Vũ khí nào được sử dụng ở chiến trường Ukraine

Vũ khí nào được sử dụng ở chiến trường Ukraine
03/12/2022

KBCHNTV thông báo: Kênh youtube của KBCHNTV được chuyển về https://www.youtube.com/channel/UC3gL7TJkgUF1WsdtoU6ut8w
https://www.youtube.com/channel/UCUYHCuct76okHEUw0epaGtg (Ca sĩ Lệ Hằng)

 
Ukraine GIF
 
Thứ bảy, 12/3/2022 
 
Andy Van Tổng Hợp
See the source image
 
Great Day GIF by memecandy
 
Andy Van
 
Anh Quốc gửi hệ thống hỏa tiễn phòng không tối tân tới Ukraine
See the source image
 
The Starstreak missile uses three dart-like projectiles allowing multiple hits on the target - Eddie Mulholland for the Telegraph
Hỏa tiễn Starstreak sử dụng ba đường đạn giống phi tiêu cho phép bắn trúng mục tiêu nhiều lần - Eddie Mulholland / Telegraph
The missile can be fired from the shoulder, from a lightweight multiple launcher or from armoured vehicles - PA
Hỏa tiễn có thể được bắn từ vai, từ nhiều bệ phóng hạng nhẹ hoặc từ các quân xa - PA
Military officials hope the missile will help Ukraine gain control of the skies - PA
Các qiới chức quân sự hy vọng hỏa tiễn Starstreak sẽ giúp Ukraine giành quyền kiểm soát bầu trời - PA
 
Sau ba tuần triển khai chiến dịch "quân sự đặc biệt", Nga và Ukraine đưa vào chiến trường những loại vũ khí tối tân, để trắc nghiệm về tác dụng và sức công phá cúa chúng như thế nào.
 
Mời đọc:
 
Ngày 24/2, Nga bắt đầu tiến vào Ukraine bằng đường bộ, đường biển và trên không trong chiến dịch quân sự lớn nhất tại châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai. Cho tới nay, Nga mới kiểm soát một thành phố của Ukraine - cảng Kherson ở phía nam sông Dnipro.
 
Moscow phủ nhận việc nhắm mục tiêu vào dân thường và gọi các hành động của mình là một "hoạt động quân sự đặc biệt" nhằm giải quyết khủng hoảng ở Ukraine và loại bỏ giới lãnh đạo mà Nga coi là những người theo chủ nghĩa dân tộc nguy hiểm.
 
Bước sang tuần thứ ba của cuộc tấn công, hàng trăm nghìn người dân ở Mariupol, cảng chính ở miền đông Ukraine đã bị bao vây và chịu cảnh bắn phá dữ dội. Ở Kharkiv và Kyiv, đã có hỏa tiễn bắn trúng các tòa nhà dân cư. Hàng triệu người Ukraine đã rời khỏi đất nước để tị nạn.
 
Tấn công hỏa tiễn có mục tiêu
Trong những giờ đầu tiên của cuộc tấn công, Nga đã triển khai rộng rãi hỏa tiễn hành trình và bắn liên tục hoea tiễn đạn đạo tầm ngắn (SRBM). Mỹ ước tính, cuộc công kích dữ dội của Nga đã sử dụng hơn 100 hỏa tiễn phóng từ đất liền và trên biển.
 
Nga,  Ukraine,  vu khi anh 1
Vị trí các khu vực ở Ukraine bị tấn công. Đồ họa: Reuters.
 
Theo Timothy Wright, nhà phân tích nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), rất có thể Nga đã sử dụng chiếc SRBM duy nhất của mình: Iskander-M.
 
Phía Ukraine vẫn sử dụng loại hỏa tiễn đạn đạo cũ, là chiếc OTR-21 Tochka. Trong những ngày đầu tiên, Ukraine đã sử dụng ít nhất một hỏa tiễn để tấn công một căn cứ không quân của Nga bên trong nước Nga.
 
Nga,  Ukraine,  vu khi anh 2
Hệ thống Iskander-M có thể vượt mọi địa hình và di chuyển với vận tốc lên đến 70 km/h trong 1.100 km. Đồ họa: Reuters.
 
Theo IISS, Iskander-M có tầm bắn lớn hơn Tochka và các bệ phóng còn có thể chứa nhiều hơn một hỏa tiễn. Mỗi bệ phóng Iskander đều có vỏ bọc thép cho hỏa tiễn và cabin phủ chất liệu cứng để chống lại các mối nguy hiểm về hóa học, sinh học, phóng xạ và nguyên tử cũng như nhiệt độ khắc nghiệt.
 
Iskander-M có sai số trượt mục tiêu (CEP - Circular Error Probability) là 5-7 m, nghĩa là một nửa số đạn bắn ra sẽ hạ cánh theo một vòng tròn có bán kính bằng kích thước đó. Ngược lại, Tochka có CEP là 90 m.
 
Nga,  Ukraine,  vu khi anh 3
Mọi người đi qua xác hỏa tiễn tại trạm bus ở Kyiv, Ukraine, ngày 4/3. Ảnh: Reuters.
 
Hôm 25/2, Bộ chỉ huy quân sự Ukraine báo cáo rằng các khu vực gần thành phố Sumy, Poltava và Mariupol đã trúng hỏa tiễn hành trình 3M14 Kalibr của Nga được phóng từ Biển Đen.
 
Kalibr là loại hỏa tiễn hành trình tấn công đất liền (LACM) có tầm bắn khoảng 1.500-2.500 km.
 
Nga,  Ukraine,  vu khi anh 4
Đối với các cuộc tấn công chính xác, CEP của 3M14 Kalibr có ước tính nhỏ hơn 5 m. Đồ họa: Reuters.
 
Tuy nhiên, Nga đã có nhiều cuộc tấn công tương đối hạn chế vào các căn cứ không quân, để xảy ra nhiều trường hợp bắn trượt mục tiêu quan trọng.
 
Theo ông Wright, Ukraine có hệ thống hỏa tiễn phòng không S-300v do Nga sản xuất từ thời Chiến tranh Lạnh, và hệ thống này cũng có thể chống lại hỏa tiễn đạn đạo. Ông nói thêm, vẫn chưa rõ có thêm hơa tiễn của Nga tham chiến hay không và một số chiếc S-300v dường như đã bị phá hủy bởi các cuộc không kích.
 
Mặc dù không quân Nga áp đảo về quy mô, nhưng không quân Ukraine vẫn đang trụ vững - một thực tế khiến nhiều nhà phân tích quân sự ngạc nhiên.
 
Chiến tranh mặt đất bị đình trệ
Ở 2 mặt trận chính ở phía đông và phía bắc, Nga vẫn chưa có nhiều khả năng tiến công, trong khi đó 2 thành phố lớn nhất của Ukraine là Kyiv và Kharkiv vẫn đang cầm cự trước sức công phá ngày càng dữ dội.
 
Người dân Ukraine tham gia hỗ trợ quân đội chính quy đẩy lùi bước tiến của Nga, bằng các đơn vị phòng thủ dân sự và lực lượng dân quân độc lập đã thành lập trên khắp đất nước.
 
Nga,  Ukraine,  vu khi anh 5
Cách Ukraine ngăn chặn đội quân Nga tiến vào thành phố. Đồ họa: Reuters.
Nga,  Ukraine,  vu khi anh 6
Một tòa nhà dân bị phá hủy do pháo kích ở Borodyanka, vùng Kyiv, Ukraine hôm 3/3. Ảnh: Reuters.
 
Mỹ và các quốc gia châu Âu đã cung cấp cho Ukraine nhiều loại vũ khí, bao gồm cả loại vũ khí tối tân có thể phá hủy quân xa  và thiết giáp. Những hỏa tiễn này đặc biệt hiệu quả trong môi trường thành phố, thuận lợi cho việc phục kích.
 
Nga,  Ukraine,  vu khi anh 7
Trong số vũ khí được viện trợ có NLAW - hệ thống hỏa tiễn chống tăng thế hệ mới do Anh và Thụy Điển đồng chế tạo, và FGM-148 Javelin, một hệ thống hỏa tiễn di động của Mỹ có thể tiêu diệt xe tăng cách xa vài km. Đồ họa: Reuters.
 
Các bức ảnh chụp ở Ukraine cho thấy nhiều phương tiện Nga bị bỏ lại, bao gồm cả xe tăng, dấy lên nghi vấn về những sai lầm của công tác hậu cần trong chiến sự với Ukraine. "Đơn giản là họ không có nhiều kinh nghiệm di chuyển sang một quốc gia khác ở mức độ phức tạp và quy mô như thế này", một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ nói về quân đội Nga.
 
Ông cho biết không rõ đó là thất bại trong việc lập kế hoạch hay thực chiến, nhưng có thể Nga sẽ thích nghi và thay đổi cách thức hoạt động của họ.
 
Nga,  Ukraine,  vu khi anh 8
Một chiếc xe tăng của Nga bốc cháy ở vùng Sumy, Ukraine. Ảnh: Reuters.
 
Một vũ khí khác khá quan trọng đối với người Ukraine là máy bay chiến đấu không người lái Bayraktar TB2, do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, có thể mang vũ khí chống xe thiết giáp cỡ nhỏ và phá hủy vũ khí trong đoàn xe của Nga.
 
Theo nhà sản xuất, máy bay không người lái này có thể mang vũ khí chống phương tiện chiến đấu cỡ nhỏ, rất có thể là bom dẫn đường hạng nhẹ Roketsan MAM-L, theo đường laser tới mục tiêu và có thể lướt tới 8 km trước khi va chạm.
 
Nga,  Ukraine,  vu khi anh 9
Những quả bom MAM-L chỉ nặng 22 kg nhưng được thiết kế chứa một lượng điện tích nhỏ để xuyên thủng lớp giáp sắt và phá hủy một chiếc xe. Đồ họa: Reuters.
 
Chiến thuật bao vây
Gần đây, Nga đã thay chiến lược từ tấn công trực tiếp vào các tuyến phòng thủ của Ukraine sang tấn công bao vây. Quân đội Nga đã yêu cầu người dân Kyiv rời khỏi nhà của họ vào tuần trước, trước khi bắn phá thành phố và dội hỏa tiễn xuống Kharkiv, san phẳng nhà cửa và các cơ sở hạ tầng dân sự khác.
 
Hội đồng thành phố Mariupol cho biết Nga đã liên tục và cố ý bắn pháo kích vào các cơ sở hạ tầng dân sự quan trọng ở cảng đông nam Ukraine, khiến nơi đây mất nước, hệ thống sưởi và nguồn điện, đồng thời ngăn việc tiếp tế hoặc di tản người dân.
 
Nga phủ nhận việc tấn công các cơ sở dân sự cũng việc dùng bom chùm - loại vũ khí bị cấm.
 
Nga,  Ukraine,  vu khi anh 10
Tỉnh trưởng khu vực Kharkiv, ông Oleg Synegubov cho biết thành trì phòng thủ trong thành phố của ông vẫn được giữ vững. Đồ họa: Reuters.
 
BM-21 là một trong những hệ thống pháo phóng loạt (MLRS) được quân đội Nga sử dụng. Một tiểu đoàn gồm 18 bệ phóng có thể phóng 720 quả pháo chỉ trong một lần bắn.
 
Nga,  Ukraine,  vu khi anh 11
Loại pháo này không có điều khiển và có độ chính xác thấp hơn loại thường, không thể được sử dụng trong các tình huống yêu cầu độ chính xác tuyệt đối. Để tiêu diệt một mục tiêu, nó dựa vào một số lượng lớn pháo bắn rải khắp một khu vực. Đồ họa: Reuters.
 
Chiến thuật bao vây thường bao vây các vị trí của đối phương, cắt đứt đường tiếp tế và đường thoát, sau đó tổng tấn công bằng xe thiết giáp, quân đội mặt đất và công binh.
 
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết Nga đã triển khai hệ thống vũ khí nhiệt áp ở Ukraine, khiến các nhà quan sát phương Tây lo lắng về sức mạnh tàn phá rộng rãi của chúng.
 
Ông nói: “Chúng tôi đã thấy việc triển khai các hệ thống vũ khí pháo binh nhiệt áp và chúng tôi lo lắng về mức độ tiêu diệt trong phạm vi rộng của chúng".
 
Nga,  Ukraine,  vu khi anh 12
Dưới dạng bom hoặc hỏa tiễn, vũ khí nhiệt áp tạo ra đám mây nhiên liệu lớn, tiếp xúc với oxy sẽ bốc cháy và tạo ra vụ nổ mạnh. Đồ họa: Reuters.
Nga,  Ukraine,  vu khi anh 13
Người dân bước qua đống tàn tích bị pháo phản lực phá hủy ở Zhytomyr, Ukraine. Ảnh: Reuters.
See the source image
See the source image