03/25/2022
NATO đưa ra tuyên bố vạch rõ kế hoạch ‘sẵn sàng phòng thủ’ trước Nga
Hôm thứ Năm (24/03), NATO đã đưa ra một tuyên bố dài về học thuyết sẵn sàng phòng thủ chống lại Nga, lên án cuộc xâm lược của Moscow đối với Ukraine “bằng ngôn từ mạnh mẽ nhất có thể”.
Bản tuyên bố trước thềm hội nghị thượng đỉnh ở Brussels cho biết, “Chúng tôi, những nguyên thủ quốc gia và cũng là những người đứng đầu các chính phủ của 30 đồng minh NATO, đã gặp nhau hôm nay để ứng phó với cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với an ninh Âu Châu-Đại Tây Dương trong nhiều thập niên. Cuộc chiến tranh xâm lược của Nga đối với Ukraine đã phá vỡ hòa bình ở Châu Âu và đang gây ra sự đau khổ và hủy diệt to lớn cho con người.”
Tuyên bố của NATO kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin “ngay lập tức dừng cuộc chiến này” và rút quân khỏi Ukraine, đồng thời thúc giục Nga “kêu gọi Belarus chấm dứt hành động tiếp tay của họ”.
Hôm thứ Năm, các nhà lãnh đạo phương Tây đã nhóm họp tại Brussels trong bối cảnh có nhiều tin tức nổi lên rằng Hoa Kỳ và Liên minh Âu Châu sẽ thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga. Tuần này, ban lãnh đạo NATO cho biết rằng [họ] sẽ cung cấp thêm viện trợ quân sự cho Ukraine, và sẽ điều nhiều quân hơn đến Trung và Đông Âu trong tương lai gần.
Tuy nhiên, họ quyết định không nói rằng NATO sẽ thực thi một vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine, theo yêu cầu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Các nhà lãnh đạo cũng cho biết họ sẽ không tiến hành một cuộc tẩy chay toàn diện đối với dầu và khí đốt của Nga, vốn là điều mà ông Zelensky đã yêu cầu trong những ngày gần đây.
“Chúng tôi đã đồng ý tăng cường khả năng răn đe và phòng thủ trong dài hạn hơn. Chúng tôi cũng đã đồng ý cung cấp viện trợ bổ sung cho Ukraine và tiếp tục áp đặt cái giá phải trả đối với Nga”, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết sau khi các nhà lãnh đạo tập trung tại trụ sở của NATO, theo Reuters.
Tuyên bố của NATO hôm thứ Năm (24/3) cho biết, các quốc gia thành viên hoàn toàn cam kết với Điều 5 của liên minh, trong đó quy định rằng một cuộc tấn công vào một thành viên NATO là một cuộc tấn công vào tất cả các thành viên.
“Để đối phó với các hành động của Nga, chúng tôi đã kích hoạt các kế hoạch phòng thủ của NATO, khai triển các thành phần của Lực lượng Phản ứng NATO, và bố trí 40,000 binh sĩ ở sườn phía đông của chúng tôi, cùng với các khí tài đáng kể trên không và hải quân, dưới sự chỉ huy trực tiếp của NATO được hỗ trợ bởi các hoạt động điều động quốc gia của các nước Đồng minh", tuyên bố cho biết. “Chúng tôi cũng đang thành lập thêm bốn nhóm tác chiến đa quốc gia ở Bulgaria, Hungary, Romania và Slovakia”.
Tuyên bố cũng thừa nhận NATO đã huấn luyện quân đội Ukraine từ năm 2014 sau khi Nga thôn tính Bán đảo Crimea và bắt đầu hỗ trợ các khu vực ly khai ở Donbass. Tuyên bố này không cho biết chi tiết số lượng quân đội hoặc khả năng của họ.
“Ukraine có quyền tự vệ căn bản theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc”, tuyên bố viết. “Kể từ năm 2014, chúng tôi đã hỗ trợ mạnh mẽ khả năng của Ukraine để thực hiện quyền đó. Chúng tôi đã huấn luyện các lực lượng vũ trang của Ukraine, tăng cường khả năng và năng lực quân sự cũng như nâng cao sức chống chịu của họ”.
Trong khi đó, các thành viên NATO “cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ trong các lĩnh vực như an ninh mạng và bảo vệ chống lại các mối đe dọa có tính chất hóa học, sinh học, phóng xạ, và hạt nhân”, tuyên bố tiếp tục.
Hôm thứ Năm (24/03), Tổng thống Joe Biden đã công bố các biện pháp trừng phạt kinh tế mới đối với Nga cùng với gói viện trợ mới nhất dành cho Ukraine trong bối cảnh cuộc chiến giữa hai nước đang diễn ra.
Theo thông cáo từ Nhà Trắng, Hoa Kỳ đang một lần nữa thêm vào danh sách các mục tiêu Nga bao gồm 400 cá nhân và tổ chức mới chịu lệnh trừng phạt “cấm hoàn toàn”. Đợt mới nhất này bao gồm 48 công ty quốc phòng thuộc sở hữu nhà nước, hơn 300 thành viên của cơ quan lập pháp Nga, cũng như các thành viên hội đồng quản trị và người đứng đầu các tổ chức tài chính Nga.
Nhà Trắng cho biết cùng với thông báo của ông Biden, Nhóm G-7 và EU đã công bố một sáng kiến nhằm ngăn chặn Nga né tránh các lệnh trừng phạt đã được đưa ra. Nỗ lực này bao gồm việc tham gia với các chính phủ khác trong việc áp dụng các biện pháp trừng phạt tương tự như các lệnh trừng phạt mà G-7 và các đối tác khác đã áp đặt.
G-7 và EU cũng tuyên bố sẽ chặn các giao dịch liên quan đến vàng có liên kết đến Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga, nói rằng điều đó đã được quy định trong các lệnh trừng phạt hiện hành.
Chính phủ Tổng thống Biden cũng tuyên bố sẵn sàng cung cấp thêm 1 tỷ USD viện trợ nhân đạo cho người Ukraine và những người đã chạy khỏi nước này cũng như 320 triệu USD nhằm “hỗ trợ khả năng phục hồi của xã hội và bảo vệ nhân quyền ở Ukraine và các nước láng giềng".
Hoa Kỳ cũng đã công bố kế hoạch tiếp nhận tới 100,000 người tị nạn Ukraine “thông qua đầy đủ các con đường hợp pháp, bao gồm cả Chương trình Tuyển sinh Người tị nạn của Hoa Kỳ”.
Các thông báo trên được đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp của NATO mà ông Biden tham dự tại Brussels, Bỉ hôm thứ Năm (24/3), đánh dấu một tháng Nga xâm lược Ukraine.
Tổng thống Ukraine yêu cầu '1% vũ khí của NATO'
“Quý vị chỉ cần cho chúng tôi 1% số máy bay của quý vị và 1% số xe tăng của quý vị”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã đưa ra lời kêu gọi các nhà lãnh đạo NATO hôm thứ Năm (24/3) trong bối cảnh xung đột với Nga chưa có dấu hiệu giảm nhiệt.
“Quý vị có hàng ngàn chiến đấu cơ, nhưng chúng tôi chưa được cung cấp chiếc nào… Chúng tôi yêu cầu quý vị cung cấp xe tăng để bảo vệ thành phố của chúng tôi… Quý vị có ít nhất 20,000 xe tăng… Nhưng chúng tôi chưa nhận được câu trả lời rõ ràng nào”, Ông Zelenskyy nói với các nhà lãnh đạo NATO đang nhóm họp tại Brussels.
Ông khẩn cầu các nhà lãnh đạo thế giới đưa ra quyết định cần thiết để hỗ trợ Ukraine.
“Chúng tôi không thể cứ muốn mua là mua [những thứ này]. Những thứ như vậy phụ thuộc trực tiếp vào quyết định của NATO, vào quyết định chính trị", ông Zelensky nói.
Lực lượng Ukraine cũng cần vũ khí chống hạm, hệ thống phòng không và vũ khí tên lửa phóng nhiều lần, ông nói. Quân đội Ukraine hôm thứ Năm tuyên bố họ đã phá hủy một tàu chiến lớn của Nga tại một cảng Biển Đen vào đầu tuần này.
Tuy nhiên, ông Zelenskyy đã không nhắc lại yêu cầu về vùng cấm bay hoặc yêu cầu gia nhập NATO hoặc Liên minh châu Âu trong bài phát biểu của mình. Trước đó, các quan chức NATO và Mỹ đã bác bỏ yêu cầu của ông, cho rằng nó sẽ khiến xung đột với Nga leo thang thành một cuộc chiến rộng lớn hơn.
Người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm thứ Năm đã từ chối yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO, chuyển giao hệ thống tên lửa S-400 cho Ukraine để đổi lấy máy bay F-35 và hệ thống tên lửa Patriot do Mỹ sản xuất.
“Phương Tây và đặc biệt là Mỹ có trách nhiệm bình thường hóa quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ”, phát ngôn viên Fahrettin Altun nói với tờ Wall Street Journal. Ông nói thêm: “Những gì phương Tây phải làm là giao máy bay chiến đấu F-35 và tổ hợp Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ mà không có điều kiện tiên quyết".
Tổng thống Joe Biden và các nhà lãnh đạo khác đã dành ngày thứ Năm để đưa ra các bước tiếp theo chống lại cuộc xâm lược kéo dài một tháng của Nga và xem xét cách thức Moscow đáp trả nếu sử dụng vũ khí hóa học, sinh học hoặc hạt nhân.
Ông Zelenskyy cũng tuyên bố Nga đã sử dụng vũ khí làm từ phốt pho vào sáng thứ Năm, khiến người lớn và trẻ em thiệt mạng. Vũ khí phốt pho không được phân loại là vũ khí hóa học theo Công ước về vũ khí hóa học.
“Có cảm giác như chúng ta đang ở trong một vùng xám, giữa phương Tây và Nga, bảo vệ các giá trị chung của chúng ta”, ông Zelenskyy nói thêm. "Đây là điều đáng sợ nhất trong một cuộc chiến tranh ... không có câu trả lời rõ ràng cho các yêu cầu giúp đỡ".
Kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược ngày 24/2, các cường quốc phương Tây đã gửi tên lửa phòng không, tên lửa chống tăng, súng trường, đạn dược và các thiết bị khác tới Ukraine. Cũng có báo cáo rằng Hoa Kỳ và NATO đã chia sẻ thông tin tình báo với quân đội Ukraine.
Tuyên bố của NATO hôm thứ Năm (24/3) cho biết, các quốc gia thành viên hoàn toàn cam kết với Điều 5 của liên minh, trong đó quy định rằng một cuộc tấn công vào một thành viên NATO là một cuộc tấn công vào tất cả các thành viên.
Tuyên bố cũng thừa nhận NATO đã huấn luyện quân đội Ukraine từ năm 2014 sau khi Nga thôn tính Bán đảo Crimea và bắt đầu hỗ trợ các khu vực ly khai ở Donbass. Tuyên bố này không cho biết chi tiết số lượng quân đội hoặc khả năng của họ.
“Ukraine có quyền tự vệ căn bản theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc”, tuyên bố viết. “Kể từ năm 2014, chúng tôi đã hỗ trợ mạnh mẽ khả năng của Ukraine để thực hiện quyền đó. Chúng tôi đã huấn luyện các lực lượng vũ trang của Ukraine, tăng cường khả năng và năng lực quân sự cũng như nâng cao sức chống chịu của họ”.
Trong khi đó, các thành viên NATO “cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ trong các lĩnh vực như an ninh mạng và bảo vệ chống lại các mối đe dọa có tính chất hóa học, sinh học, phóng xạ, và hạt nhân”, tuyên bố tiếp tục.
Hôm thứ Năm (24/03), Tổng thống Joe Biden đã công bố các biện pháp trừng phạt kinh tế mới đối với Nga cùng với gói viện trợ mới nhất dành cho Ukraine trong bối cảnh cuộc chiến giữa hai nước đang diễn ra.
Ông Biden cho biết nhiều viện trợ đang được tiến hành. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo phương Tây cũng đề nghị họ phải thận trọng để không làm leo thang thêm xung đột ngoài biên giới Ukraine.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết: “NATO đã lựa chọn hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến này mà không gây chiến với Nga”.
Ukraine tuyên bố đánh chìm tàu đổ bộ Nga ở biển Azov
Tờ KyivIndependent ngày 24/3 dẫn thông báo của Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine tuyên bố, tàu đổ bộ Orsk thuộc Hải quân Nga đã bị phá hủy tại cảng Berdyansk bên bờ biển Azov, nơi nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng Nga từ cuối tháng 2/2022.
Quân đội Ukraine hôm 24/3 đăng một đoạn video tuyên bố lực lượng của họ đã phá hủy tàu Orsk.
"Tàu đổ bộ lớn Orsk của Hạm đội Biển Đen của quân chiếm đóng đã bị phá hủy ở cảng Berdyansk do Nga chiếm giữ", hải quân Ukraine cho biết trên Facebook.
“Đúng vậy, nó đã bị phá hủy”, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Malyar cho biết trong một cuộc họp video, theo Reuters. Con tàu có khả năng chở 45 tàu sân bay bọc thép và 400 binh sĩ, bà nói.
Orsk là mẫu tàu đổ bộ cỡ lớn thuộc Hạm đội biển Đen Hải quân Nga. Tàu được khởi đóng từ năm 1967, hạ thủy năm 1968, có khả năng vận chuyển trên dưới 20 xe tăng hoặc 40 thiết giáp chở quân, kèm theo hàng trăm binh sĩ và hàng hóa nhân đạo.
Quân đội Nga đã không đưa ra bình luận công khai để đáp lại và The Epoch Times không thể xác minh ngay tuyên bố này.
Cách đây hai tuần, Ukraine cũng từng tuyên bố đánh chìm tàu tuần tra mang tên lửa Vasily Bykov của quân đội Nga, song chiến hạm này sau đó đã được nhìn thấy tự "bơi" về cảng mà không gặp phải hư hại nào.
Các lực lượng vũ trang của Nga hồi đầu tuần xác nhận rằng con tàu đã cập cảng Berdyansk, một thành phố cảng trên Biển Đen, để triển khai các thiết bị quân sự, theo hãng thông tấn nhà nước TASS.
Việc tàu Orsk đến Berdyansk được Moscow ca ngợi là "sự kiện hoành tráng mở ra cơ hội cho Biển Đen về mặt hậu cần bằng cách sử dụng toàn bộ cơ sở hạ tầng của cảng Berdyansk", TASS đưa tin, dẫn kênh truyền hình liên kết với Bộ Quốc phòng Nga Zvezda.
Trong khi đó, tờ Russia Today do nhà nước hậu thuẫn đã đăng tải cảnh quay con tàu hạ tải các phương tiện bọc thép ở thành phố cảng vào đầu tuần này.
Sau một tháng giao tranh, Ukraine đã mất khả năng tiếp cận biển Azov. Hầu hết các cơ sở phòng không, tên lửa và sân bay quân sự của Ukraine đã bị phá hủy. Kyiv chống đỡ bằng số ít tên lửa chiến thuật còn lại, máy bay không người lái, tên lửa chống tăng, phòng không tầm ngắn do phương Tây viện trợ.
Các nhà lãnh đạo phương Tây họp tại Brussels ngày 24/3 đã nhất trí tăng cường lực lượng của họ ở Đông Âu và tăng viện trợ quân sự cho Ukraine khi cuộc tấn công của Nga nhằm vào nước láng giềng bước sang tháng thứ hai.
Tại Brussels, Tổng thống Joseph Biden đã gặp Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trước cuộc họp, theo bản tin do Nhà Trắng cung cấp.
Hai bên đã thảo luận về “sự thống nhất và sức mạnh của liên minh cũng như những nỗ lực không ngừng của NATO nhằm ngăn chặn và bảo vệ chống lại bất kỳ hành động xâm lược nào, và họ hoan nghênh sự ủng hộ của các nước Đồng minh đối với chính phủ và người dân Ukraine".
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy kêu gọi các nhà lãnh đạo tiến xa hơn và lặp lại lời kêu gọi của ông về một vùng cấm bay trên đất nước của ông, nơi hàng nghìn người đã thiệt mạng, hàng triệu người phải tị nạn và các thành phố đã bị tan nát kể từ khi Nga xâm lược vào ngày 24/2.
Ông Zelenskyy nhắc lại rằng ông sẵn sàng gặp trực tiếp với Tổng thống Nga Vladimir Putin để chấm dứt chiến tranh.
Ông nói: “Chúng tôi sẵn sàng thảo luận về các điều khoản của lệnh ngừng bắn, các điều khoản về hòa bình, nhưng chúng tôi chưa sẵn sàng cho các tối hậu thư".
Trong khi đó, tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Ukraine ngày 24/3 cho biết, Nga vẫn đang nỗ lực nối lại các hoạt động tấn công nhằm đánh chiếm các thành phố Kyiv, Chernihiv, Sumy, Kharkiv và Mariupol.
Nga từ chối nhận trách nhiệm về bất kỳ thương vong dân sự nào ở UkraineViệc chính quyền Nga từ chối nhận trách nhiệm về dù chỉ một thường dân thiệt mạng trong cuộc xâm lược Ukraine diễn ra tương tự như việc Moscow phủ nhận mọi trách nhiệm liên quan đến 23.000 dân thường thiệt mạng trong các hoạt động quân sự ở Syria.Bất chấp việc Nga phủ nhận rằng họ không nhắm mục tiêu vào dân thường trong cuộc xâm lược Ukraine, các tổ chức nhân quyền và Liên Hợp Quốc đã thống kê số người chết ngày một gia tăng tại nước này. Tương tự, các quan chức Nga đã từng phủ nhận trách nhiệm gây ra bất kỳ cái chết nào đối với dân thường ở Syria, trái ngược với các báo cáo độc lập của các tổ chức phi chính phủ.Trong khoảng thời gian từ ngày 24/2 đến ngày 15/3, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc ghi nhận 1.900 thương vong dân thường ở Ukraine, bao gồm 726 người thiệt mạng, trong số đó có 52 trẻ em. Theo cơ quan của Liên Hợp Quốc, hầu hết các trường hợp tử vong đều do vũ khí nổ ở các khu vực đông dân cư.Các báo cáo cáo buộc rằng lực lượng Nga cố tình nhắm mục tiêu vào các khu vực dân sự, bao gồm vụ công kích một nhà hát ở thành phố Mariupol, nơi khi đó được sử dụng làm địa điểm trú ẩn và có chữ “trẻ em” được viết to bên ngoài bằng tiếng Nga. Tổng thống Joe Biden và các nhà lãnh đạo thế giới khác đã cáo buộc Nga phạm tội ác chiến tranh.Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết vào tuần trước rằng “Các lực lượng vũ trang của Nga không ném bom các thị trấn và thành phố”, lặp lại cùng lời phủ nhận của các quan chức khác.Nhà nghiên cứu Lily Hamourtziadou cho biết trên tạp chí The Conversation, hiện tại Nga chưa công khai nhận trách nhiệm về bất kỳ trường hợp thường dân thiệt mạng nào ở Ukraine.Bà Hamourtziadou viết rằng quan điểm của Nga trong cuộc xung đột với Ukraine cũng tương tự như Syria. Nga đã ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad chống lại các đối thủ của mình, giúp nhà lãnh đạo độc tài tiếp tục nắm quyền.Kể từ khi can thiệp vào Syria năm 2015, hơn 45.000 cuộc không kích đã được thực hiện bởi quân đội Nga, theo Airwars, một nhóm phi chính phủ ghi lại các hành động của nước này ở Syria và Trung Đông.Tương tự như trường hợp tấn công nhà hát ở Mariupol, các quan chức Nga đã bác bỏ các báo cáo vào năm 2016 rằng lực lượng không quân của họ đã ném bom một bệnh viện ở Syria do tổ chức từ thiện Médecins Sans Frontières của Pháp điều hành.Airwars đã báo cáo về gần 23.000 trường hợp dân thường thiệt mạng và 41.000 người bị thương do hành động quân sự của Nga ở Syria kể từ năm 2015. Nhóm này cho biết con số của họ là một ước tính thận trọng, tuy nhiên, Nga không nhận trách nhiệm về bất kỳ trường hợp công dân thiệt mạng nào ở Syria.Rosemary DiCarlo, Tổng thư ký phụ trách các vấn đề chính trị và xây dựng hòa bình của Liên Hợp Quốc, nói rằng những cái chết của dân thường ở Ukraine là không thể phủ nhận và kêu gọi một cuộc điều tra.Bà nói trong một tuyên bố: “Dân thường được quyền bảo vệ trước những nguy cơ phát sinh từ các hoạt động quân sự. “Luật nhân đạo quốc tế rất rõ ràng.”