫn theo máy bay ra tận Lộc Ninh. Về sau, nghe nói hắn còn lên Lộc Ninh mấy lần nữa để tìm tôi…”.
Đẹp thế, nhiều người theo đuổi thế nên ai chiếm lĩnh được trái tim Thu Hồng hẳn phải là người đặc biệt. Và Đỗ Nam Cao đã trở thành một người rất đặc biệt. Vẻ phong trần, từng trải, trái tim đa cảm, nhân hậu, lãng mạn của nhà thơ mang đến cho Thu Hồng cảm giác bình yên, tin tưởng. Sau khi trở về rừng một thời gian, Đỗ Nam Cao viết thư ngỏ lời. Nhận thư, Thu Hồng với bản tính hồn nhiên, vô tư, trong sáng của người con gái mới lớn, đã “không hiểu anh ấy nói gì” nên đưa thư cho các chị đọc. Mấy chị lớn tuổi đọc thư xong, dí ngón tay vào trán Thu Hồng mà cười lớn: “Vậy là mày có người yêu rồi đấy, ngốc ạ!”.
“Yêu ư? Trong tôi chưa từng xuất hiện ý nghĩ đó. Yêu là phải thế nào? Mình còn nhỏ, còn quá trẻ, phải yêu thế nào? Hàng trăm câu hỏi cứ ập vào tôi mà không có câu trả lời. Tôi băn khoăn suy nghĩ rất nhiều về lời tỏ tình của anh mà không biết phải trả lời thế nào? Bỗng dưng tôi thấy nhớ anh, mong được gặp anh. Khi tôi kể chuyện này với các chị, các chị lại cười, trêu tôi: “Như vậy nghĩa là mày đã yêu rồi đó”.
Năm 1974, Thu Hồng cùng các chị cựu tù chính trị được tổ chức cho ra Bắc an dưỡng, chữa bệnh và học văn hóa. Trước khi đi, Đỗ Nam Cao nhờ một người bạn chuyển đến tặng Thu Hồng một chiếc áo ấm. Chiếc áo có 2 màu xanh, tím đan xen nhau, như là một thông điệp nhà thơ gửi đến người yêu, màu xanh hòa bình và màu tím thủy chung. Thu Hồng được an dưỡng tại Trại K.72 ở Sầm Sơn, Thanh Hóa. Dù xa xôi cách trở nhưng Thu Hồng vẫn luôn nhận được sự quan tâm của người yêu. Ở chiến trường không gần gũi, chăm sóc người yêu được, Đỗ Nam Cao nhờ người thân, bạn bè ở ngoài Bắc đến Trại K.72 thăm, động viên Hồng.
Người nằm xuống, tình yêu mãi còn
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhà thơ Đỗ Nam Cao về công tác ở Viện Văn học tại TP.Hồ Chí Minh. Cuối năm 1975, Trần Thu Hồng trở lại miền Nam. Hai người gặp lại nhau sau những tháng năm xa cách, đợi chờ. Tình yêu đến độ chín muồi. Hai năm sau họ tổ chức hôn lễ.
Vợ chồng nhà thơ Đỗ Nam Cao – Trần Thu Hồng trong chuyến du lịch cuối cùng ở Hội An năm 2011. |
Sau ngày đất nước thống nhất, Trần Thu Hồng được bố trí công tác ở Ban Tổ chức Quận 1, Ban Tổ chức quận Phú Nhuận, đến năm 1980 làm Trưởng phòng Lương thực quận Phú Nhuận. Năm 1988 được bổ nhiệm làm Giám đốc Trạm chế biến, xuất nhập khẩu thuộc Công ty Lương thực TP.Hồ Chí Minh và Giám đốc EDC1 của Công ty phát triển kinh tế Vũng Tàu – Côn Đảo cho đến năm 1998 thì nghỉ hưu. Bà Trần Thu Hồng sinh được hai người con, một trai, một gái, nay đều đã có gia đình riêng. Khi cuộc sống đã an nhàn thì nhà thơ Đỗ Nam Cao lâm trọng bệnh qua đời. Ông ra đi khi tài năng thi ca đã vào độ chín, để lại nhiều tiếc thương cho gia đình, đồng đội và các bạn thơ.“Anh ấy mất đi khi chưa kịp nhìn thấy mặt cháu nội. Sự nghiệp sáng tác còn bỏ dở. Từ khi căn nhà vắng tiếng anh, tôi thấy chông chênh. Nhiều lúc thèm cảm giác được anh nâng niu, che chở như thuở mới yêu nhau!” – Bà Hồng nói.
Trong cuộc tọa đàm “Đỗ Nam Cao một con đường thơ”, các nhà thơ, nhà phê bình văn học đều đánh giá rất cao tài năng, đức độ của nhà thơ Đỗ Nam Cao. Bạn viết gọi ông là một tài thơ lặng lẽ, lặng lẽ như chính cuộc đời và phong cách sống của ông “Hữu xạ tự nhiên hương”. Đỗ Nam Cao lặng lẽ sống, lặng lẽ viết nhưng ông ít in thơ. Với sự nghiệp cầm bút, ông là người cầu toàn.
Tôi xin phép bà Hồng thắp một nén nhang lên bàn thờ nhà thơ Đỗ Nam Cao. Trong bức ảnh thờ, nhà thơ họ Đỗ mái tóc xõa lòa xòa chấm vai, gương mặt phong trần, phúc hậu với nụ cười thật sáng. Chợt nghe lòng rưng rưng nhớ đến hai câu thơ khá nổi tiếng của ông: “Rồi anh sẽ yên nằm dưới cỏ/ Thì tình yêu chưa thể đã yên nằm…”
PHAN TÙNG SƠN
10:30 31/10/2007
Năm 1983, bà Trần Thu Hồng được Nhà nước tạm cấp cho sử dụng căn nhà số 12B Nguyễn Thị Huỳnh, quận Phú Nhuận (số cũ 12B Tự Đức) có cấu trúc là nhà biệt thự hạng hai do Nhà nước quản lý.
Ngày 1/6/1983, UBND quận Phú Nhuận có Quyết định số 72/QĐ-UB- NĐ tạm giao cho bà Trần Thu Hồng căn nhà này để làm nhà ở.
Đến ngày 1/11/1992 căn nhà trên được chuyển sang dạng Nhà nước cho hộ bà Trần Thu Hồng thuê để ở. Các thành viên trong hợp đồng thuê nhà gồm các ông bà: Trần Thu Hồng, Đỗ Sơn Cao, Đỗ Vũ Phương, Đỗ Trần Vũ Anh và Ngô Thị Luốt.
Ngày 14/3/2000, bà Hồng cùng chồng là ông Đỗ Sơn Cao đã ký hợp đồng bán căn nhà 12B Nguyễn Thị Huỳnh cho ông Lê Văn Sơn với giá 290 lượng vàng SJC. Sau khi ký hợp đồng, ông Sơn đã giao cho vợ chồng bà Hồng 200 lượng vàng.
Số vàng còn lại (90 lượng), hai bên thỏa thuận sẽ giao nốt khi bà Hồng, ông Cao thực hiện xong việc hóa giá nhà và chuyển sở hữu nhà sang tên ông Sơn. Cùng với việc nhận trước 200 lượng vàng, bà Hồng, ông Cao đã giao căn nhà 12B cho ông Sơn vào ở.
Tuy nhiên, hợp đồng mua bán của bà Hồng và ông Sơn không được bà Ngô Thị Luốt - mẹ bà Hồng, đồng thời là người cũng có tên trong hợp đồng thuê nhà đồng ý.
Vì vậy, ông Cao và bà Hồng có yêu cầu xin hủy hợp đồng mua bán căn nhà trên với ông Sơn, lấy lại nhà và hoàn trả lại cho ông Sơn số vàng đã nhận. Ông Sơn không đồng ý hủy hợp đồng bán nhà và yêu cầu vợ chồng bà Hồng phải tiếp tục thực hiện hợp đồng. Vì vậy, ông Cao và bà Hồng đã khởi kiện ông Sơn ra tòa với yêu cầu xin trả lại vàng và lấy lại nhà.
Ngày 18/9/2000, TAND quận Phú Nhuận đã mở phiên tòa xét xử. Theo nhận định của tòa, nguồn gốc căn nhà trước đây thuộc diện cải tạo nhà đất, Nhà nước đã chính thức đưa vào diện quản lý, hiện tại vẫn thuộc sở hữu Nhà nước và cơ quan đang quản lý trực tiếp là Công ty Quản lý kinh doanh nhà thành phố. Bà Hồng, ông Cao chỉ là một trong những người thuê nhà không có quyền định đoạt căn nhà này.
Do đó, giao dịch về hợp đồng mua bán của ông Cao, bà Hồng ký với ông Sơn là giao dịch bị vô hiệu theo quy định tại Điều 131, 136 Bộ luật Dân sự. Mặt khác, theo nội dung Hợp đồng thuê nhà số 7330/NDBT2000 thì phía bên thuê nhà không chỉ có bà Hồng, ông Cao, mà còn có các thành viên khác như: bà Luốt và các con của bà Hồng - ông Cao là Đỗ Trần Vũ Anh và Đỗ Vũ Phương. Những người này đều có quyền thuê nhà.
Việc bà Hồng, ông Cao đơn phương ký hợp đồng bán nhà cho ông Sơn mà không có sự đồng ý của các thành viên trong gia đình là xâm phạm đến quyền lợi của những người này.
Vì vậy, HĐXX đã tuyên buộc hủy hợp đồng mua bán nhà số 12B Nguyễn Thị Huỳnh, phường 8, Phú Nhuận ký kết ngày 14/3/2000 giữa bên bán là bà Trần Thu Hồng và ông Đỗ Sơn Cao với bên mua là ông Lê Văn Sơn. Ông Cao, bà Hồng có trách nhiệm trả lại cho ông Sơn 200 lượng vàng.
Còn ông Sơn có trách nhiệm giao trả lại căn nhà trống số 12B Nguyễn Thị Huỳnh, phường 8, Phú Nhuận cho bà Hồng và ông Cao ngay sau khi nhận đủ số vàng.
Ngay sau án sơ thẩm tuyên, ông Sơn tiếp tục kháng cáo. Tuy nhiên, ngày 15/7/2003, Tòa Phúc thẩm TAND TP Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên bản án sơ thẩm, bác kháng cáo của ông Sơn. Đây là bản án chung thẩm có hiệu lực thi hành ngay sau khi tuyên án.
Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, ông Cao, bà Hồng đã nộp đủ 200 lượng vàng SJC cho Thi hành án (THA) dân sự quận Phú Nhuận và nhận giấy xác nhận thi hành xong phần nghĩa vụ của mình theo Bản án dân sự số 1131/DSPT của TAND TP Hồ Chí Minh.
Đến ngày 28/11/2006, ông Sơn đã đến THA dân sự quận Phú Nhuận nhận 70 lượng vàng SJC để đặt cọc mua nhà và hứa sẽ giao trả nhà cho ông Cao, bà Hồng.
Sau đó, ngày 22/12/2006, Phòng THA quận Phú Nhuận đã ban hành Quyết định cưỡng chế số 20/THA buộc ông Lê Văn Sơn và những người đang cư trú tại căn nhà 12B Nguyễn Thị Huỳnh phải giao trả căn nhà vào lúc 7h30' ngày 8/1.
Thế nhưng, đến ngày 8/1, không hiểu vì lý do gì cơ quan THA quận Phú Nhuận vẫn không tiến hành cưỡng chế theo quyết định trên.
Quá bức xúc, ông Cao, bà Hồng đã làm đơn gửi VKSND Tối cao. Ngày 15/1/2007, VKSND Tối cao có công văn yêu cầu THA dân sự Phú Nhuận thi hành bản án trên theo đúng pháp luật.
Đến ngày 2/2, THA dân sự Phú Nhuận đã chủ trì cuộc họp với đại diện chính quyền địa phương, VKSND quận và tại cuộc họp này, ông Sơn ký vào biên bản với nội dung: "Đồng ý phải THA nhưng xin qua Tết (âm lịch) mới giao trả căn nhà cho bà Hồng, ông Cao nhưng đảm bảo trước ngày 5/3 để không phải cưỡng chế".
Nhưng đến nay đã hơn 7 tháng kể từ thời điểm ông Sơn cam kết sẽ tự nguyện THA, ông Sơn vẫn không giao nhà lại cho bà Hồng, ông Cao.
Ông Cao, bà Hồng đã khiếu nại đến các cơ quan có thẩm quyền tiến hành cưỡng chế THA đối với ông Sơn nhưng vẫn chưa có kết quả thì bất ngờ ngày 14/9/2007, cả hai lại nhận được Công văn số 144/THA của THA quận Phú Nhuận với nội dung: "Tại cuộc họp Ban chỉ đạo THA dân sự TP Hồ Chí Minh yêu cầu THA Phú Nhuận căn cứ vào quyết định thu hồi nhà của UBND TP Hồ Chí Minh, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại bản án theo thủ tục tái thẩm… Vì vậy, THA Phú Nhuận đang chờ quyết định thu hồi nhà để thực hiện theo yêu cầu của Ban chỉ đạo THA dân sự thành phố".
Ngày 25/10, trao đổi với chúng tôi về công văn trả lời của THA Phú Nhuận đúng hay sai, luật sư Trần Văn Tạo - Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh cho rằng, cơ quan THA TP Hồ Chí Minh chỉ có nhiệm vụ THA chứ không có chức năng, quyền hạn yêu cầu tái thẩm bản án. Cơ quan có quyền tái thẩm, kháng nghị giám đốc thẩm là Chánh án TAND Tối cao và VKSND Tối cao.
Ngoài ra, bản án đã có hiệu lực 4 năm, theo Bộ luật Tố tụng dân sự thì không còn thời hạn để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Còn đối với thủ tục tái thẩm thì phải có tình tiết mới nằm trong vụ án được phát hiện có thể làm thay đổi bản chất của vụ án mà các đương sự không biết được khi tòa án ra bản án. Nhưng trong vụ này, hoàn toàn không có tình tiết mới nào được phát hiện.
Việc Ban chỉ đạo THA thành phố nại ra yêu cầu tái thẩm là bà Trần Thu Hồng bán nhà thuê của Nhà nước không phải là tình tiết mới vì nó đã được nhận định trong bản án.
Như vậy, thay vì làm đúng chức trách của mình là tổ chức chỉ đạo phối hợp với các ngành để thi hành bản án đã quá kéo dài (4 năm) gây nhiều bức xúc thì THA thành phố lại có dấu hiệu cản trở việc thi hành bản án trên
Anh Huy