ĐIỂM TIN THẾ GIỚI ngày 22/3/2022

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI ngày 22/3/2022
03/22/2022

KBCHNTV thông báo: Kênh youtube của KBCHNTV được chuyển về https://www.youtube.com/channel/UC3gL7TJkgUF1WsdtoU6ut8w

Moscow: Quan hệ Mỹ – Nga trên “bờ vực tan vỡ” sau phát biểu của TT Biden
image.png
Bộ Ngoại giao Nga đã nói với đại sứ Hoa Kỳ tại Moscow, những bình luận gần đây của Tổng thống Mỹ Joe Biden về Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khiến mối quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng, dẫn đến “bờ vực tan vỡ”.

Tuần trước, Tổng thống Biden gọi nhà lãnh đạo Nga là “tội phạm chiến tranh” trong bối cảnh cuộc xâm lược Ukraine của Nga đang diễn ra. Điều này đã khiến Bộ Ngoại giao Nga lên án vào ngày 21/3. Một số quan chức Nhà Trắng khác, bao gồm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, đã sử dụng những lời lẽ tương tự vào cuối tuần qua.

Theo một thông báo được dịch, Bộ Ngoại giao Nga đã nhấn mạnh với Đại sứ Mỹ John Sullivan: “Những tuyên bố như vậy của tổng thống Mỹ, không xứng đáng với một chính khách có cấp bậc cao như vậy, đã khiến mối quan hệ Nga – Mỹ trên bờ vực tan vỡ.”

Cũng theo thông báo này, Bộ Ngoại giao Nga lưu ý: “Những hành động thù địch được thực hiện chống lại Nga sẽ gặp phải sự phản kháng quyết liệt và mạnh mẽ.” Đồng thời Bộ này còn nói với Đại sứ Sullivan, Nga yêu cầu Hoa Kỳ “đảm bảo” rằng các đại sứ quán và lãnh sự quán Nga tại Hoa Kỳ sẽ “hoạt động trơn tru”.

Hôm 21/3, các quốc gia Liên minh châu Âu cũng cáo buộc các lực lượng vũ trang Nga phạm tội ác chiến tranh ở Ukraine. Tuy nhiên, các quốc gia này dường như không thể áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Moscow, bất chấp sự kêu gọi khắp châu Âu yêu cầu những người chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công vào dân thường phải chịu trách nhiệm.

Tòa án Hình sự Quốc tế ở Hà Lan cho hay, họ đang thu thập bằng chứng về bất kỳ tội ác chiến tranh nào có thể xảy ra ở Ukraine. Tuy nhiên, Nga, giống như Hoa Kỳ, không công nhận quyền tài phán của tòa án này.

Các lệnh trừng phạt quốc tế đã cắt Nga ra khỏi hệ thống tài chính của thế giới. Tuy nhiên, châu Âu, người mua năng lượng chính của Nga, đã đưa ra một ngoại lệ đối với khí đốt và dầu của Nga.

Các tập đoàn quốc tế lớn cho biết, họ sẽ không kinh doanh bên trong nước Nga và họ sẽ không thực hiện bất kỳ khoản đầu tư mới nào vào nước  này, với lý do cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

Đầu hôm 21/3, các quan chức Ukraine đã bác bỏ lời kêu gọi của Nga yêu cầu các binh sĩ Ukraine bên trong thành phố Mariupol đang bị bao vây hạ vũ khí và đầu hàng. Hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti đưa tin, Bộ Quốc phòng Nga đã cảnh báo, các nhà chức trách ở Mariupol có thể phải đối mặt với một tòa án quân sự nếu họ đứng về phía những lực lượng dân tộc chủ nghĩa Ukraine.

Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk khẳng định với hãng truyền thông Ukrayinska Pravda: “Không thể có chuyện đầu hàng, hạ vũ khí.”

Theo Liên Hợp Quốc, kể từ ngày 24/2, gần 3,4 triệu người đã bị buộc phải rời khỏi Ukraine. LHQ đã xác nhận hơn 900 dân thường thiệt mạng, nhưng lưu ý con số thực tế có thể cao hơn nhiều. Ước tính về số tử vong của binh lính Nga khác nhau, chưa rõ ràng.

Các quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hiện chưa trả lời yêu cầu bình luận của báo chí.

Trung Quốc gánh chịu chỉ trích vì ngầm ủng hộ sự leo thang của Nga

image.png
Gần một tháng kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, vũ điệu ngoại giao của Bắc Kinh trong cuộc khủng hoảng đã và đang thu hút sự chỉ trích dữ dội từ phương Tây. Một học giả Trung Quốc trong một bài luận hiện đã bị kiểm duyệt, kêu gọi Bắc Kinh tách khỏi Moscow càng nhanh càng tốt nếu không muốn bị thế giới cô lập. Bài đăng đã nhận được hàng chục nghìn lượt xem trước khi bị xóa khỏi mạng xã hội Trung Quốc.

Khi thế giới lên án Moscow vì đã gây ra chiến tranh, chế độ này đã tìm cách biến mình thành một bên trung lập, với một loạt các tuyên bố dường như nhằm xoa dịu cả hai bên xung đột. Nước này đã từ chối lên án Nga, kêu gọi giải quyết cuộc khủng hoảng một cách hòa bình, từ chối tham gia các lệnh trừng phạt của phương Tây, tuyên bố sẽ tiếp tục giao thương bình thường với Moscow và đổ lỗi cho phương Tây gây ra chiến tranh trong khu vực.

Trong những tuần gần đây, các quan chức phương Tây ngày càng gia tăng những luận điệu chỉ trích về sự ủng hộ ngầm của Bắc Kinh đối với Moscow, và những nhận xét ngày càng gay gắt khi cuộc chiến không ngừng leo thang.

Khi một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng, những gì Ukraine cần là thức ăn trẻ em và túi ngủ từ Bắc Kinh chứ không phải là vũ khí mà Hoa Kỳ đang viện trợ, nó đã nhận được một phản ứng mạnh mẽ hiếm hoi từ Ukraine.

“Điều này hoàn toàn không nghiêm trọng và không xứng đáng với tư cách của một đất nước vĩ đại đáng kính!”, bà Iryna Vereshchuk, Phó thủ tướng Ukraine, đã viết trong một bài đăng trên Facebook vào ngày 18/3 ngay sau cuộc họp báo của Trung Quốc.

“Quý vị đang nói về cái chăn nào vậy? Người Nga đang ném bom các khu dân cư trên các thành phố của chúng tôi. Chúng tôi cần các hệ thống phòng không để đóng cửa bầu trời đối với người dân của mình. Quý vị đang nói về bộ đồ giường không thấm nước nào vậy?” bà nói và thể hiện sự tức giận đầu tiên của quốc gia bị bao vây đối với Bắc Kinh kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu.

"Tôi đề nghị Bộ Ngoại giao Trung Quốc hỏi ý kiến của 160 sinh viên Trung Quốc mà chúng tôi đã sơ tán khỏi trận pháo kích của Nga vào tuần trước".

Bình luận của bà là một sự châm biếm về việc Trung Quốc sơ tán công dân của họ ở đất nước bị chiến tranh tàn phá. Không giống như nhiều quốc gia khác, Bắc Kinh không báo trước cho người dân Trung Quốc về khả năng Nga xâm lược, khiến 6.000 người Trung Quốc bị bắt mà không hề có sự chuẩn bị. Các nỗ lực sơ tán chỉ bắt đầu cho đến ngày 28/2, bốn ngày sau khi Nga xâm lược, và các nhà chức trách đã lật tẩy các biện pháp phòng ngừa an toàn, ban đầu yêu cầu công dân gắn cờ quốc gia trên xe của họ.
Bắc Kinh và Moscow tuyên bố quan hệ đối tác "không có giới hạn" vào tháng 2, chưa đầy ba tuần trước khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh tấn công.

Kể từ đó, tình báo Mỹ và EU đều cảnh báo rằng Bắc Kinh đã phát tín hiệu sẵn sàng cung cấp viện trợ quân sự cho Nga.

Lo ngại trở nên tăng cao đến mức Tổng thống Joe Biden, trong cuộc điện đàm kéo dài hai giờ với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 18/3, đã cảnh báo ông Tập về “những tác động và hậu quả” nếu Bắc Kinh hỗ trợ về mặt vật chất cho Moscow trong cuộc chiến.

Hai bên kết thúc điện đàm mà không đạt được sự đồng thuận và một quan chức chính quyền cấp cao sau đó nói với các phóng viên rằng, tổng thống “không đưa ra yêu cầu cụ thể của Trung Quốc” mà “đưa ra đánh giá của ông ấy về tình hình”.

Theo một số nhà lập pháp Đảng Cộng hòa, ít nhất, một giọng điệu như vậy khó có thể đủ mạnh để răn đe Trung Quốc.

Thượng nghị sĩ Rick Scott, người đồng bảo trợ Đạo luật CIPS CURB nhằm ngăn chặn các ngân hàng Trung Quốc giúp các công ty Nga trốn tránh các lệnh trừng phạt, cho biết ông Biden cần phải "nói rõ với Chủ tịch Tập và các nhà độc tài trên toàn thế giới rằng Hoa Kỳ sẽ luôn đứng về phía tự do và dân chủ và hậu quả của việc lựa chọn châm ngòi cho cuộc chiến của ông Putin sẽ rất
 mạnh mẽ, nghiêm trọng và khó khăn".

“Trung Quốc đang theo dõi cách Hoa Kỳ, các đồng minh NATO và cộng đồng toàn cầu đoàn kết lại để ủng hộ Ukraine, cắt đứt ông Putin và những người thân cận của ông ta, và đang bỏ đói nền kinh tế Nga — và Chủ tịch Tập cần biết rằng Trung Quốc sẽ bị đối xử giống như vậy nếu nước này chọn ủng hộ Nga", văn phòng của ông nói với The Epoch Times trong một tuyên bố.

Những tiếng nói bất đồng cũng đang nổi lên ở Trung Quốc. Một học giả Trung Quốc trong một bài luận hiện đã bị kiểm duyệt, kêu gọi Bắc Kinh tách khỏi Moscow càng nhanh càng tốt nếu không muốn bị thế giới cô lập. Bài đăng đã nhận được hàng chục nghìn lượt xem trước khi bị xóa khỏi mạng xã hội Trung Quốc.
 

Lầu Năm Góc tuyên bố Nga đang hứng chịu tổn thất nặng nề

image.png
“Lực lượng cơ động của họ trên mặt đất về cơ bản đã bị đình trệ", và biến thành “cỗ máy băm gỗ”, ông Austin phát biểu hôm Chủ nhật (20/3) trong một lần xuất hiện trên chương trình “Face The Nation” của đài CBS.

Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tuyên bố, "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga ở Ukraine đang bị đình trệ và tiếp tục chịu tổn thất nặng nề.

“Quý vị biết đấy, người dân Ukraine vẫn tiếp tục tập trung lực lượng và đã sử dụng thành thạo các thiết bị mà chúng tôi cung cấp cho họ, gồm vũ khí, áo giáp và vũ khí trên máy bay", ông tiếp tục.

Các quan chức phương Tây khác cho rằng, cuộc xung đột bắt đầu từ ngày 24/2 đã biến thành một cuộc chiến tranh tiêu hao khi Nga bắt đầu ngày càng phụ thuộc vào việc bắn phá các thành phố. Hôm thứ Hai (21/3), các quan chức chính phủ Ukraine đã từ chối yêu cầu từ Nga rằng quân đội ở thành phố Mariupol bị bao vây phải hạ vũ khí cùng với các bảo đảm khác.

Trong một bản cập nhật sáng thứ Hai, Bộ Quốc phòng Anh cho biết các lực lượng Nga ở phía đông bắc vẫn đang bị đình trệ bên ngoài thủ đô Kyiv, khoảng 15 km và các lực lượng tiến công từ phía tây bắc đã bị quân đội Ukraine đánh bại.

Các quan chức Anh cho biết, Moscow vẫn đang nhắm tới việc tiếp quản Kyiv trong tương lai gần.

Bộ Quốc phòng tiếp tục cho biết: “Mặc dù vậy, Kyiv vẫn là mục tiêu quân sự chính của Nga và họ có khả năng ưu tiên nỗ lực bao vây thành phố trong những tuần tới”.
 

Lực lượng cứu hỏa Ukraine làm việc giữa đống đổ nát của trung tâm mua sắm Retroville, một ngày sau khi bị lực lượng Nga nã pháo vào một khu dân cư ở phía tây bắc thủ đô Kyiv của Ukraine vào ngày 21/3/2022. (Ảnh Getty Images)

Vào đêm thứ Hai (21/3), chính quyền Ukraine cáo buộc Nga nã pháo vào một trung tâm mua sắm ở Kyiv, khiến ít nhất 8 người thiệt mạng. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ đã công bố một video có mục đích cho thấy các binh sĩ pháo binh Ukraine sử dụng trung tâm thương mại làm nơi ẩn náu để nã pháo vào khí tài của Nga, gây ra một cuộc phản công.

Hôm thứ Hai (21/3), phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov cáo buộc rằng: “Vào đêm 21/3, một vũ khí tầm xa chính xác cao đã được sử dụng để tiêu diệt một dàn phóng tên lửa hàng loạt của Ukraine và căn cứ nơi họ lưu trữ đạn dược, trong một trung tâm mua sắm không còn hoạt động", theo thông tin của truyền thông nhà nước.

Ông Konashenkov nói rằng, một dàn phóng tên lửa hàng loạt và đạn dược đã bị phá hủy trong cuộc tấn công. NTD News không thể xác minh độc lập tuyên bố của người phát ngôn Bộ Quốc phòng.

Ông cho biết: “Các đơn vị chủ nghĩa dân tộc Ukraine ẩn náu giữa các tòa nhà dân cư trong nhiều ngày và bắn từ các hệ thống tên lửa phóng vào quân nhân Nga". “Đồng thời, các khu vực của trung tâm mua sắm gần đó được sử dụng như một căn cứ lớn để dự trữ đạn dược và tên lửa".

Tòa nhà trung tâm mua sắm Retroville bị không kích vào khoảng 22h45 (giờ địa phương) hôm 20/3. Vụ nổ mạnh đến mức thổi tung các mảnh vỡ hàng trăm m về mọi hướng, làm rung chuyển các tòa nhà xung quanh và san phẳng một phần của trung tâm thương mại. Vụ nổ cũng biến bãi đậu xe thành một biển lửa.

Cơ quan Dịch vụ Khẩn cấp Nhà nước Ukraine kêu gọi lực lượng cứu hỏa giải cứu những người bị mắc kẹt trong đống đổ nát của trung tâm mua sắm và dập tắt ngọn lửa bốc lên từ tầng 3 và 4 của trung tâm thương mại, The Kyiv Independent đưa tin .

Cũng trong cuộc phỏng vấn, ông Austin cho biết ông không tin Nga sẽ triển khai vũ khí hạt nhân nhưng vẫn lưu ý những bình luận trước đây của Điện Kremlin về việc thiết lập một vị thế răn đe hạt nhân cao độ.

“Tôi nghĩ rằng nếu một vũ khí hóa học hoặc sinh học được sử dụng, quý vị sẽ thấy phản ứng đáng kể không chỉ từ Hoa Kỳ mà còn cả cộng đồng quốc tế", ông Austin nói. “Tôi nghĩ những gì chúng ta đã thấy từ người Nga trong quá khứ là họ đang nêu vấn đề và tạo cớ để đổ lỗi cho người khác, người Ukraine hoặc chúng tôi, NATO".