ĐIỂM TIN THẾ GIỚI ngày10/3/2022 với Nam Giang

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI ngày10/3/2022 với Nam Giang
03/10/2022

KBCHNTV thông báo: Kênh youtube của KBCHNTV được chuyển về https://www.youtube.com/channel/UC3gL7TJkgUF1WsdtoU6ut8w
https://www.youtube.com/channel/UCUYHCuct76okHEUw0epaGtg (Ca sĩ Lệ Hằng)

Trich: “Họ (những người lính Nga) đang bỏ xe trên đường. Đó là một thảm họa cho người Nga và thảm họa cho Putin. Bạn phải hiểu rằng các tướng lĩnh và ban lãnh đạo Nga biết điều đó. Thật khó để họ có thể làm gì ngay bây giờ, nhưng điều tệ hơn là họ sẽ chỉ tập trung vào sự lãnh đạo của Vladimir Putin”, Volcker nói.

BBC hôm 9/3 đưa tin Bộ Quốc phòng Nga thừa nhận một số lính nghĩa vụ – những người lính bị bắt buộc nhập ngũ – đang tham gia vào cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

Nam Giang

Cựu Đại sứ Mỹ: Những người lính Nga đã bị lừa dối

image.png
Cựu đại sứ Mỹ tại NATO Kurt Volker hôm 8/3 cho biết nhà lãnh đạo Nga đã không nói cho một số binh sĩ biết sự thật về cuộc xâm lược Ukraine. Hiện tại, cả Nga và ông Putin đều đang phải đối mặt với thảm họa
 

Đại sứ Volcker từng là đại diện đặc biệt cho các cuộc đàm phán với Ukraine trong chính quyền Trump. Ông Volker nói với Fox News“Một trong những điều đáng nói nhất là những gì người Ukraine phát hiện khi bắt được một số binh sĩ Nga. Khi thẩm vấn những binh sĩ này thì thấy họ không biết mình đang làm nhiệm vụ tấn công Ukraine, họ nghĩ rằng mình đang tham gia huấn luyện”.

“Điều này cho thấy giới lãnh đạo Nga không muốn nói cho những người lính biết sự thật, vì họ biết rằng những binh sĩ này không muốn làm vậy”.

Trước đó theo Newsweek, một đoạn video về 5 binh sĩ Nga bị quân đội Ukraine bắt giữ ở Kharkov cho thấy những người lính không biết họ đang bị đưa vào một cuộc chiến toàn diện. Thay vào đó, họ tưởng rằng họ đang tiến hành tập trận quân sự.

Khi những người lính Nga được hỏi họ đến Ukraine với mục đích gì? Người lính đầu tiên nói: “[Chúng tôi đến đây] để huấn luyện. Chúng tôi đã bị lừa”.

Người thứ hai trả lời: “Để huấn luyện. Tôi được các chỉ huy cử đến đây”.

Người thứ ba nói: “Vốn dĩ chúng tôi được cử đi huấn luyện, nhưng lại được đưa ra tiền tuyến. Mọi người mất hết tinh thần và không muốn đi, nhưng họ nói nếu vậy các anh sẽ trở thành kẻ xấu. Chúng tôi không muốn cuộc chiến này. Chúng tôi chỉ muốn về nhà và chúng tôi muốn hòa bình”.

Người lính thứ tư cũng lặp lại những lời trên: “Họ nói với chúng tôi rằng mọi thứ sẽ ổn. Chúng tôi không biết gì cả. Chúng tôi đã bị lừa dối và bị bỏ rơi”.

Ngày 7/3, một video do kênh Telegragh công bố cũng cho thấy một bà mẹ Nga tức giận cáo buộc Tổng thống Vladimir Putin đã dùng con trai họ làm “bia đỡ đạn” cho cuộc xâm lược Ukraine.

“Tất cả chúng ta đều bị lừa dối, đều bị lừa. Chúng bị đưa đến đó để làm bia đỡ đạn. Chúng còn trẻ. Chúng chưa sẵn sàng”, một phụ nữ hét lên với ông Sergey Tsivilev, thống đốc vùng Kuzbass của Siberia.

Theo Telegraph, lúc đó ông Tsivilev đang ở trong phòng tập thể dục của một trường học thì một bà mẹ người Nga tức giận mắng mỏ ông và cáo buộc chính phủ của Putin nói dối.

Khi ông Tsivilev cố gắng giải thích cuộc tấn công vào Ukraine là một “hoạt động quân sự đặc biệt” chứ không phải xâm lược, người mẹ đã cắt ngang: “Bị lợi dụng. Con cái chúng tôi đang bị lợi dụng?”.

Mẹ của những người lính Nga giữ một vị trí quan trọng trong xã hội. Trong những năm 1980, sự phản đối đầu tiên về cuộc xâm lược Afghanistan của Liên Xô là đến từ những người mẹ của binh sĩ, sau đó nhanh chóng phát triển thành một lực lượng hùng mạnh.

Đại sứ Volcker cho biết ngay sau khi các binh sĩ Nga biết họ đang làm gì, họ đã bắt đầu chống lại mệnh lệnh. Volcker nói thêm rằng quân đội Nga đang hết lương thực và nhiên liệu.

“Họ (những người lính Nga) đang bỏ xe trên đường. Đó là một thảm họa cho người Nga và thảm họa cho Putin. Bạn phải hiểu rằng các tướng lĩnh và ban lãnh đạo Nga biết điều đó. Thật khó để họ có thể làm gì ngay bây giờ, nhưng điều tệ hơn là họ sẽ chỉ tập trung vào sự lãnh đạo của Vladimir Putin”, Volcker nói.

BBC hôm 9/3 đưa tin Bộ Quốc phòng Nga thừa nhận một số lính nghĩa vụ – những người lính bị bắt buộc nhập ngũ – đang tham gia vào cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

Ở Nga, tất cả nam giới trong độ tuổi từ 18 đến 27 đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự một năm, ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ.

Chỉ vài ngày trước đó, Putin đã phủ nhận việc lính nghĩa vụ tham gia vào cuộc chiến Ukraine, nói rằng chỉ có quân nhân chuyên nghiệp được cử đến.

Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga cho biết một số lính nghĩa vụ đã bị quân đội Ukraine bắt giữ, họ đã di tản gần như toàn bộ số binh sĩ đó và cam kết sẽ ngăn chặn điều này tái diễn.

Chuyên gia: EU chế tài Nga, kết quả ‘địch tổn 1000 – ta hại 800’
image.png
Cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine do Putin thúc đẩy đã qua hai tuần, Mỹ và EU đã áp đặt nhiều hành động chế tài Nga. Là một học giả về chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Mỹ và Nga, ông Maxim A. Suchkov đã chia sẻ bình luận của mình trên Twitter về vấn đề này.
 
Theo giới thiệu từ trang web của Viện Nghiên cứu Chính trị Quốc tế Ý (Italian Institute for International Political Studies, ISPI) – tổ chức chuyên gia độc lập phi lợi nhuận, học giả Maxim A. Suchkov là Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu nước Mỹ (CAAS) của Đại học Quốc gia Quan hệ Quốc tế Moskva (MGIMO), ông cũng là chuyên gia không thường trú của Hội đồng Các vấn đề Quốc tế Nga và Câu lạc bộ Thảo luận Quốc tế Valdai (Nga). Từ năm 2010 – 2011, ông là học giả thỉnh giảng tại Đại học Georgetown, và năm 2015 thỉnh giảng tại Đại học New York (Mỹ). Các lĩnh vực chuyên môn nghiên cứu của Maxim A. Suchkov bao gồm chính sách đối ngoại của Nga, quan hệ Mỹ-Nga, an ninh Trung Đông và chống khủng bố. Ngoài tiếng mẹ đẻ là Nga thì ông còn nói được tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha.

Ngày 7/3, Maxim A. Suchkov đã chia sẻ tweet bày tỏ quan điểm về các biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Ông viết rằng cuộc chiến Nga-Ukraine do khủng hoảng quan hệ Mỹ – Nga kéo dài gây ra đã ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị, kinh tế và xã hội của toàn thế giới. Là một học giả, công việc của ông không phải là cố vấn cho các chính phủ/công ty, nhưng do nhận thấy nhiều phân tích tư vấn toàn cầu hiện nay đang ngày càng thiên lệch nên ông muốn chia sẻ một số góc nhìn khác với truyền thông chính thống.

Maxim A. Suchkov nói rằng đối với nước đã phải chịu nhiều lệnh trừng phạt nghiêm trọng như Nga, nhiều bình luận thường chú ý về tác động đến thị trường năng lượng toàn cầu, nhưng ít nói về một số vấn đề khác rất quan trọng.
image.png

EU trừng phạt Nga như tự lấy đá gè chân mình

Sau khi EU áp đặt lệnh trừng phạt đối với hãng hàng không Aeroflot của Nga, Nga cũng đóng cửa không phận đối với các nước EU, đã khiến máy bay của các hãng hàng không EU phải bay đường vòng làm chi phí hoạt động cao hơn, hệ quả cổ phiếu của hầu hết các hãng hàng không EU giảm từ 6% đến 32%. Bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Finnair của Phần Lan.

Có nhiều người vui mừng với việc thu giữ được máy bay thuê của Nga, nhưng điều này cũng khiến chính các công ty cho Nga thuê máy bay dính đòn, những thiệt hại kinh tế này là rất lớn.

Trong lĩnh vực hóa chất, chính quyền Moscow đã ngừng xuất khẩu methanol và các sản phẩm liên quan sang EU, với lý do các vấn đề hậu cần. Metanol là nguyên liệu để sản xuất pentaerythritol (dùng để tạo lớp phủ) và urotropine (dùng làm nguyên liệu tổng hợp hữu cơ, thuốc thử phân tích hóa học, kháng sinh, nhiên liệu). Tại thị trường EU, Nga chiếm thị phần 40% đối với pentaerythritol và 50% đối với  urotropine.

Có thể thấy, thị trường polyme EU sẽ suy thoái giống như ngành hàng không.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Nga đã ngừng xuất khẩu phân bón sang EU cho đến khi hoạt động vận tải và hậu cần bình thường được đảm bảo. Bộ Thương mại Nga cho biết, nông dân ở EU và nhiều nơi khác không thể mua được lượng phân bón cần thiết do sự gián đoạn của một số công ty hậu cần nước ngoài. Điều này có nghĩa là nông dân EU (và Mỹ) không thể tiếp cận với phân bón của Nga ngay thời điểm trước mùa gieo trồng ngũ cốc. Trên thị trường phân bón nông nghiệp thế giới, sản lượng phân kali của Nga chiếm khoảng 1/3 sản lượng phân kali của thế giới, sản lượng phân đạm chiếm khoảng 10% và sản lượng phân hỗn hợp chiếm khoảng 20%.

Làm thế nào để lấp đầy khoảng trống phân bón của Nga? Vốn dĩ có thể được giải quyết bằng cách nhập khẩu phân bón sản xuất tại Belarus, nhưng nước này cũng đang phải chịu các lệnh trừng phạt như Nga. Tại Ukraine, việc trồng ngũ cốc cũng bị gián đoạn. Điều đó cho thấy khả năng cao là thị trường lương thực thế giới trong vòng 6 tháng tới sẽ thiếu hụt trầm trọng, đặc biệt là lúa mì.

Nga là nước dẫn đầu thị trường thế giới về lúa mì, như vậy biện pháp trừng phạt của Mỹ và EU đối với hàng xuất khẩu của Nga sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lúa mì.

Do hậu cần bị gián đoạn khiến không thể đưa lúa mì Nga sang EU, điều này tạo điều kiện cho Trung Quốc vốn nhu cầu rất lớn dễ dàng hơn trong nhập khẩu loại lúa mì này.

Nhân tiện nói thêm, Ấn Độ rất thông minh trong việc xử lý thương mại xuất nhập khẩu với Nga, đảm bảo rằng họ có thể giao dịch bằng tiền tệ song phương khi nhập khẩu phân bón của Nga.

Trong ngành công nghiệp bán dẫn và nguyên liệu thô chip máy tính, ngày nay Nga chiếm 80% thị trường sapphire toàn cầu được sử dụng rộng rãi trong các bộ vi điện tử, có liên quan đến chất lượng sản phẩm của các công ty bán dẫn đa quốc gia như AMD và Intel (tinh thể sapphire là vật liệu nền lý tưởng cho điốt phát quang GaN/Al2O3 bán dẫn (đèn LED), mạch tích hợp quy mô lớn SOI và SOS, và màng cấu trúc nano siêu dẫn).

Nga còn có ưu thế trong gia công hóa chất (phay hóa chất) đối với loại chip đặc biệt sử dụng các thành phần siêu sạch. Tại một số thị trường cung ứng nguyên tố đất hiếm liên quan vấn đề này, Nga cung cấp gần 100% sản phẩm nguyên tố đất hiếm. Lệnh trừng phạt đối với Nga sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng.

Tác động tiêu cực của vấn đề năng lượng là không có gì phải bàn cãi.  Maxim A. Suchkov cho biết, ông không hài lòng về vấn đề này vì rất nhiều người sẽ mất việc làm khiến cuộc sống khó khăn hơn. Ông cũng không đánh giá thấp cuộc khủng hoảng nghiêm trọng mà nền kinh tế Nga đang phải đối mặt.

Mỹ sẽ hưởng lợi?

Bất kể thế nào thì EU cũng là bên thua cuộc, trong khi Trung Quốc có thể thừa nước đục thả câu. Bên thắng lớn nhất từ cuộc khủng hoảng này có thể là Mỹ, vì sẽ được hưởng lợi từ việc quân sự hóa EU và các biện pháp trừng phạt đối với Nga, giống như Mỹ được hưởng lợi từ Thế chiến thứ Nhất và Thế chiến thứ Hai. Tuy nhiên đồng thời tốc độ mất đi vị trí lãnh đạo toàn cầu của Mỹ cũng sẽ tăng nhanh, tương tự là xu thế yếu dần của đồng USD đối với thế giới…

Bất kể kết quả cuộc chiến Nga-Ukraine thế nào thì căng thẳng Mỹ-Nga vẫn sẽ tiếp tục, nhưng hy vọng là không đến mức quân sự hóa.

CIA: Trung Quốc “bất an” trước tổn thất của Nga ở Ukraine, nhưng vẫn để mắt đến Đài Loan
image.png
Trong cuộc họp của Ủy ban tình báo tại Quốc hội Mỹ vào thứ Ba (8/3), người đứng đầu CIA nói rằng Trung Quốc “bất an” trước các cuộc tấn công của Nga ở Ukraine, nhưng không nên đánh giá thấp “quyết tâm” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đối với Đài Loan.

Tại cuộc điều trần thường niên của Ủy ban Tình báo Hạ viện về các mối đe dọa trên toàn thế giới, Giám đốc CIA William Burns đã được yêu cầu bình luận về việc liệu mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc có còn bền chặt sau cuộc xâm lược Ukraine của Nga hay không. 

Ông Burns nói rằng mối quan hệ giữa hai nước đã tiếp tục được củng cố kể từ năm 2019, nhưng ông cho rằng ông Tập và giới lãnh đạo Trung Quốc “có chút bất an với những gì họ đang thấy ở Ukraine. Họ không lường trước được những khó khăn đáng kể mà người Nga sẽ đụng độ.”

“Vì ông Tập và ông Putin từng tuyên bố khi bắt đầu Thế vận hội Mùa đông ở Bắc Kinh rằng ‘tình hữu nghị giữa hai quốc gia không có giới hạn,’ giới lãnh đạo Trung Quốc không yên tâm trước những tổn hại về danh tiếng có thể xảy ra do sự liên kết chặt chẽ của họ với Tổng thống Putin,” ông Burns tiếp tục.

Ông lưu ý rằng hiện Nga đang phải gánh chịu những hậu quả kinh tế từ các lệnh trừng phạt, trong khi Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng hàng năm thấp nhất trong hơn ba thập kỷ, khiến Bắc Kinh cảm thấy bất an về tác động đối với nền kinh tế toàn cầu. 

Ông Burns nói rằng Trung Quốc cũng lấy làm lo ngại với cách mà ông Putin đã “thúc đẩy châu Âu và Mỹ xích lại gần nhau hơn,” qua đó làm đảo ngược nỗ lực của Bắc Kinh nhằm chia rẽ mối quan hệ giữa Mỹ và EU.

Sau đó, ông Burns được hỏi rằng với các hậu quả kinh tế mà Nga phải gánh chịu sau cuộc xâm lược Ukraine, liệu điều này có mở ra cơ hội nào cho một “cuộc đối thoại hiệu quả hơn” giữa Mỹ và Trung Quốc về Đài Loan hay không. 

Ông Burns trả lời ông không thấy điều này có ảnh hưởng theo cách như vậy: “Tôi sẽ không đánh giá thấp Chủ tịch Tập và quyết tâm của lãnh đạo Trung Quốc đối với Đài Loan.”

Ông nói rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã “ngạc nhiên và bất an ở một mức độ nào đó trước những gì họ đã thấy tại Ukraine trong 12 ngày qua. Tất cả mọi thứ, từ sự quyết liệt trong phản ứng phương Tây, hay sự chống trả của người Ukraine, cho đến màn trình diễn tương đối kém cỏi của quân đội Nga.”

Khi được hỏi thêm rằng liệu điều này có mang lại lợi ích cho Đài Loan hay không, ông Burns nói, “Không, tôi nghĩ rằng nó có tác động đến tính toán của Trung Quốc đối với Đài Loan, và đó là điều mà chúng tôi chắc chắn sẽ tiếp tục lưu ý một cách cẩn thận.” Tuy nhiên, ông không giải thích chi tiết tác động đó có thể là gì.