Lịch sử Ukraine từ bỏ hạt nhân: Tranh cãi về sai lầm, phản bội

Lịch sử Ukraine từ bỏ hạt nhân: Tranh cãi về sai lầm, phản bội
04/08/2022

KBCHNTV thông báo: Kênh youtube của KBCHNTV được chuyển về https://www.youtube.com/channel/UC3gL7TJkgUF1WsdtoU6ut8w

https://www.youtube.com/channel/UCUYHCuct76okHEUw0epaGtg (Ca sĩ Lệ Hằng)

Moscow, 14/1/1994: Tổng thống Ukraine Leonid Kravchuk, tổng thống Nga Boris Yeltsin, và Tổng thống Mỹ Bill Clinton ký kết tuyên bố ba bên về giải trừ hạt nhân của Ukraine

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES - Moscow, 14/1/1994: Tng thng Ukraine Leonid Kravchuk, tng thng Nga Boris Yeltsin, Tng thng Mỹ Bill Clinton kết tuyên bba bên vgii trht nhân của Ukraine

 

Người dân Ukraine đã bỏ phiếu áp đảo cho nền độc lập khỏi Liên Xô trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 1 tháng 12 năm 1991. Khoảng 84% cử tri đủ điều kiện đã tham gia cuộc trưng cầu và khoảng 90% trong số họ tán thành độc lập.

Ngày 25 tháng 12 năm 1991, Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev tuyên bố từ chức và giải thể Liên Xô.

Vào lúc này, cường quốc hạt nhân lớn thứ ba trên trái đất không phải là Anh, Pháp hay Trung Quốc. Đó là Ukraine.

Sự sụp đổ của Liên Xô dẫn đến việc Ukraine mới độc lập được thừa hưởng khoảng 5.000 vũ khí hạt nhân mà Moscow đã đóng trên đất của họ.

Các hầm chứa dưới lòng đất tại các căn cứ quân sự của nước này chứa các tên lửa tầm xa mang tới 10 đầu đạn nhiệt hạch, mỗi đầu đạn mạnh hơn nhiều so với quả bom đã san bằng Hiroshima.

Chỉ có Nga và Mỹ có nhiều vũ khí hơn.

Hoa Kỳ, dưới thời Tổng thống Bill Cliton, đã thuyết phục Ukraine, Belarus và Kazakhstan trả lại vũ khí hạt nhân của Liên Xô cũ cho Nga và từ bỏ vũ khí hạt nhân mãi mãi.

Belarus đạt được quy chế không có vũ khí hạt nhân vào tháng 11/1996, Kazakhstan vào tháng 4/1995 và Ukraine vào tháng 6/1996.

US President Bill Clinton's first official visit to Russia. Meeting with the Russian President Boris Yeltsin. Moscow, Russia, on 12th January 1994.

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES Tng thng Nga Boris Yeltsin tiếp Tng thng Mỹ Bill Clinton trong chuyến thăm chính thc đầu tiên của Clinton ti Moscow, Nga, ngày 12 tháng 1 năm 1994

 

Thời gian qua, khi căng thẳng với Nga dâng cao, nhiều người tại Ukraine tỏ ra nuối tiếc, xem việc giải giáp hạt nhân là sai lầm.

Andriy Zahorodniuk, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, được The New York Times dẫn lời: "Chúng tôi đã cho đi khả năng hạt nhân mà không có gì đáp lại."

Chúng ta hãy cùng quay lại quá khứ để tìm hiểu câu chuyện.

Russian solider looks through a pair of binoculars

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES Quân đội Nga ở Crimea

 

Giải giáp hạt nhân năm 1994

Năm 1994, Ukraine tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) với tư cách là một quốc gia không có vũ khí hạt nhân, tiến hành chuyển giao tất cả các đầu đạn hạt nhân cho Nga và tháo dỡ tất cả các phương tiện vận chuyển chiến lược với sự hỗ trợ kỹ thuật của Mỹ.

Đến giữa năm 1996, đầu đạn hạt nhân cuối cùng rời khỏi lãnh thổ Ukraine, và đến cuối năm 2001, hầm chứa tên lửa cuối cùng đã bị phá hủy.

Đổi lại là một đảm bảo an ninh cho Ukraine được gắn trong cái được gọi là Bản ghi nhớ Budapest.

Bản ghi nhớ Budapest về đảm bảo an ninh là ba thỏa thuận chính trị giống hệt nhau được ký kết tại hội nghị OSCE ở Budapest, Hungary vào ngày 5 tháng 12 năm 1994 để cung cấp đảm bảo an ninh liên quan đến việc Belarus, Kazakhstan và Ukraine gia nhập Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Theo đó, Nga, Mỹ và Anh cam kết "tôn trọng độc lập và chủ quyền cũng như các biên giới hiện có của Ukraine".

Female soldiers in Ukraine marching in high heels

NGUỒN HÌNH ẢNH,UKRAINE DEFENCE MINISTRY Nquân nhân Ukraine

 

Bản ghi nhớ có đoạn: "Liên bang Nga, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tái khẳng định nghĩa vụ kiềm chế không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của Ukraine, và rằng sẽ không có vũ khí nào của họ được sử dụng để chống lại Ukraine ngoại trừ để tự vệ hoặc theo cách khác phù hợp với Hiến chương của Liên hợp quốc."

Bản ghi nhớ cũng viết ba nước Nga, Anh, Mỹ "tái khẳng định cam kết tìm kiếm hành động ngay lập tức của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để cung cấp hỗ trợ cho Ukraine, với tư cách là Quốc gia không sử dụng vũ khí hạt nhân, nếu Ukraine trở thành nạn nhân của một hành động xâm lược hoặc bị đe dọa xâm lược trong đó vũ khí hạt nhân được sử dụng."

Đổi lại, Ukraine đã từ bỏ vũ khí hạt nhân bên trong biên giới của mình, gửi chúng cho Nga để tháo dỡ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin

NGUỒN HÌNH ẢNH,TASS VIA GETTY IMAGES - Tng thng Nga Vladimir Putin

 

Không ràng buộc pháp lý

 

Bản ghi nhớ, được ký năm 1994, không có ràng buộc về mặt pháp lý.

Nhưng nhiều người ở Ukraine cảm thấy rằng quyết định từ bỏ vũ khí hạt nhân năm 1994 của nước này là một sai lầm.

Sự ủng hộ của dân Ukraine đối với việc tái vũ trang hạt nhân đã tăng lên mức cao nhất lịch sử gần 50% sau cuộc xâm lược của Nga vào năm 2014.

Kể từ đó, quan điểm đó đã được một số nhân vật ở Ukraine ủng hộ.

Sau khi Crimea bị Nga sáp nhập, một nhóm nghị sĩ trung dung đã đề xuất Ukraine rút khỏi NPT.

Vào tháng 7 năm 2014, một phe cánh hữu của Quốc hội Ukraine đã giới thiệu một dự luật về việc đổi mới tình trạng hạt nhân của Ukraine - dự luật đã bị bác bỏ.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS - Tng thng Ukraine Volodymyr Zelensky

 

Thất vọng

Năm 2014, Borys Tarasyuk, cựu ngoại trưởng Ukraine và là nhà đàm phán của Bản ghi nhớ Budapest, bày tỏ sự thất vọng của mình rằng "không chỉ Nga đã vi phạm trắng trợn các cam kết của mình với tư cách là người bảo đảm an ninh quốc gia của Ukraine, mà hai bên ký kết khác - Mỹ và Anh - đã không thực hiện được các cam kết theo bản ghi nhớ."

Liệu đó có đúng thế không, lại là trường hợp gây tranh cãi, vì bản ghi nhớ không nêu rõ cách thức hành động hoặc các biện pháp trừng phạt đối với hành vi vi phạm.

Bản ghi nhớ Budapest chỉ bắt buộc các quốc gia hạt nhân, cũng là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, tìm kiếm hành động tại Hội đồng Bảo an và triệu tập tham vấn của các bên ký kết.

Vào ngày 5 tháng 3 năm 2014, các cuộc tham vấn như vậy đã được triệu tập và đưa ra một tuyên bố ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, nhưng Nga đã từ chối tham dự.

Hoa Kỳ cũng đưa ra một nghị quyết của Hội đồng Bảo an để phản đối việc sáp nhập Crimea vào ngày 15 tháng 3 năm 2014, nhưng nghị quyết này bị Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.

Tranh cãi

Tuy nhiên, trong bối cảnh lịch sử rộng lớn hơn, có thể hiểu vì sao nhiều người ở Ukraine thất vọng.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Ukraine đã phải chịu áp lực giải giáp vũ khí từ cả Nga và Mỹ.

Do đó, Ukraine yêu cầu đảm bảo an ninh để đổi lấy việc phi hạt nhân hóa.

Hoa Kỳ không sẵn sàng cam kết bất cứ điều gì ngoài "sự đảm bảo."

Những đảm bảo này có nghĩa là nhắc lại các cam kết trong các văn kiện đa phương khác, chẳng hạn như Hiến chương Liên hợp quốc và Hiệp ước Helsinki 1975.

Hoa Kỳ cũng không đáp ứng yêu cầu của Ukraine muốn có các đảm bảo được chính thức hóa trong một hiệp ước ràng buộc pháp lý, và Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn.

Mặc dù Ukraine cuối cùng không thể có được các đảm bảo an ninh mạnh mẽ và ràng buộc về mặt pháp lý mà họ mong muốn, nhưng có vẻ khi đó, không ít người nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ xem cam kết chính trị thực tế cũng to như các nghĩa vụ ràng buộc về mặt pháp lý.

Steven Pifer, một trong những nhà đàm phán của bản ghi nhớ và sau đó là đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraine, tin rằng ngầm hiểu trong bản ghi nhớ là cam kết của Hoa Kỳ rằng Ukraine đã ở trong các lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ và sẽ không bị bỏ lại một mình khi đối mặt với xâm lược của Nga.

Năm ngoái, đại sứ Ukraine tại Đức, Andriy Melnyk, cho biết Kyiv có thể tìm đến vũ khí hạt nhân nếu nước này không thể trở thành thành viên của NATO.

"Làm cách nào khác để chúng tôi có thể đảm bảo khả năng phòng thủ của mình?" Melnyk hỏi.

Bộ Ngoại giao Ukraine sau đó phủ nhận rằng các lựa chọn như vậy đang được xem xét.

Tối 21/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin có bài phát biểu một giờ trước quốc dân, giải thích các luận điểm của Nga về khủng hoảng Ukraine.

Trong bài, ông Putin cáo buộc Ukraine định quay lại vũ khí hạt nhân: "Nói cách khác, việc sở hữu vũ khí hạt nhân chiến thuật sẽ dễ dàng hơn nhiều đối với Ukraine so với một số quốc gia khác mà tôi không đề cập ở đây, những quốc gia đang tiến hành nghiên cứu như vậy, đặc biệt nếu Kiev nhận được sự hỗ trợ công nghệ của nước ngoài. Chúng tôi cũng không thể loại trừ điều này."

Trong một tuyên bố rạng sáng tại Nga trên truyền hình ngày 24/2/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố dùng vũ lực với Ukraine và yêu cầu quân đội nước này hạ vũ khí.

Trong bài, Putin một lần nữa cáo buộc Ukraine muốn có vũ khí hạt nhân: "Hơn nữa, họ đã đi xa đến mức mong muốn có được vũ khí hạt nhân. Chúng tôi sẽ không để điều này xảy ra."

Ngay sau bài phát biểu của Tổng thống Putin trên truyền hình, các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đã bắt đầu.