Ông 'Việt kiều trưởng'

Ông 'Việt kiều trưởng'
04/20/2022

KBCHNTV thông báo: Kênh youtube của KBCHNTV được chuyển về https://www.youtube.com/channel/UC3gL7TJkgUF1WsdtoU6ut8w 
https://www.youtube.com/channel/UCUYHCuct76okHEUw0epaGtg (Ca sĩ Lệ Hằng)

Có những kiều bào gọi ông là “Việt kiều trưởng”. Không ít người nhắn tin chia sẻ lưu luyến khi phong thanh tin ông có thể nhận nhiệm vụ mới.

- Có những kiều bào yêu mến gọi ông là “Việt kiều trưởng”. Không ít người nhắn tin chia sẻ lưu luyến khi phong thanh tin ông có thể nhận nhiệm vụ mới.

Trong căn phòng làm việc ở trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn bận rộn các cuộc điện thoại nhắc các đơn vị rốt ráo hoàn tất chuẩn bị Xuân Quê hương 2014 - hay “Tết kiều bào” thường niên.

Mấy năm trở lại đây, cứ nhằm đúng ngày 23 tháng Chạp, kiều bào khắp nơi trên thế giới có một cái Tết chung ở Hà Nội trước khi đón Tết riêng bên gia đình, người thân, trong chương trình Xuân Quê hương do UB Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức.

Nhiều kiều bào hay nhắc nhau "hẹn ở Xuân Quê hương", như lời hẹn trở về gặp gỡ vào dịp ý nghĩa nhất trong năm.

Suốt 6-7 năm công tác ở UB, trong rất nhiều chương trình không chỉ Xuân Quê hương, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn chia sẻ rằng tình cảm chung của kiều bào với quê hương, đất nước luôn rộng lớn, sâu đậm.

 

{keywords}
Kiều bào về dự Xuân quê hương 2014 - "Tết kiều bào" thường niên do UB Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao tổ chức. Ảnh: Nhật Bắc

Cá nhân ông cũng trải nghiệm những tình cảm của kiều bào mà ông cho rằng tất cả đến từ sự chân thành mở ra từ hai phía. Có những kiều bào ở Thái Lan yêu mến gọi ông là “Việt kiều trưởng”. Không ít người nhắn tin chia sẻ lưu luyến khi phong thanh tin ông có thể nhận nhiệm vụ mới.

Phải đột phá mạnh hơn

Nước chảy đúng là đá sẽ mòn, vết thương để lâu thì tự lành. Nhưng nhìn cả trong chính sách, thực tiễn triển khai công tác hòa hợp dân tộc trong nhiều năm qua của Đảng, Nhà nước, rõ ràng công việc không thể thụ động, thưa ông?

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt ngay sau giải phóng đã luôn trăn trở đất nước thống nhất, đưa giang sơn về một mối nhưng chưa thống nhất được lòng dân. Hòa hợp dân tộc là việc phải làm. Có một thế kẹt về thời gian khi đất nước sau chiến tranh triền miên rơi vào những khó khăn liên tiếp.

Từ cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, sự bao vây cấm vận của Mỹ, và cả liên tiếp đối phó với sự xâm nhập phá hoại của các tổ chức phản động bên ngoài… Những sóng gió, khó khăn chung của đất nước đã làm cho một bộ phận những người dân trong nước nao núng bởi những khó khăn về kinh tế, bởi sự bất ổn định, cho nên họ đã ra đi.

Cộng đồng người Việt ra đi sau chiến tranh và định cư ở nước ngoài rất đặc thù, không giống các cộng đồng ngoại kiều khác. Những thuyền nhân ra đi đa số là vì mục tiêu kinh tế chứ không phải mục đích chính trị.

 

{keywords}
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn gặp gỡ truyền thông trong chuyến thăm Mỹ năm 2012. Ảnh: Tạp chí Quê hương

Có bộ phận những người ra đi sau các cuộc chiến tranh mang theo tư tưởng hận thù của những người thua trận và được tuyên truyền rất nhiều điều ghê sợ không có thực về chủ nghĩa cộng sản.

Sau hơn 20 năm nỗ lực đổi mới, đất nước giành được những thắng lợi, thay đổi mạnh mẽ đáng kể trên mọi lĩnh vực, mở cửa hội nhập kinh tế sâu rộng với thế giới bên ngoài. Điều đó tác động rất mạnh đến nhận thức của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có các tổ chức còn có tư tưởng cực đoan chống lại nhà nước của chúng ta.

Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị đã khẳng định rõ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam, tức là những người máu mủ ruột thịt thực sự, không phân biệt đó là thành phần nào, đó là ai.

Đường lối, chính sách của Đảng khẳng định họ là nguồn lực quan trọng để góp phần vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Như vậy phải làm sao khối người Việt Nam ở nước ngoài cũng phải là khối đoàn kết thống nhất như nhân dân trong nước, cả 2 bên gắn bó với nhau.

Điểm nhấn tạo lan tỏa

Đã có không ít chính sách hiện thực hóa nghị quyết 36. Việc triển khai thực thi đã có những cơ sở nhất định kể từ khi ban hành nghị quyết này trong 10 năm qua. Theo Thứ trưởng, cần tiếp tục đẩy mạnh ra sao công tác kiều bào, hướng tới hòa giải dân tộc trọn vẹn?

10 năm qua, không ít chính sách đã hiện thực hóa chủ trương nghị quyết 36. Dân sự hóa nghĩa trang Biên Hòa, đưa kiều bào ra Trường Sa, tổ chức đại lễ cầu siêu, chính sách mua nhà và sở hữu nhà ở trong nước cho kiều bào, thu hút đầu tư của kiều bào, luật quốc tịch… là rất nhiều việc cụ thể đã làm. 

 

{keywords}
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn gặp gỡ trí thức kiều bào tại Mỹ. Ảnh: Tạp chí Quê hương

Để thống nhất được lòng dân trọn vẹn, cần có những bước đột phá mạnh mẽ hơn nữa. Chúng ta sẽ tiếp tục củng cố triển khai thực hiện các chính sách cụ thể đối với kiều bào nói chung, cả từ trong nước và ngoài nước. Chính sách thì rộng mở cho những người làm công tác về kiều bào những biên độ lớn, nhưng tôi nghĩ cần tìm những “điểm rơi”, điểm nhấn thích hợp, triển khai hiệu quả để tạo hiệu ứng lan tỏa.

Ở góc độ cơ quan trực tiếp triển khai các chính sách, để tiếp tục phát triển cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài một cách vững mạnh, đoàn kết, tôi vẫn luôn cho rằng phải quan tâm tiếp cận những người bảo thủ còn có tư tưởng hận thù với đất nước, với dân tộc.

Với những người làm công tác vận động và tiếp cận với số người Việt ở nước ngoài còn mang tư tưởng cực đoan, chống đối Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích dân tộc đòi hỏi phải có một tấm lòng chân thành, dũng cảm, khôn khéo để đối thoại. Từ đối thoại mới có thể giải thích cho họ thấy được đường lối chính sách, thực chất vấn đề của đất nước lúc khó khăn mà họ đã ra đi sau chiến tranh.

Vấn đề tiếp cận họ ra sao? Khi tiếp cận được giải thích, vận động bằng cách nào để họ chấp nhận đối thoại? Họ là người tha hương thì trong lòng họ có những mặc cảm, nghe rất nhiều thông tin một chiều về đời sống, tình hình chính trị, kinh tế trong nước trong suốt thời gian qua.

Mong muốn thực sự của chúng ta là đoàn kết dân tộc, người Việt Nam ở bất cứ đâu đều là con Lạc cháu Hồng, đều chung một mái nhà, một nguồn gốc tổ tiên.

Xuân Linh - Hồng Nhì