Nga chủ động rời Hội đồng Châu Âu trước cuộc bỏ phiếu về việc trục xuất

Nga chủ động rời Hội đồng Châu Âu trước cuộc bỏ phiếu về việc trục xuất
03/16/2022

KBCHNTV thông báo: Kênh youtube của KBCHNTV được chuyển về https://www.youtube.com/channel/UC3gL7TJkgUF1WsdtoU6ut8w
https://www.youtube.com/channel/UCUYHCuct76okHEUw0epaGtg (Ca sĩ Lệ Hằng)

 

Putin tên đồ tể khát máu, tội đồ của Nhân Loại
 
image.png

Nga chủ động rời Hội đồng Châu Âu trước cuộc bỏ phiếu về việc trục xuất

Hôm thứ Ba (15/03), Nga đã chủ động rời khỏi Hội đồng Châu Âu, cơ quan giám sát nhân quyền hàng đầu của lục địa, trước viễn cảnh bị trục xuất khỏi Hội đồng vì cuộc tấn công vào nước láng giềng Ukraine.
 
Nga chủ động rời Hội đồng Châu Âu trước cuộc bỏ phiếu về việc trục xuất
 
Nga là quốc gia thứ hai rời cơ quan châu Âu có nhiệm vụ duy trì nhân quyền và pháp quyền này kể từ khi nó được thành lập sau Thế chiến thứ hai.
 
Hy Lạp đã làm điều tương tự vào năm 1969, cũng để tránh bị trục xuất, sau khi một nhóm sĩ quan quân đội giành chính quyền trong một cuộc đảo chính quân sự. Nhưng Hy Lạp đã gia nhập trở lại sau khi khôi phục nền dân chủ 5 năm sau đó.
 
Quyết định của Nga được công bố vài giờ trước cuộc bỏ phiếu về việc trục xuất trong Hội đồng Châu Âu. Tuy vậy, quyết định này cũng đi kèm những hậu quả.
Cụ thể, Công ước Nhân quyền sẽ không còn áp dụng đối với Nga và người Nga sẽ không còn có thể khiếu nại lên Tòa án Nhân quyền Châu Âu chống lại chính phủ của họ.
 
Giải thích về sự ra đi của mình, Nga cáo buộc các nước phương Tây phá hoại cơ quan nhân quyền.
 
Leonid Slutsky, người đứng đầu Ủy ban các vấn đề quốc tế của Hạ viện Nga, cáo buộc các nước NATO và  Liên minh châu Âu coi Hội đồng châu Âu là “một phương tiện hỗ trợ ý thức hệ cho việc mở rộng quân sự – chính trị và kinh tế của họ sang phía đông” .
 
Trong một nghị quyết được soạn thảo vào thứ Hai nhưng được thông qua vào thứ Ba sau thông báo của Moscow, Hội đồng Châu Âu cho rằng Nga nên bị loại bỏ. Nghị quyết nói: “Trong ngôi nhà chung châu Âu, không có chỗ cho kẻ xâm lược.”
 
Cựu Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou, hiện là thành viên Quốc hội của Hội đồng Châu Âu, cho biết: “Quyết định hôm nay không chống lại người dân Nga, mà là chống lại chế độ chuyên quyền, độc đoán, áp bức của (Tổng thống Nga Vladimir) Putin”.
 
Ông nói: “Đất nước của tôi, Hy Lạp, đã bị đuổi khỏi Hội đồng Châu Âu vào những năm 1970… quyết định này đã củng cố cuộc đấu tranh vì dân chủ và tự do của chúng tôi.”
 
Nga mô tả cuộc xâm lược Ukraine là một“hoạt động đặc biệt” nhằm phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine, cũng như ngăn chặn một cuộc diệt chủng đối với những người nói tiếng Nga. Ukraine và các đồng minh phương Tây gọi đây là cái cớ vô căn cứ để gây chiến.
 
Hội đồng Châu Âu được thành lập vào năm 1949, trong đó Nga tham gia vào năm 1996.

Xuân Lan (theo Reuters)

 

Cựu lính bắn tỉa người Anh kể về tinh thần chiến đấu của người Ukraine


Một lính bắn tỉa người Anh đã nghỉ hưu sau khi tham gia 
cuộc chiến Ukraine nói rằng Kyiv sẽ không gục ngã vì chiến thuật du kích của người Ukraine chắc chắn có thể đánh lui quân của Putin. 
 

Các tòa nhà chung cư ở Kyiv sau khi bị quân đội Nga nã pháo 

Trong bài phát biểu ngày 24/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thông báo thành lập Quân đoàn quốc tế bảo vệ lãnh thổ Ukraine. Người nước ngoài có thể gia nhập hàng ngũ của lực lượng này và chiến đấu cùng quân đội Ukraine chống lại Nga.
 
Theo Đài RT của Nga, bình luận về lực lượng này, 
 
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen phát biểu hôm 27/2 cho rằng “đó là sự lựa chọn mà bất kỳ ai cũng có thể làm. Điều này áp dụng cho tất cả những người Ukraine sống ở Đan Mạch, nhưng cũng cho những người khác, những ai nghĩ rằng họ có thể 
đóng góp trực tiếp.”
 
Ngoài thủ tướng Đan Mạch, Ngoại trưởng Anh Liz Truss cũng cho biết bà hoàn toàn ủng hộ người Anh nào muốn tham gia các hành động quân sự bên phía Ukraine. 
 
Tờ ‘Daily Mail ‘ của Anh đưa tin, sau khi hoàn thành nhiều nhiệm vụ ở Afghanistan và Iraq, lính bắn tỉa người Anh, ông Shane Matthews đã bay đến Ba Lan để “quá giang” tới Kyiv. Tại đây, ông bắt đầu giúp củng cố các chiến hào ở Kyiv, và huấn luyện dân thường chiến đấu.
 
Ông Matthews nói trên đường phố Irpin, phía tây bắc Kyiv rằng: “Tôi vừa nói chuyện với một gã có cha bị giết 2 ngày trước và con trai của anh ấy cũng bị giết hôm nay trong trận pháo kích vừa rồi. Nga nã pháo bừa bãi và thế giới chỉ ngồi nhìn? Đây là một tội ác diệt chủng, một tội ác chiến tranh.”
 
Ông Matthews, người suýt bị trúng pháo khi đang uống trà nói thêm với các phóng viên rằng hầu hết quân đội ra trận “đều là dân thường”, những người “chưa bao giờ có súng trường”. Tuy nhiên, ông Matthews khẳng định tinh thần chiến đấu của người Ukraine không ai sánh kịp, và họ đã đánh trúng quân Nga ở thành phố Irpin một cách tuyệt đối.
 
Ông Matthews nói thêm: “Từ một quan điểm khác, tất cả các dấu hiệu cho thấy những kẻ giết người Nga đã đến nơi, nhưng tôi có thể nói chắc chắn rằng Kyiv sẽ không thất thủ, và các chiến thuật du kích mà người  Ukraine sử dụng vượt xa sức tưởng tượng.”
 


Các thành viên của quân đoàn quốc tế Ukraine, đến từ Mỹ, Canada, Anh, Thụy Điển, Lithuania và Mexico. (Nguồn: Quân đội Ukraine)

Một nguồn tin quân sự cho biết 150 cựu lính dù Anh đang trên đường tới Ba Lan, còn có một nhóm cựu binh SAS hăng hái bảo vệ Ukraine.
 
Theo Mirror, các binh sĩ đặc nhiệm Anh nghỉ hưu đã tình nguyện thực hiện các nhiệm vụ vào sâu bên trong Ukraine, để hỗ trợ quốc phòng cho đất nước này. Các cựu binh, trong độ tuổi từ 40 đến 60, đã gặp nhau để thảo luận về  việc đăng ký thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm, hỗ trợ người Ukraine chiến đấu. Chìa khóa cho hành động của họ là sự hiện diện của các tay súng bắn tỉa được đào tạo bài bản và các chuyên gia sử dụng tên lửa phòng không và chống tăng.
 
Tờ Daily Mail đưa tin, quân đội Nga với quy mô lớn hơn và được trang bị tốt hơn Ukraine, phải đối mặt với sự kháng cự gay gắt hơn dự kiến, với sự hậu thuẫn của vũ khí phương Tây, khiến ông Putin mất tinh thần.
 
Khi bước tiến của Nga ở một số khu vực bị chậm lại, các cuộc pháo kích vô tình vào một số quận nội thành đã bắt đầu. Nga tấn công hơn 20 cơ sở y tế và một lượng lớn các tòa nhà chung cư. Kyiv áp đặt lệnh giới nghiêm mới từ 8h tối Thứ Ba đến 7h sáng Thứ Năm, để chuẩn bị cho 36 giờ pháo kích của Nga.
 

Bình Minh (t/h)