ĐIỂM TIN THẾ GIỚI ngày 21/3/2022 - Nam Giang

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI ngày 21/3/2022 - Nam Giang
03/21/2022

KBCHNTV thông báo: Kênh youtube của KBCHNTV được chuyển về https://www.youtube.com/channel/UC3gL7TJkgUF1WsdtoU6ut8w
https://www.youtube.com/channel/UCUYHCuct76okHEUw0epaGtg (Ca sĩ Lệ Hằng)

 
Wiki Twitter Facebook Instagram Linkedln

Khách hàng Nga có tài sản lên đến 213 tỷ USD tại các ngân hàng Thụy Sĩ
image.png
Theo Reuters đưa tin ngày 18/3, Hiệp hội Ngân hàng Thụy Sĩ (Swiss Bankers Association) ước tính có tới 213 tỷ USD tài sản của Nga được giữ trong các ngân hàng bí mật của Thụy Sĩ, các lệnh trừng phạt đối với Nga đã cho thấy một cái nhìn hiếm hoi về tình trạng kho bạc của Thụy Sĩ.

Hiệp hội ước tính, các ngân hàng nắm giữ từ 150 tỷ đến 200 tỷ franc Thụy Sĩ (tương đương khoảng 213 tỷ USD) tiền của khách hàng Nga trong các tài khoản nước ngoài.

Thụy Sĩ là trung tâm tài sản nước ngoài lớn nhất thế giới, tiết lộ mới nhất về số tiền cho thấy các tỷ phú Nga có các giao dịch kinh doanh với các ngân hàng Thụy Sĩ nhiều hơn so với bảng cân đối kế toán của các tổ chức tài chính.

Việc Hiệp hội Ngân hàng Thụy Sĩ tiết lộ thông tin như lần này là khá hiếm, bởi Thụy Sĩ luôn phớt lờ nhiều yêu cầu công khai, minh bạch. Tuy nhiên, sau khi Nga xâm lược Ukraine, Thụy Sĩ cũng có động thái hiếm hoi, đó là áp dụng các biện pháp trừng phạt của EU đối với các quỹ của Nga.

Thông tin tiết lộ lần này cho thấy, những người Nga giàu có tiếp xúc với các ngân hàng Thụy Sĩ nhiều hơn so với những gì họ có trên bảng cân đối kế toán mà một số công ty tài chính đã bắt đầu chi tiết hóa.

Công chúng Thụy Sĩ ngày càng nghi ngờ vai trò của Thụy Sĩ trong cuộc chiến Nga – Ukraine. Bà Mattea Meyer, đồng chủ tịch Đảng Dân chủ Xã hội Thụy Sĩ, kêu gọi các nhà chức trách giữ lại bất kỳ khoản tiền nào thuộc về Chính phủ Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin và những người xung quanh ông.

Bà nói: “Những người Nga giàu có đó trung thành với Điện Kremlin, tiền bạc và các hoạt động của họ … sẽ tài trợ cho cuộc chiến.

Bà nói thêm rằng, Thụy Sĩ “phải làm mọi thứ có thể để cắt đứt dòng tiền của họ”.

Thủ tướng Anh Boris Johnson: Chiến tranh Ukraine là ‘bước ngoặt cho thế giới’

image.png
Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm thứ Bảy (19/3) đã nói rằng chiến tranh Nga-Ukraine là “bước ngoặt cho thế giới”.

Phát biểu tại Hội nghị Mùa xuân của Đảng Bảo thủ ở Blackpool, Thủ tướng Boris Johnson đã mô tả thời khắc hiện giờ là “khoảnh khắc lựa chọn” khi thế giới phải chọn lựa giữa “tự do và áp bức”.

Xoáy sâu vào lý do tại sao Tổng thống Nga Vladimir Putin đã quyết định xâm lược Ukraine, ông Johnson nói ông tin không phải là vì Ukraine sẽ gia nhập NATO hoặc vì “câu chuyện nửa thần bí mà ông Putin đã viết về nguồn gốc của người Nga”, mà là bởi vì ông Putin “lo sợ” tấm gương “tự do, dân chủ và thị trường mở” của Ukraine và tấm gương đó sẽ dẫn tới “thảm họa toàn diện”, một viễn cảnh về cách mạng tại Moscow.

“Với việc hàng năm Ukraine đã tiến triển dù không dễ dàng tới tự do, dân chủ và thị trường mở, ông ta đã lo lắng về tấm gương Ukraine và ông ta lo lắng về sự chỉ trích ẩn tàng nhắm vào bản thân ông ta”, ông Johnson nói về lãnh đạo Nga.

“Bởi vì tại nước Nga của Putin, bạn sẽ bị bỏ tù 15 năm chỉ vì gọi một cuộc xâm lược là một cuộc xâm lược, và nếu bạn đối đầu với Putin trong một cuộc bầu cử, bạn sẽ bị đầu độc hoặc bị bắn”, Thủ tướng Anh nói.

Chính bởi vì Ukraine và Nga có mối quan hệ lịch sử rất gần gũi nên ông [Putin] đã đang hoảng sợ về ảnh hưởng của mô hình Ukraine lên ông ta và lên nước Nga”.

Ông Johnson cũng nói rằng thiếu tự do báo chí và những ý kiến trái chiều đủ lớn tại Nga đã khiến ông Putin đi vào con đường chiến tranh.

“Để tôi nói thế này, nếu ông ta đã có báo chí tự do, công minh và chịu trách nhiệm, thì ông ta đã biết được sự thật rằng Ukraine là một dân tộc rất tự tôn và có một vị lãnh đạo lôi cuốn. Và trước khi ông ta tiến hành cuộc phưu lưu thảm họa và vô nhân tính này, ông ta đã biết rằng người Ukraine sẽ chiến đấu để bảo vệ quê hương, ông ta đã biết được điều đó”, ông Johnson nói.

Thủ tướng Anh nói thêm, trong một nền dân chủ thực sự, ông Putin sẽ không bị “khóa mình vào nghị viện với nhiều kẻ bợ đỡ”, bởi vì ông ta sẽ phải đối mặt với “một Quốc hội thực sự với những nghị viên thực sự”, những người phải đối mặt với cử tri.

Ông Johnson cũng mô tả cuộc chiến tranh hiện tại là “bước ngoặt cho thế giới”, bởi vì “một Putin chiến thắng sẽ không dừng lại ở Ukraine”.

“Kết thúc tự do tại Ukraine sẽ đồng nghĩa dập tắt mọi hy vọng về tự do tại Georgia và sau đó là tại Moldova. Nó sẽ đồng nghĩa với sự khởi đầu của một kỷ nguyên hăm dọa trên khắp Đông Âu, từ Baltic tới Biển Đen. Và nếu ông Putin nghiền nát Ukraine thành công, thì sự kiện này sẽ là tín hiệu đèn xanh cho những kẻ chuyên quyền khắp nơi, tại Trung Đông và tại Cực Đông”, ông Johnson nói.

“Đây là khoảng khắc của sự lựa chọn. Đây là lựa chọn giữa tự do và áp bức”, Thủ tướng Anh nhấn mạnh.

Ông Johnson cũng cảnh báo: “Tôi biết có một số người trên thế giới, thậm chí có một số chính phủ phương Tây…nói rằng chúng ta tốt hơn hết là nên thỏa hiệp với bạo quyền. Tôi tin rằng họ cực kỳ sai. Và việc cố gắng tái bình thường hóa mối quan hệ với Putin sau việc này, như chúng ta đã làm trong năm 2014, thì chắc chắn sẽ mắc sai lầm tương tự”.

Ông Johnson cũng nói thêm rằng tự do là “sức mạnh vô địch” khiến cho Anh Quốc có sức hút.

“Chúng ta tin rằng người dân nên có thể được làm bất cứ điều gì họ muốn, miễn là họ không gây ra bất kỳ tổn hại nào cho người khác”, ông Johnson nói.

“Điều đó được gọi là tự do. Và chúng ta không cần thức tỉnh, chúng ta chỉ muốn tự do. Đó là lý do tại sao bây giờ những người tài giỏi đang trốn chạy khỏi Nga, họ đang đổ dồn về Anh Quốc”.

Thủ tướng Nhật Bản thúc ép Ấn Độ phản ứng rõ ràng với cuộc khủng hoảng Ukraine

image.png
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida hôm thứ Bảy (19/03) nói với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi rằng việc Nga xâm lược Ukraine đã làm lung lay “nền tảng của trật tự quốc tế” và yêu cầu New Delhi phải có phản ứng rõ ràng.

“Chúng tôi (Kishida và Modi) khẳng định bất kỳ sự thay đổi đơn phương nào đối với hiện trạng bằng vũ lực đều không thể được tha thứ ở bất kỳ khu vực nào và cần phải tìm kiếm các giải pháp hòa bình cho các tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế”, ông Kishida nói với các phóng viên sau cuộc gặp với ông Modi ở New Delhi.

Không giống như các thành viên khác của liên minh Bộ Tứ (Quad), bao gồm Nhật Bản, Australia và Mỹ, Ấn Độ đã bỏ phiếu trắng trong ba lần bỏ phiếu của Liên Hợp Quốc lên án hành động của Moscow, chỉ kêu gọi ngừng bạo lực.

Tháng này, trong một cuộc gọi bốn bên giữa các nhà lãnh đạo Quad, ông Kishida, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Thủ tướng Úc Scott Morrison đã không thuyết phục được Modi đứng cùng lập trường.

Một tuyên bố chung cho biết hai nhà lãnh đạo Nhật – Ấn đã “thảo luận về cuộc xung đột và cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra ở Ukraine và đánh giá những tác động rộng hơn của nó” mà không có bất kỳ sự lên án rõ ràng nào đối với Moscow.

Một tài liệu riêng của Ấn Độ chỉ rõ “nhấn mạnh rằng Bộ tứ phải tiếp tục tập trung vào mục tiêu cốt lõi là thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương”.

Trước chuyến thăm Ấn Độ của ông Kishida, một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết Tokyo nhận thức được về “vị trí địa lý và mối quan hệ lịch sử với Nga” của Delhi.

“Nhưng đồng thời chúng tôi chia sẻ các giá trị cơ bản và lợi ích chiến lược, nên đương nhiên sẽ có các cuộc thảo luận thẳng thắn về cách chúng tôi nhìn nhận tình hình Ukraine”, quan chức này nói với các phóng viên.

Ông nói thêm rằng ông Modi và ông Kishida cũng sẽ thảo luận về “các vấn đề gần gũi hơn với khu vực của chúng ta” như “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, các vấn đề liên quan đến Trung Quốc cũng như các vấn đề song phương.

Quan chức này cho biết: “Đó sẽ là cơ hội để chứng minh quan hệ hợp tác song phương cũng như tái khẳng định tầm nhìn chiến lược và lợi ích chung của chúng ta hơn là nhấn mạnh vào sự khác biệt của chúng ta”.

Nga là nhà cung cấp vũ khí chính của Ấn Độ kể từ thời Liên Xô, nhưng ngày nay Delhi cũng cần thêm sự hỗ trợ từ Bộ tứ và các tổ chức khác trong khu vực và xa hơn nữa khi đối mặt với một Trung Quốc ngày càng hung hăng.

Căng thẳng giữa New Delhi và Bắc Kinh đã lên cao kể từ cuộc đụng độ năm 2020 ở biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya, khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ và 4 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng.

Kể từ đó, cả hai đều đã gửi thêm khí tài quân sự và hàng nghìn binh sĩ bổ sung đến khu vực này.