Sự thật: Nga đang sa lầy tại Ukraine hay đang áp dụng chiến thuật vây hãm thời Trung cổ?

Sự thật: Nga đang sa lầy tại Ukraine hay đang áp dụng chiến thuật vây hãm thời Trung cổ?
03/20/2022

KBCHNTV thông báo: Kênh youtube của KBCHNTV được chuyển về https://www.youtube.com/channel/UC3gL7TJkgUF1WsdtoU6ut8w
https://www.youtube.com/channel/UCUYHCuct76okHEUw0epaGtg (Ca sĩ Lệ Hằng)

1-   PUTIN VỚI CHỨNG HOANG TƯỞNG

Putin: nhân vật bị căm ghét nhất Thế giới

“Phải kết liễu hắn”: Nhưng Putin có cách bảo vệ mình khỏi các cuộc ám sát

Lưu Thủy Hương lược dịch

Tổng thống Nga Vladimir Putin sống cô lập vì lo sợ những âm mưu ám sát – ngay cả trước cuộc chiến Ukraine đã như vậy – ông ta luôn có những người nếm thức ăn và một đội quân riêng. Hầu như không ai được đến gần Putin.

Có người nếm thức ăn, vệ sĩ được trang bị vũ khí vây quanh và thường xuyên phải di chuyển chỗ ở: Vladimir Putin dường như sống một cuộc sống hoàn toàn cô lập – từ nỗi sợ bị ám sát. Rất lâu trước khi bắt đầu cuộc chiến Ukraine, các nguyên thủ quốc gia phương Tây đã nghi ngờ về cuộc sống hai phiên bản của Tổng thống Nga Putin. Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, Thủ tướng Angela Merkel (CDU) đã nói ngay từ năm 2014 trong cuộc trò chuyện với Tổng thống Mỹ Barack Obama rằng bà không chắc liệu “ông Putin có còn mối liên hệ nào với thực tế hay không.” Giờ đây, những lời kêu gọi về các âm mưu ám sát người cai trị Điện Kremlin đã gia tăng trở lại sau cuộc tấn công vào Ukraine, các báo cáo về chứng hoang tưởng của Putin cũng theo đó mà tăng lên. Nhưng nó là gì?

Tổng thống Nga luôn giữ bí mật về đời tư, về vợ con và lẩn trốn các vụ ám sát

Thực tế là: Tổng thống Nga Putin cực kỳ đa nghi. Putin là cựu điệp viên KGB, luôn giữ kín bí mật về cuộc sống cá nhân, vợ con, cũng như tài sản. Ông ta cũng giữ khoảng cách với hầu hết mọi người, ngay cả những vị khách bang giao quốc tế. Điều này đã được nhìn thấy vài lần trong vài tuần qua. Cả Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Olaf Scholz (SPD), cả hai muốn nói chuyện với Putin về cuộc chiến Ukraine, đều phải ngồi đối diện với ông ta qua chiếc bàn dài 6 mét. Người cai trị Điện Kremlin cũng tiếp đón nhân viên thân cận theo cách này.

Sự ngờ vực không phải là ngẫu nhiên. Với việc Nga xâm lược Ukraine và đe dọa chiến tranh hạt nhân, Putin đã biến thành một trong những nhân vật bị căm ghét nhất thế giới chỉ trong vài giờ.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Lindsey Graham từng công khai kêu gọi thực hiện một âm mưu ám sát Putin. “Ai đó ở Nga cần phải hành động ngay bây giờ và loại trừ gã này ra”, đảng viên Cộng hòa có ảnh hưởng lớn nói trong một cuộc phỏng vấn với Fox News.

Kể từ khi bắt đầu chiến tranh với Ukraine, nguyên thủ Nga đã thay đổi nơi ở

Rõ ràng, Putin đã không đến Điện Kremlin kể từ ngày xảy ra vụ tấn công Ukraine. Nguyên thủ quốc gia liên tục thay đổi chỗ ở, tờ Bild đưa tin cách đây ít ngày. Có tới 7 nơi ẩn náu và boongke ở đâu đó trong lãnh thổ Nga rộng lớn. Ông ta di chuyển dễ dàng bằng xe hơi hoặc máy bay riêng được gắn thiết bị gây nhiễu để có thể tránh sóng radar.

Vệ sĩ, ẩn náu, người nếm thức ăn: Đây là cách Vladimir Putin bảo vệ mình khỏi những kẻ ám sát

Trong hơn 20 năm, ông ta đã được bảo vệ bởi vệ sĩ thuộc cơ quan mật vụ trong nước, nhưng hoàn toàn dưới quyền chỉ huy của Putin. Như trang web “Beyond Russia” đã đưa tin trong những năm trước, các thành viên của cơ quan an ninh đều do Putin tự tay lựa chọn. Họ không được lớn hơn 35 tuổi và ngoài thể chất cường tráng, sức chịu đựng bền bỉ, còn được huấn luyện về chiến tranh tâm lý. Họ mang theo đạn chống tăng, súng trường tấn công và cả hỏa tiễn phòng không, kèm theo nhiều quyền hạn. Theo các thông tin, họ được phép mở thư, bắt giữ người và tra khảo người. Sau khi chấm dứt phục vụ, họ được tặng thưởng bằng các chức vụ trong chính phủ.

Nhiều thông tin không thể được xác minh độc lập. Bản thân Putin im lặng trong hầu hết mọi việc. Tuy nhiên, ông ta đã từng cho thấy một cái nhìn thoáng qua về nội tình của mình. Putin từng tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình rằng, trong cuộc chiến ở Chechnya ông ta được đề nghị nên tạo một phiên bản giả dạng. Nhưng Putin đã từ chối sử dụng. Tuy nhiên, điều mà ông ta không phủ nhận là, trong thực tế thức ăn của ông ta luôn được các bác sĩ và người nếm kiểm tra.

Nhưng Putin lại chọn cách tàn ác nhất để chống lại Tổng thống Volodymyr Selenskyj

Putin sợ cả việc ám sát bằng chất độc – tương tự như thời La Mã cổ đại. Người sáng lập “Club des Chefs des Chefs”, một tổ chức gồm các đầu bếp cho những người đứng đầu chính phủ, đã từng tiết lộ điều này với “Daily Telegraph”. “Vẫn có những người nếm thức ăn cho nguyên thủ ở một số quốc gia. Nhưng chỉ ở Điện Kremlin, mọi món ăn đều được bác sĩ kiểm tra”, Gilles Bragard cho tờ báo biết. Ngay cả các bồn tắm, bể bơi trong nhà riêng của Putin cũng phải được thường xuyên kiểm tra chất hóa học trước khi nguyên thủ quốc gia leo vào.

Hoang tưởng hay không – nỗi sợ hãi bị tấn công này không phải là không có cơ sở. Vì ngược lại, Putin không ngần ngại thực hiện các vụ ám sát người khác. Đã có nhiều nhân vật đối lập bị Kremlin trừ khử bằng bằng khí độc. Đúng là, không có dấu vết trực tiếp nào của Putin. Nhưng ngay cả trong cuộc chiến Ukraine, giới lãnh đạo quân sự của Nga vẫn dựa vào phương tiện hủy diệt này. Các cơ quan an ninh Ukraine đã ngăn chặn được một số cuộc ám sát nhằm vào Tổng thống Volodymyr Selenskyj của họ. Núp sau những chuyện này, rõ ràng là quân giết mướn từ Chechnya và Nga, mà người cầm đầu của bọn chúng có nhiều bằng chứng là thân cận của Putin.

Nguồn: 

https://www.kreiszeitung.de/…/sich-vor-anschlaegen…

Về đội cận vệ của Putin

Hiện tại, Tổng thống Nga Putin là người bị căm ghét nhất trên thế giới. Một doanh nhân Nga đã ra giá một triệu đô la cho cái đầu của Putin. Là một cựu điệp viên KGB, Putin biết những nguy hiểm mà ông ta phải đối mặt – và Putin thực hiện mọi biện pháp có thể để bảo vệ mình khỏi những âm mưu ám sát có thể xảy ra.

Vệ sĩ của Putin, được gọi là “ngự lâm quân”, một đội quân được lựa chọn cẩn thận từ cơ quan an ninh nhà nước FSO, theo “Russia Beyond,” có 50.000 nhân viên để bảo vệ Putin và nhiều quan chức khác. “Ngự lâm quân” của Putin là đội ngũ bảo vệ giỏi nhất thế giới – họ không chỉ cực kỳ sung mãn về thể chất, mà còn được huấn luyện để nhận biết và phòng tránh nguy hiểm trước khi nguy hiểm phát sinh. Các vệ sĩ của Putin biết nhiều thứ tiếng và được huấn luyện về tâm lý. Tất cả đều cao từ 175 đến 190 cm và phục vụ cho đến khi 35 tuổi. Họ được huấn luyện để chịu lạnh mà không run, chịu nóng mà không đổ mồ hôi.

Bất cứ khi nào Putin đi công du, người của ông ấy sẽ khám phá các khu vực và phòng ốc xung quanh, từ rất lâu trước đó. Họ cũng kiểm tra xem có hiểm họa tự nhiên trong khu vực hay không và phản ứng của người dân ở đó như thế nào với chuyến thăm của Putin. Các thiết bị gây nhiễu được đặt để ngăn chặn các vụ nổ bom từ xa và điện thoại của bất kỳ ai ở gần Tổng thống đều bị theo dõi. Putin còn cho nếm thử đồ ăn trong Điện Kremlin. Ngoài ra còn có phiên bản giả dạng tổng thống, người được cho là sẽ tạo ra sự nhầm lẫn trong trường hợp có một âm mưu ám sát. Tuy nhiên, Putin luôn khẳng định rằng ông không bao giờ cần đến chúng.

Các vệ sĩ được giao nhiệm vụ, phải mang chính cơ thể của họ ra che đạn cho tổng thống. Họ cũng mang theo cặp bọc thép, ô dù chống đạn và vũ khí với đầu đạn có thể xuyên qua áo giáp. Các phương tiện của đoàn cũng được bọc thép dày, trang bị súng phóng lựu đạn và cả hỏa tiễn phòng không.

Theo nguồn: 

https://www.heute.at/…/so-schuetzt-sich-putin-vor…

2-   Sự thật: Nga đang sa lầy tại Ukraine hay đang áp dụng chiến thuật vây hãm thời Trung cổ?  

Hôm nay là ngày thứ 23 chiến sự bùng nổ tại Ukraine. Ngày qua ngày, các tin tức tràn ngập trên mạng rằng, Ukraine vẫn đang kìm chân quân Nga, đang trên đà chiến thắng, và quân đội của Putin đang chịu tổn thất nặng nề... Nhưng tình hình thực tế trên chiến trường có vẻ lại khác xa với tin tức trên mặt báo truyền thông quốc tế...

Thật giả lẫn lộn

Ngày 15/3, khi chiến sự bước sang ngày thứ 19, tờ Thesun đưa tin:

Chiến trường Ukraine “đang chứng kiến cảnh các phi cơ Nga bị nổ tung trên bầu trời, xe tăng bị phục kích và video về những người lính khóc nức nở sau khi đầu hàng Ukraine”.

Ukraine tuyên bố giết khoảng 13.500 quân Nga và phá hủy một lượng lớn thiết bị.

Tổng thống Zelensky tuyên bố "hàng trăm" máy bay trực thăng và xe tăng của Nga  bị phá hủy trong cuộc giao tranh. Ít nhất 12 chỉ huy hàng đầu, bao gồm 3 tướng lĩnh, và người mới nhất bị giết là một chỉ huy tình báo hàng đầu.

Thậm chí tướng Mỹ đã nghỉ hưu Ben Hodges còn dự đoán lực lượng Nga sẽ không thể tiếp tục tấn công Ukraine trong 10 ngày tới, và Ukraine đang gây những tổn thất thảm khốc cho Nga…

Đây là những thông tin phổ biến mà chúng ta thường đọc và nghe thấy trên các kênh truyền hình lẫn báo mạng quốc tế trong những ngày gần đây.

Tuy nhiên trái ngược với những gì các kênh truyền thông dòng chính phương Tây đưa tin, rằng quân đội Nga đang mắc kẹt ở Ukraine, thì chỉ cần nhìn vào bản đồ các hướng tiến công của Nga, sẽ biết đâu là thực tế. Việc Nga đang kiểm soát lãnh thổ Ukraine vẫn đang gia tăng.

Bản đồ cho thấy diễn biến thực tế: Quân đội Nga hiện đang bao vây mọi phía để cắt hoàn toàn nguồn cung cấp từ bên ngoài cho Ukraine.

Hiện chiến sự đang bước sang tuần thứ 4 tại đất nước có diện tích 603.000km2. Ukraine được cho là quốc gia lớn nhất ở châu Âu chỉ sau Nga. Và các kênh truyền thông dòng chính phương Tây đều cho người dân thế giới một “cảm giác” an ủi rằng, quân đội Nga đang sa lầy, đang gặp khó khăn, hoặc thất bại chiến lược… tại Ukraine.

Đáng tiếc, những gì đang xảy ra thực tế cho thấy: Quân đội Nga đang tác chiến nhanh, gọn, và đang tạo ra thế bao vây Ukraine ở mọi hướng.  

Quân đội Nga đang ở thế thượng phong?

Có lẽ thật khó tìm được những thông tin về điều này trên các kênh truyền thông lớn quốc tế. Hầu hết các kênh dòng chính và ngay cả trang tin độc lập 19fortyfive cũng cho rằng, Nga đã mắc lỗi chiến thuật, bộc lộ yếu kém trong công tác hậu cần, binh sĩ nghiệp dư… Trong khi đó Lực lượng vũ trang và Không quân của Ukraine vượt trội hơn rất nhiều, và đang đẩy lùi các đợt tấn công của Nga, cầm chân người Nga…

 

Các kênh truyền thông quốc tế thường dựa vào thông tin do tình báo Anh và Mỹ cung cấp. Bộ Quốc phòng Anh (MoD) đã cập nhật thông tin trên Twitter vào ngày 17/3, nêu 3 lý do chính, tiết lộ đường tiếp tế quân sự của Nga đang gặp vấn đề nghiêm trọng, không thể tiếp viện nhiên liệu, thực phẩm và các nhu yếu phẩm kịp thời.

Hệ thống hậu cần tiếp tục cản trở cuộc tấn công;

Nga chưa sẵn sàng có thể thực hiện các chiến dịch cơ động xuyên quốc gia, không thể kiểm soát không phận Ukraine;

Người Ukraine đã chống trả mạnh mẽ.

Trước đó, một quan chức quốc phòng Anh đã ca ngợi khả năng kháng chiến ngoan cường của Ukraine, cho thấy "sự kiên định và khả năng phối hợp tốt", khi quân Nga liên tục gặp thất bại, The Independent đưa tin.

Hay như Theguardian đưa tin từ ngày 14-17/3, chiến thuật pháo kích của Nga vào các thành phố như Sumi, Kharkiv, Mariupol đều thất bại.

Dailymail.co.uk dù cho rằng các thành phố như Kharkiv, Kherson, Zhytomyr đều đang bị Nga tấn công dữ dội, và thậm chí dự đoán Mariupol thất thủ, nhưng Nga đang bị "kháng cự khắp nơi và chịu tổn thất".

Tuy nhiên thực tế cho thấy, ở mặt trận phía đông, người Nga dễ dàng san phẳng thị trấn Avdeevka (Donetsk) và Lữ đoàn Không vận số 95 của Ukraine (một trong những đơn vị có khả năng chiến đấu cao nhất của Quân đội Ukraine) đang tác chiến ở khu vực này, về cơ bản đã bị xóa sổ.

Nga đồng thời cũng mở rộng chiến dịch lớn ở phía nam (Odessa), phía tây (Lviv) của Ukraine. Vào ngày thứ 23 của chiến sự, Nga thông báo lực lượng ly khai Donetsk đang siết chặt vòng vây ở thành phố cảng Mariupol - nơi xảy ra giao tranh dữ dội nhất, trong khi nhiều thành phố Ukraine vẫn tiếp tục bị pháo kích dữ dội.

Vây hãm: Chiến thuật tàn khốc thời Trung cổ

Cho đến lúc này, các kênh truyền thông quốc tế vẫn đưa tin là nhiều thành phố lớn của Ukraine chưa thất thủ để làm bằng chứng cho thấy sức chiến đấu bền bỉ của người Ukraine, và cuộc chiến đang diễn ra đầy bất lợi cho Nga.

Thực tế, một số nhà quan sát cho rằng, Nga không có ý định ồ ạt đưa bộ binh vào các khu vực thành phố, nơi có mật độ dân cư dày đặc, nhằm tránh tổn thất về quân số. Thay vào đó, quân đội Nga sử dụng chiến thuật bao vây các thành phố lớn nhất của Ukraine. Vòng vây này được thiết lập để cắt đứt mọi nguồn cung lương thực, vũ khí, nhu yếu phẩm, để rồi từ từ siết chặt mục tiêu và thôn tính bằng hỏa lực.

Điển hình là hình ảnh đoàn xe quân sự dài 64 km của Nga tiến về thủ đô Kiev từ hôm 1/3. Tuy nhiên đoàn xe "án binh bất động" suốt 1 tuần khiến tình báo phương Tây "đồn đoán" rằng, quân Nga yếu kém khâu hậu cần. Tuy nhiên hình ảnh vệ tinh của Maxar Technologies  chụp vào ngày 10/3 cho thấy,  đoàn xe lại bắt đầu di chuyển “phân tán và được triển khai lại” sau nhiều ngày không động tĩnh. Điều này dường như cho thấy đây là chiến thuật của Nga, chứ không như những gì tình báo phương Tây nhận định. (Đây là nhận định chủ quan của người viết)

Ở thành phố Mariupol, người Nga cũng sử dụng các chiến thuật bao vây tàn khốc (có nghĩa là giết người tàn bạo như thời Trung Cổ rất dã man mọi rợ của người Nga hiện nay) mà họ đã sử dụng trong hai cuộc chiến tranh ở Chechnya.

Trang USAtoday thừa nhận: “Bao vây là một chiến thuật quân sự phổ biến trong thời Trung cổ và được thi hành để kiểm soát dân chúng thông qua nạn đói và bạo lực, cho phép lực lượng tấn công tiết kiệm chi phí cho binh lính của mình khi tiến vào một thành phố thù địch. Nhưng thường dân lại là những người bị bỏ lại và phải chết dần chết mòn trong đau đớn.

Một bức ảnh vệ tinh cho thấy đoàn xe thiết giáp của Nga đang tiến về Thủ đô Kyiv Ảnh: Getty Images

Putin đã hoàn thiện chiến thuật trong những năm cầm quyền, mà đầu tiên là ở thành phố Grozny của Chechnya vào năm 2000 và sau đó là thành phố Aleppo của Syria vào năm 2016. Ông đã biến cả hai thành đống đổ nát.”

Đây là lý do tại sao cho đến nay quân Nga chỉ bao vây hầu hết các thành phố lớn của Ukraine, trong đó có thủ đô Kiev. Trong hai cuộc chiến tranh tại Chechnya, thay vì gửi quân đến để chiếm cứ thành phố, quân đội Nga đã san phẳng nó bằng các cuộc pháo kích liên tục, rồi mới tiến quân vào nơi mà hầu hết đã trở thành đống đổ nát tức là tiến chiếm đống gạch vụn sau khi đã tàn sát dã man thường dân sinh sống trong thành phố.

Về bản chất đó được gọi là Chiến tranh bao vây. Đó chỉ là chiến thuật của con người chỉ biết tàn sát dân thường không có phương tiện chống cự. Đó là một cách xâm lăng vô nhân tính, mọi rợ không khác gì mấy bọn Việt Cộng. Điển hình là tết Mậu Thân tại thành phố Huế, Quân đội Nga cắt đứt các tuyến đường tiếp tế, và liên tục tấn công bằng hỏa lực cho đến khi buộc đối phương phải đầu hàng, ngồi vào bàn đàm phán hoặc bị xóa sổ.

Phóng viên Steve Harrigan của Fox News vừa trở về từ Ukraine đã kể tình hình tồi tệ ở Ukraine và nhận định:

“Tôi nghĩ đối với tôi, Ukraine là chuyện đã rồi. Nó đã bị san phẳng và họ đã thua.”

Đáng buồn thay, đây lại là đánh giá khá chính xác cho những gì đang diễn ra trên chiến trường Ukraine khi một nước có sức mạnh vào bậc nhất thế giới xâm lăng một nước yếu đơn thương độc mã, dốc toàn lực lượng, toan tính sẽ bẻ gẫy trong 2 ngày nhung đã ngót 1 tháng mà vẫn chưa tới đâu. Thiết tưởng đó cũng đã là một đòn giáng trả mà Putin cần phải xét lại bản thân với cuộc chiến.

Vì sao Mariupol bị bao vây siết chặt nhất?

Hôm nay, khi chiến sự bước sang ngày thứ 23, Mariupol đang là thành phố bị bọn  Nga siết chặt bao vây và bắn phá dữ dội nhất. Thành phố cảng nằm ở phía đông nam Ukraine đã trở thành mục tiêu của các đợt không kích suốt từ hôm 26/2, và các cuộc giao tranh ngày càng trở nên dữ dội.

Trang USAtoday mô tả như sau: “Mỗi cuộc không kích và đạn pháo không ngừng trút xuống Mariupol - khoảng một phút một quả….

Thành phố hiện đang bị bao vây bởi lính Nga, những người đang dần bóp chết sự sống của nó, sau mỗi một vụ nổ.”

Ước tính hàng trăm nghìn người mắc kẹt, đơn giản là bởi không có nơi nào để đi… Các con đường xung quanh đều bị cày nát và hải cảng bị phong tỏa” .

Đây là những ghi nhận của truyền thông dòng chính về thảm cảnh của thành phố Mariupol. Vậy tại sao thành phố này lại bị Nga pháo kích “bầm dập” nhất so với các thành phố lớn khác của Ukraine?

Bởi vì độc ác, vô nhân tính chăng?

Ngày 15/3 đã diễn ra vòng đàm phán thứ 4 giữa Nga và Ukraine. Và theo một thành viên của đoàn Ukraine, thì vòng 4 này tập trung vào "hòa bình, ngừng bắn, và rút quân lập tức, cùng các bảo đảm an ninh khác".

Vậy tại sao hôm nay, ngày 19/3, Nga vẫn tiếp tục siết chặt và bắn phá Mariupol? Phải chăng quân đội Nga đang nỗ lực hoàn thành việc mà Nga gọi là “phi phát xít hóa” ở Mariupol trước khi lệnh ngừng bắn và rút quân có hiệu lực? Một đất nước hiền hoà, tự nhiên đến xâm lăng bị toàn dân chống lại. Nay lại khoác cho Ukraine danh hiệu “phát xít” để đem quân xâm lăng. Thật bẩn thỉu.

Bởi thành phố này chính là “quê hương” của Tiểu đoàn Azov khét tiếng.

 

Tiểu đoàn Azov: Lực lượng tân phát xít khét tiếng

Sáng ngày 24/2, Putin đã công bố một "chiến dịch quân sự đặc biệt" nhằm "phi quân sự hoá và phi Phát xít hoá Ukraine", đồng thời khẳng định các kế hoạch này "không bao gồm việc chiếm đóng lãnh thổ Ukraine".

Thực tế, trước khi xâm lăng ngày 24/2, Putin đã nhắc nhiều lần trong các tuyên bố, rằng Nga sẽ tiêu diệt “các lực lượng tân phát xít” ở Ukraine, tức là Quân Đội Ukraine trong đó có "Tiểu đoàn Azov".

"Tiểu đoàn Azov" là lực lượng chính của quân đội Ukraine chống lại quân nổi dậy, bọn phản quốc Ukraine trong quá khứ, và hiện giờ là chống quân đội Nga.

Vậy, "Tiểu đoàn Azov" anh dũng thế nào?

Theo Wikipedia, Tiểu đoàn Azov có nguồn gốc từ một nhóm cực đoan của đội bóng FC Metalist Kharkiv có tên "Sect 82". Tiểu đoàn Azov được thành lập vào ngày 5/5/2014, và  khởi đầu là một đơn vị trực thuộc lực lượng Cảnh sát Tuần tra Đặc biệt (các tiểu đoàn tình nguyện do Bộ Nội vụ Ukraine thiết lập).

Nhiều thành viên thuộc chính đảng Patriot của Ukraine đã tham gia vào tiểu đoàn này. Tháng 9/2014, Tiểu đoàn Azov được “thăng” lên cấp trung đoàn của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine.

Chỉ huy đầu tiên của "Tiểu đoàn Azov" là Andrei Biletsky, nổi tiếng ở miền đông nước này, y được Tổng thống Ukraine (nhiệm kỳ 2014-2019) là Petro Poroshenko khen ngợi.

Các lực lượng cực đoan như Tiểu đoàn Azov từ lâu đã được chính phủ Ukraine hỗ trợ và thậm chí còn nhận được viện trợ tài chính từ một số tài phiệt Ukraine như tỷ phú Igor Kolomoisky. Vì vậy, ngoài "Tiểu đoàn Azov", còn có "Tiểu đoàn Ada" và "Tiểu đoàn Donbas" tương tự - là lực lượng mà chính quyền Kiev sử dụng để đối phó với bọn phản quốc.

Các logo của Tiểu đoàn Azov chính là “biến tấu” logo của Đức Quốc xã. Ví dụ, logo "Wolf Hook" của Tiểu đoàn Azov rất giống với logo của Sư đoàn 2 SS thuộc Lực lượng SS của Đức Quốc xã; Biểu tượng "Mặt trời đen", tia chớp “SS”, hay chữ thập ngược (?)đều lấy "cảm hứng" từ phát xít Đức…

Hình bên trái là logo Tiểu đoàn Đức Quốc xã", ở giữa là logo của Sư đoàn 2 SS và hình bên phải là biểu tượng Đức Quốc xã "Mặt trời đen". Sự thực chẳng có gì giống Đức Quốc Xã. Chẳng có cái gì là chữ thập ngược. Gọi huy hiệu của Đức Quốc xã là chữ thập ngược là cực kỳ ngu dốt. Chẳng biết chữ thập ra sao. Bọn này toàn nói láo.

Trung tâm Soufan đã mô tả cách “mạng lưới" của Tiểu đoàn Azov vươn ra khắp thế giới để chiêu mộ các chiến binh nước ngoài, và so sánh nó tương đồng với chiến lược của Al Qaeda và ISIS.

Thậm chí, tháng 10/2019, một số thành viên của Hạ viện Mỹ từng yêu cầu liệt Tiểu đoàn Azov và hai nhóm cực hữu khác vào nhóm Tổ chức Khủng bố Nước ngoài, với lý do các phần tử cực đoan bạo lực ở nước ngoài có liên hệ với Tiểu đoàn Azov đã tàn sát 51 tín đồ tại một nhà thờ Hồi giáo ở Christchurch (New Zealand) vào năm 2019. (Theo Wikipedia)

Kể từ khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine, "Tiểu đoàn Azov" tiếp tục mở rộng về quy mô, và đào tạo thêm đội quân thanh niên. Trong khi ấy, NATO và Mỹ lại đang cung cấp hàng tỷ đô la vũ khí viện trợ cho lực lượng Ukraine, bao gồm cả các lực lượng tân phát xít này, dẫn đến việc Nga ra đòn phản công dữ dội mà  Mariupol là một minh chứng.

Putin nói rằng một trong những mục tiêu của ông ta là "phi quân sự hóa" Ukraine, nhưng có quá nhiều dân thường đã thiệt mạng hoặc di tản nơi đất khách quê người để tránh bom rơi đạn lạc.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky yêu cầu Quốc hội Mỹ gửi máy bay chiến đấu, tên lửa phòng không và các vũ khí khác tới Kiev, cũng như thiết lập vùng cấm bay trên bầu trời Ukraine, để quân đội của ông có thể đánh bại Nga.

Các lô hàng viện trợ vũ khí ấy cũng khó có thể giúp Ukraine đảo ngược tình thế trước một đội quân mạnh thứ 2 thế giới, mà việc cả hai bên gia tăng vũ trang chỉ càng khiến nhiều dân thường Ukraine thiệt mạng hơn vì bom đạn của Putin.

Theo Xuân Trường

3-   19/3: Nga xác nhận chỉ huy không quân tử trận, Putin thay vệ sĩ vì sợ bị ÁMSAT

4- ***Người Nga bị chặn ở biên giới Hoa Kỳ trong khi người Ukraine được nhận vào



 

5-   The Daily Yahoo

Giữa những vụ đánh bom mới, Ukraine giờ đây được coi là một cuộc chiến tiêu hao

***Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết vào sáng sớm ngày Chủ nhật 20/3, cuộc bao vây thành phố hải cảng sẽ đi vào lịch sử vì tội ác chiến tranh của quân đội Nga.

***Rắc rối trong điện Kremlin Gulag: Trùm gián điệp bị bắt vì Putin nổi đoá trước cuộc xâm lược Ukraine

Vladimir Putin không hạnh phúc và điều đó đang gây ra cuộc đấu đá nội bộ và biến động trong chính phủ của ông.

HuffPost


***Người Nga bị chặn ở biên giới Hoa Kỳ trong khi người Ukraine được nhận vào

Khoảng trên ba chục người từ Nga xin tị nạn bị chặn lại không được vào Mỹ hôm thứ Sáu 

***Những điều cần biết về máy bay không người lái nhỏ bé được điều khiển từ xa mà Mỹ đang cung cấp cho Ukraine

Máy bay không người lái Switchblade là một trong những danh mục hỗ trợ quân sự mà Tổng thống Biden đã công bố ngày hôm qua trong gói 800 triệu đô la cho Uk ...

Axios

***Trung Quốc ở phía bên phải của lịch sử trong chiến tranh Ukraine - 


Ngoại TrưởngTrung Quốc đứng về phía bên phải của lịch sử đối với cuộc khủng hoảng Ukraine như thời gian sẽ trả lời, và lập trường của họ phù hợp với ...

Reuters