Tass ngày 11/3 đưa tin, tại buổi trả lời phỏng vấn kênh LCI ( của Pháp), Cao ủy Châu u về Chính sách Đối ngoại và An ninh Josep Borrell thừa nhận rằng, phương Tây đã sai lầm khi hứa sẽ kết nạp Ukraine vào NATO.
“Có những khoảnh khắc mà chúng tôi lẽ ra nên phản ứng một cách tốt hơn. Ví dụ, chúng tôi đã đề xuất những thứ mà chúng tôi không chắc chắn có thể thực hiện được, cụ thể là việc đưa Ukraine trở thành thành viên NATO. Điều này khó thành hiện thực và tôi nghĩ đó là một sai lầm khi đi hứa hẹn những điều mà chúng tôi không thể thực hiện được”, ông Borell nói.
Nhà ngoại giao hàng đầu của EU cũng cho rằng, phương Tây cũng đã có những sai lầm nhất định khi xây dựng quan hệ với Nga. “Vì vậy, chúng tôi đã mất cơ hội để đưa Nga tới gần phương Tây để răn đe nước này”, ông Borell nhận định.
Ukraine trong những năm qua đã hướng tới mục tiêu trở thành thành viên của Liên minh châu u EU và NATO – nỗ lực bị Moscow bị phản đối. Tổng thống Nga Vladimir Putin từng viện dẫn việc NATO hứa hẹn có thể kết nạp Ukraine là bằng chứng cho cáo buộc khối liên minh muốn “gây hấn” với Nga.
Tuy nhiên, trong một bài viết đăng trên báo New York Times ngày 6/3 Thủ tướng Anh Boris Johnson thừa nhận: “Ukraine không có triển vọng trở thành một thành viên của NATO trong tương lai gần”.
Bản thân Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 8/3 thừa nhận rằng, ông “không còn hào hứng” với việc gia nhập NATO sau khi nhận thấy NATO “chưa sẵn sàng kết nạp Ukraine”. “Liên minh này lo sợ những điều mâu thuẫn, lo sợ đối đầu với Nga”, ông Zelensky nói.
Hôm 5/3, David Arakhamia, một thành viên trong phái đoàn đàm phán của Ukraine với Nga, cho biết Kiev để ngỏ phương án đàm phán với Nga về “các mô hình phi NATO” cho tương lai của nước này.
Đối mặt với triển vọng cánh cửa gia nhập NATO khép lại, Ukraine đã làm đơn đề nghị EU kết nạp vào khối. Tuy nhiên, tại hội nghị thượng đỉnh ở Versailles (Vec sai), Pháp, hôm 10/3, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Hà Lan bác bỏ lời kêu gọi của Tổng thống Zelensky về việc nhanh chóng kết nạp Ukraine vào EU. Phía Pháp cho rằng, EU không thể mở thủ tục kết nạp với một nước đang xảy ra chiến sự.
Sau đó, Tổng thống Zelensky đã bày tỏ sự không hài lòng khi bị một số nước EU từ chối kết nạp.
Ông Vladimir Potanin, doanh nhân giàu nhất nước Nga, đã cảnh báo Điện Kremlin không tịch thu tài sản của các công ty nước ngoài đã sơ tán, kẻo chúng khiến Nga lùi lại hơn 100 năm và hy vọng rằng Nga sẽ thận trọng trong việc thu giữ tài sản.
Ông Vladimir Potanin, 61 tuổi, một ông trùm nickel người Nga ở Siberia, cho biết việc chính phủ thu giữ tài sản của các công ty nước ngoài đã sơ tán khỏi Nga sẽ làm mất niềm tin của các nhà đầu tư trong nhiều thập kỷ và đưa nước Nga trở lại cuộc Cách mạng Bolshevik năm 1917 bi thảm, theo Reuters đưa tin ngày 11/3.
Ông Potanin cho rằng Nga nên đáp trả việc bị loại khỏi nền kinh tế toàn cầu bằng một thái độ thực dụng, duy trì trạng thái kinh tế lâu dài và không nên “bế quan tỏa cảng”.
Ông Potanin cho biết trên ứng dụng nhắn tin Telegram rằng, “Trước hết, điều này sẽ đưa chúng ta trở lại 100 năm trước, đến năm 1917, và hậu quả – là sự thiếu tin tưởng từ các nhà đầu tư toàn cầu vào Nga – nó sẽ khiến chúng ta cảm nhận được trong hàng nhiều thập niên”.
“Thứ hai, nhiều công ty đã quyết định tạm ngừng kinh doanh ở Nga, điều này hơi cảm tính, nhưng có thể là do dư luận đã gây áp lực chưa từng có đối với họ.” Theo báo cáo của Bloomberg, Potanin là tỷ phú giàu nhất nước Nga với khoảng tổng tài sản đạt khoảng 22,5 tỷ USD.
Norilsk Nickel là nhà sản xuất paladi và niken chất lượng cao lớn nhất thế giới, đồng thời là nhà sản xuất bạch kim và đồng lớn. Công ty và các sản phẩm chính của nó đã thoát khỏi các lệnh trừng phạt kinh tế trừng phạt đối với Nga của các nước phương Tây. Ông Potanin là một trong những tỷ phú Nga nổi tiếng nhất không bị phương Tây trừng phạt,
Nền kinh tế Nga đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991 sau khi phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt sâu rộng trên các lĩnh vực tài chính và doanh nghiệp của Nga sau cuộc xâm lược Ukraine ngày 24 tháng 2 của Moscow.
Thủ tướng Mikhail Mishustin cho biết hôm thứ Năm rằng chính phủ đề xuất quốc hữu hóa các công ty muốn rời khỏi Nga.
Các quan chức và doanh nhân cho biết cơ chế chính xác của việc này vẫn chưa rõ ràng, mặc dù có một cuộc tranh luận gay gắt trong giới thượng lưu Nga về phản ứng nghiêm trọng của Moscow đối với các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Ông Putin nói rằng Nga sẽ vẫn mở cửa kinh doanh và không có ý định đóng cửa với những người vẫn muốn kinh doanh.
Phản ứng thống nhất của các nền dân chủ phương Tây đối với cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine và việc nhanh chóng tung ra các lệnh trừng phạt kinh tế cứng rắn, là bài học cho bất kỳ chính phủ nào đang tìm cách đối mặt với các hoạt động kinh tế và thương mại lạm dụng, và khả năng gây hấn của Bắc Kinh đối với Đài Loan.
Đó là quan điểm của ông Robert D. Atkinson, Chủ tịch của Quỹ Đổi mới và Công nghệ Thông tin. Ông viết trên tờ Korea Times vào ngày 9/3 rằng:
“Có lẽ câu hỏi quan trọng nhất liên quan đến các lệnh trừng phạt này ngoài việc liệu chúng có ngăn cản được Putin hay không, là liệu hình thức hợp tác kinh tế để trừng phạt những kẻ vi phạm quy tắc toàn cầu có thể và sẽ tiếp tục hay không, và liệu nó có được áp dụng với Trung Quốc?”
Theo quan điểm của ông Atkinson, phạm vi của các lệnh trừng phạt đối với Nga là một tiền lệ hữu ích khi đánh giá các vấn đề kinh tế và địa chiến lược khác. Ông lưu ý rằng bên cạnh các lệnh trừng phạt trên phạm vi rộng đối với hệ thống ngân hàng của Nga, Cục Công nghiệp và An ninh (BIS) của Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ban hành sáu quy tắc kiểm soát xuất khẩu mới nhắm vào Nga.
Một trong những quy tắc này mở rộng các biện pháp kiểm soát hiện có đối với các sản phẩm như vi điện tử, cảm biến, linh kiện máy bay và thiết bị điều hướng.
Với quan điểm hạn chế việc Nga nhập khẩu các mặt hàng đó từ các quốc gia khác, Cục Công nghiệp và An ninh đã tạo ra một quy tắc khác nhằm thiết lập quyền kiểm soát đối với các sản phẩm sử dụng phần mềm và công nghệ được phát triển tại Hoa Kỳ. Điều đó có nghĩa là các công ty ở các quốc gia khác sản xuất các sản phẩm trong danh sách kiểm soát xuất khẩu của Cục Công nghiệp và An ninh với sự hỗ trợ của công nghệ hoặc phần mềm của Hoa Kỳ sẽ bị cấm xuất khẩu các sản phẩm đó sang Nga. Ông Atkinson lưu ý rằng các nước ngoài như Hàn Quốc đã tuyên bố ý định thực hiện các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của riêng họ liên quan đến Nga.
Nhiều công ty đã có những hành động mạnh mẽ để đáp trả sự hung hăng của Nga. Các biện pháp sâu rộng nhất, từ quan điểm của giới công nghệ, bao gồm việc loại bỏ các sản phẩm khỏi thị trường đến đóng cửa các dịch vụ và nền tảng trực tuyến. Apple đã rút Sputnik và RT News khỏi App Store của mình, đã vô hiệu hóa một số dịch vụ Apple Pay và ngừng bán iPhone cũng như các sản phẩm khác ở Nga.
Theo phân tích của ông Atkinson, tác động từ các biện pháp trừng phạt sẽ làm tê liệt Nga, buộc nước này phải thay đổi hướng đi. Ông tin rằng các bài học kinh nghiệm là đáng chú ý khi đề cập đến việc Bắc Kinh vi phạm các cam kết của Tổ chức Thương mại Thế giới, vi phạm các cam kết của thỏa thuận thương mại “Giai đoạn Một”, cưỡng ép kinh tế, cấm nhập khẩu bất hợp pháp và quảng cáo trắng trợn hành vi trộm cắp và cưỡng bức sở hữu trí tuệ (IP) chuyển giao công nghệ, chưa kể đến các động thái gây hấn có thể xảy ra trong tương lai và chống lại hòn đảo Đài Loan tự trị.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã đưa ra những cảnh báo nghiêm khắc đối với các công ty Trung Quốc rằng, họ sẽ phải đối mặt với rất nhiều hậu quả nếu giúp Nga lách các lệnh trừng phạt. Ông Atkinson tin rằng một số biện pháp mà Bộ Thương mại cảnh báo sẽ có hiệu quả cao.
Trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times, ông Atkinson nói rằng trong trường hợp của Nga, mặc dù các biện pháp trừng phạt đơn phương có thể có kết quả hạn chế, nhưng hiệu quả tập thể của các biện pháp trừng phạt do một loạt các đồng minh áp đặt là rất lớn. Ông nói:
“Nếu tất cả chúng ta cùng sát cánh, chúng ta có thể chống lại cuộc xâm lược. Chúng ta nên sử dụng các phương pháp tương tự để chống lại sự xâm lược của nền công nghiệp Trung Quốc.
Ông Atkinson cũng không tin rằng các lệnh trừng phạt sẽ có hiệu lực trong tương lai khi mức độ vi phạm kinh tế và thương mại của chính quyền Trung Quốc tăng cao. Ông nói:
“Tôi nghĩ chúng ta nên làm điều đó ngay bây giờ khi rõ ràng rằng các công ty đã được hưởng lợi từ hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ và các khoản trợ cấp khá lớn của chính phủ Trung Quốc. Đó là cả hai cách cạnh tranh hoàn toàn không công bằng. Nếu chúng ta biết rằng một công ty Trung Quốc đang làm điều đó, chúng ta nên nói rằng chúng ta sẽ không mua sản phẩm của họ.”
Ông Atkinson nhận định hoạt động buôn bán chất bán dẫn ở Trung Quốc là một ví dụ về một lĩnh vực được hưởng lợi quá mức từ các khoản trợ cấp lớn cũng như hành vi trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
Ông đã hình dung ra một kịch bản mà Bắc Kinh tiến hành một cuộc xâm lược Đài Loan và cho rằng một số nhà lập pháp ở Mỹ chỉ mới bắt đầu nhận ra những phân nhánh của sự phát triển như vậy.
Ông nói: “Không có nhiều điều mà Nga có thể làm đối với chúng ta về mặt kinh tế, nhưng Trung Quốc có thể làm được rất nhiều điều.
Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan nắm giữ vị trí thống lĩnh trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu và nếu Bắc Kinh tiếp quản công ty đó và tất cả các hoạt động của công ty, điều này sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với khả năng mua chip máy tính của các công ty Mỹ.
Atkinson nói: “Điều đó sẽ khiến nước Mỹ phải quỳ gối”.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ giải nhiệm vào năm tới
Ngày 11/3, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết trong một cuộc họp báo sau Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc rằng ông sẽ giải nhiệm khi hết nhiệm kỳ.
Ngày 11/3, ông Lý Khắc Cường, 66 tuổi, nói với các phóng viên sau kỳ họp thứ 5 của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc khóa 13 rằng năm nay là năm cuối cùng của nhiệm kỳ khóa này của chính phủ, “cũng là năm cuối cùng của tôi trên cương vị thủ tướng”. Tân Hoa Xã đưa tin sơ sài về nội dung này được “lưỡng hội” (Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Toàn quốc) cho phép.
Sau khi thông tin này được đưa ra, nhiều kênh truyền thông quốc tế như Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) và Reuters đã trích dẫn lại.
Ông Lý Khắc Cường, nhân vật số 2 trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), giữ chức Thủ tướng từ năm 2013.
Dưới thể chế của ĐCSTQ, ông Lý Khắc Cường dường như đã làm không tốt kể từ khi lên nắm quyền. Các kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ đã nhiều lần đưa tin rằng ông Lý “thường xuyên nổi giận” vì “các sắc lệnh của chính phủ không ra nổi Trung Nam Hải” và sự thờ ơ của các quan chức đối với chính quyền, truyền thông chính thức của nhà nước Trung Quốc cũng từng đưa tin ông Lý đập bàn bằng tách trà khi tức giận.
Tờ The Economist nói trong bài báo có tiêu đề “A very Chinese coup” (tạm dịch: Một cú đập rất kiểu Trung Quốc) rằng ông Lý Khắc Cường là Thủ tướng Trung Quốc yếu nhất trong những thập kỷ gần đây, vấn đề của ông ấy không phải là bất tài, mà chủ yếu là vì bất lực.
The Economist cho rằng ông Lưu Hạc (Liu He), cố vấn kinh tế chính của ông Tập, đã áp đảo Thủ tướng Lý Khắc Cường. Và ông Lý chỉ là con dê thế tội nếu kinh tế Trung Quốc xuất hiện vấn đề lớn nào.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ dự kiến sẽ được tổ chức vào mùa thu năm nay. Khi đó, bộ máy lãnh đạo của ĐCSTQ sẽ được cải tổ, sau đó nội bộ chính phủ sẽ được thay thế tại kỳ họp “lưỡng hội” vào năm sau.
Hiến pháp của ĐCSTQ quy định thủ tướng chỉ được giới hạn 2 nhiệm kỳ liên tiếp.
Tháng 3/2018, ĐCSTQ đã sửa đổi hiến pháp, bãi bỏ quy định rằng chủ tịch và phó chủ tịch không được quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Nhà lãnh đạo hiện tại của ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình, dự kiến sẽ phá vỡ tiền lệ và bắt đầu nhiệm kỳ thứ 3 tại Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ 20 năm nay, tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ và tiếp tục đảm nhiệm chức chủ tịch nước vào năm sau.