Tin tức thế giới Thứ sáu 22 tháng 4 năm 2022 - Võ Thái Hà tổng hợp

Tin tức thế giới Thứ sáu 22 tháng 4 năm 2022 -  Võ Thái Hà tổng hợp
04/22/2022
 

KBCHNTV thông báo: Kênh youtube của KBCHNTV được chuyển về https://www.youtube.com/channel/UC3gL7TJkgUF1WsdtoU6ut8w 
https://www.youtube.com/channel/UCUYHCuct76okHEUw0epaGtg (Ca sĩ Lệ Hằng)

Chiến tranh Ukraina : Tổng thống Zelensky báo động trưng cầu dân trá hình

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky trong vidéo phát ngày 21/04/2022. © AP 

Tổng thống Ukraina tố cáo Nga tìm cách tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập dối trá tại các vùng Kherson và Zaporijjia mà Nga đang chiếm đóng ở miền nam Ukraina.   

Trong một đoạn vidéo đăng tối hôm qua, 21/04/2022, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã kêu gọi người dân tại những vùng bị chiếm đóng không nên cung cấp bất kỳ dữ liệu cá nhân nào như số hộ chiếu mà các lực lượng Nga yêu cầu. Ông cảnh báo : « Việc tiến hành một cuộc điều tra dân số này là không hợp lệ. Đấy không phải là để cung cấp cho đồng bào viện trợ nhân đạo dưới bất kỳ hình thức nào. Trên thực tế, đây chẳng qua chỉ là giả mạo cái gọi là trưng cầu dân ý trên đất của chúng ta nếu như lệnh tổ chức vở hài kịch này là đến từ Matxcơva ». 

Tổng thống Ukraina đe dọa : « Sẽ không có Cộng hòa Nhân dân Kherson. Nếu bất kỳ ai muốn một cuộc sáp nhập mới, các lệnh trừng phạt mạnh hơn sẽ ập xuống nước Nga ». Kherson là thành phố lớn đầu tiên đã bị quân Nga chiếm được ngay sau cuộc chiến xâm lăng được phát động vào ngày 24/02. Xa hơn một chút về phía đông bắc, quân Nga cũng kiểm soát được một khu vực rộng lớn bao quanh thành phố Zaporijjia, hiện vẫn nằm trong tay của Ukraina. 

AFP nhắc lại, hồi đầu tháng 3/2022, Ukraina đã tố cáo Nga tìm cách dàn dựng ở Kherson một cuộc « trưng cầu dân ý » tương tự như hồi năm 2014, dẫn đến việc sáp nhập bán đảo Crimée vào Nga. Cuộc trưng cầu dân ý này đã bị Kiev và phương Tây xem như là bất hợp pháp. 

Còn theo các hãng tin AP (Mỹ) và Reuters (Anh Quốc), các hình ảnh vệ tinh do Maxar Technologies công bố ngày hôm qua dường như cho thấy có đến hơn 200 hố chôn tập thể gần thành phố cảng biển Mariupol. Các quan chức địa phương tố cáo Nga đã vùi chôn đến gần 9.000 thi thể thường dân Ukraina nhằm che giấu vụ thảm sát đã diễn ra trong quá trình bao vây thành phố.

Tình hình chiến sự ở miền đông Ukraine

Quân đội Nga đã mở màn chiến dịch tấn công vào miền đông Ukraine, với chiến sự được ghi nhận khắp một mặt trận dài 400 km. Moscow đã chuẩn bị cho chiến dịch này kể từ khi thất bại trong nỗ lực chiếm thủ đô Kyiv hồi ba tuần trước.

Ban đầu Nga dường như đang “thăm dò” với các đòn trinh sát và pháo kích nhẹ, nhưng nhiều khả năng sẽ tung toàn lực trong những ngày tới. Giao tranh cũng tiếp diễn ở Mariupol, dù Nga tuyên bố đã “giải phóng” thành phố này. Hiện binh lính Ukraine tại đây vẫn tiếp tục cản bước quân Nga. Hôm thứ Năm, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho quân đội của mình phong tỏa nhà máy thép Azovstal, nơi hàng nghìn binh sĩ và dân thường được cho là đang ẩn náu. Ukraine hy vọng lập một hành lang nhân đạo để cho phép một số người rời đi. Hiện mạng lưới boong-ke từ thời chiến tranh lạnh đã biến Azovstal trở thành thành trì vững chãi, nhưng nguồn dự trữ đang cạn kiệt đi.

Thổ Nhĩ Kỳ sắp xét xử một loạt tù nhân chính trị

Vào thứ Sáu này, một tòa án ở Istanbul sẽ ra phán quyết cho vụ xử 17 nhà hoạt động bị truy tố về tội đảo chính và khủng bố liên quan đến cuộc biểu tình gây chấn động Thổ Nhĩ Kỳ hồi năm 2013. Các bị cáo bao gồm Osman Kavala, một doanh nhân, nhà từ thiện và một trong những tù nhân chính trị nổi tiếng nhất của Thổ Nhĩ Kỳ. Ông đã ngồi tù 4 năm qua dù chưa bị kết án bất kỳ tội gì. Ông Kavala và kiến trúc sư Mucella Yapici có thể bị tuyên án chung thân; còn sáu bị cáo khác có thể ngồi tù 20 năm. (Chín người còn lại sẽ bị xét xử riêng vì sống bên ngoài Thổ Nhĩ Kỳ.)

Phiên tòa này sẽ bị theo dõi chặt chẽ. Cả Mỹ lẫn Tòa án Nhân quyền Châu Âu đều kêu gọi trả tự do cho ông Kavala. Các cáo buộc được xem là mơ hồ và bị giật dây bởi tổng thống Recep Tayyip Erdogan. Đưa các bị cáo vào tù có thể sẽ phá hủy hết những thiện chí mà Thổ Nhĩ Kỳ đã tạo dựng với phương Tây bằng nỗ lực hòa giải ở Ukraine.

Thủ tướng Anh thăm Ấn Độ

Trong chuyến thăm hai ngày đến Ấn Độ, Boris Johnson đã thử quay máy kéo sợi ở nơi từng là ashram (nơi tu tập) của Mahatma Gandhi. Tuy nhiên, mục đích lớn nhất của chuyến đi là gắn kết Anh và Ấn Độ gần nhau hơn.

Hai nước đang đàm phán một thỏa thuận nhằm tăng gấp đôi thương mại và đầu tư vào năm 2030. Hiện đã có thiện chí từ hai bên. Các công ty Ấn Độ vừa công bố khoản đầu tư mới trị giá 1 tỷ bảng Anh (1,3 tỷ USD) vào Anh. Còn ở chiều ngược lại, ông Johnson đã tỏ ra cởi mở với khả năng nới lỏng hạn chế thị thực cho những người Ấn Độ muốn làm việc ở Anh, một vấn đề nhức nhối lâu nay đối với Ấn Độ.

Vào thứ Sáu ông sẽ gặp người đồng cấp Narendra Modi. Họ sẽ thảo luận về hợp tác quốc phòng và chắc chắn là về cuộc chiến ở Ukraine. Phương Tây đang phản đối quan điểm trung lập của Ấn Độ. Trước thềm cuộc gặp, văn phòng thủ tướng Johnson đã cho biết ông sẽ thận trọng, với cam kết không “lên mặt rao giảng” hay chỉ trích quá mức.

Kinh tế khu vực đồng euro bị ảnh hưởng bởi chiến tranh Ukraine

Dựa trên kết quả khảo sát người mua hàng thuộc các ngành chế tạo và dịch vụ, chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) của khu vực đồng euro giúp mang lại cái nhìn tổng thế về 19 nền kinh tế của khu vực. Chỉ số của tháng này sẽ được công bố vào thứ Sáu và sẽ cho thấy tăng trưởng năm nay chậm hơn so với dự đoán ban đầu, trong khi lạm phát tiếp tục tăng.

Còn nhớ PMI của tháng 3 đã tốt hơn dự kiến, nhờ kinh tế phục hồi vì các hạn chế covid-19 được dỡ bỏ. Nhưng PMI của tháng 4 sẽ phản ánh tác động của cuộc chiến ở Ukraine. Hiện chiến tranh đang khiến giá năng lượng tăng cao kỷ lục và làm trầm trọng gián đoạn chuỗi cung ứng, vốn dĩ đã gây ra nhiều khó khăn cho châu Âu trong suốt đại dịch vừa qua.

Vào đầu tuần này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã điều chỉnh giảm dự đoán tăng trưởng năm 2022 của khu vực đồng euro từ 3,9% xuống 2,8%. Họ dự đoán Đức và Ý sẽ bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng, giảm còn 2,1% và 2,3%, tương ứng cho mỗi nước, từ mức 3,8% trước đây.

Đồng minh hàng đầu của ông Putin nói Nga sẽ chiếm Mariupol vào ngày 21/04 

Một đồng minh hàng đầu của Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các lực lượng Nga sẽ chiếm cứ điểm kháng cự chính cuối cùng ở thành phố Mariupol bị bao vây vào thứ Năm (21/04) sau khi Ukraine đề nghị đàm phán về việc di tản quân đội và dân thường ở đó. 

Mariupol sẽ là thành phố lớn nhất bị Nga chiếm giữ kể từ khi nước này xâm lược Ukraine cách đây tám tuần, trong một cuộc tấn công kéo dài hơn dự kiến của một số nhà phân tích quân sự, chứng kiến ​​hơn năm triệu người chạy ra ngoại quốc và biến các thành phố thành đống đổ nát. 

“Trước giờ ăn trưa hoặc sau bữa trưa, Azovstal sẽ hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Liên bang Nga”, ông Ramzan Kadyrov, người đứng đầu nước cộng hòa Chechnya thuộc Nga, người cũng cử quân đi tham chiến ở Ukraine, nói về nhà máy thép này. 

Ukraine đề nghị tổ chức đàm phán với Nga tại Mariupol để di tản binh lính, thường dân 

https://etviet.com/wp-content/uploads/2022/04/Mikhailo-Podolyak-Ukraine-1200x848-1.jpg

Ông Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, nói chuyện với giới truyền thông sau cuộc gặp với các nhà đàm phán Nga tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, hôm 29/03/2022. (Ảnh: Kemal Aslan/Reuters) 

Hôm thứ Tư (20/04), các nhà đàm phán cao cấp của Ukraine đã đề nghị tổ chức các cuộc đàm phán đặc biệt với Nga tại Mariupol mà không kèm theo điều kiện nhằm di tản binh lính và dân thường khỏi thành phố cảng bị bao vây này. 

Nhà đàm phán Mykhailo Podolyak đã viết trên Twitter hôm thứ Tư rằng các cuộc đàm phán có thể là “một đối một. Hai đối hai. Để cứu người của chúng ta, Azov, quân đội, dân thường, trẻ em, người sống và những người bị thương.” 

Ukraine cáo buộc các lực lượng Nga hôm thứ Tư đã không tuân thủ một thỏa thuận ngừng bắn địa phương đủ lâu để cho phép một lượng lớn phụ nữ, trẻ em, và người già chạy khỏi thành phố, nơi phần lớn đã bị quân Nga biến thành đống đổ nát. 

Lực lượng chiến đấu còn lại trú ẩn trong một công trình thép rộng lớn đã phớt lờ các tối hậu thư trước đó của Nga để đầu hàng và nói rõ vào hôm thứ Tư rằng lập trường của họ không thay đổi. 

Ông David Arakhamia, một nhà đàm phán thứ hai, cho biết trong một bài đăng trực tuyến rằng ông và ông Podolyak thường xuyên liên lạc với quân đội Ukraine trong thành phố này. 

“Hôm nay, trong một cuộc trò chuyện với những người bảo vệ thành phố, một đề nghị đã được đưa ra để tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp, tại chỗ, về việc di tản các đơn vị đồn trú của quân đội chúng tôi,” ông nói. “Về phần mình, chúng tôi sẵn sàng tiến hành các cuộc đàm phán như vậy bất cứ lúc nào ngay khi nhận được xác nhận từ phía Nga.” 

Tổng thống Biden triệu tập các lãnh đạo quân sự 

Hôm thứ Tư (20/04), Tổng thống Joe Biden đã triệu tập các nhà lãnh đạo quân sự Hoa Kỳ đến một cuộc họp thường niên tại Tòa Bạch Ốc. Sự kiện này có ý nghĩa đặc biệt khi cuộc chiến ở Ukraine bước vào một giai đoạn mới đầy rủi ro và Hoa Thịnh Đốn có kế hoạch hỗ trợ vũ khí nhiều hơn. 

Phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia cho biết “nhiều chủ đề khác nhau” đã được thảo luận bởi Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân và các lãnh đạo quân sự cấp cao. Sự kiện này bao gồm một cuộc họp chính thức ở Cánh Tây cũng như một bữa tối tại dinh thự của tổng thống với các vị phu nhân hoặc hôn phu của các lãnh đạo sau đó. 

Trong khi cuộc họp chính sách quân sự hàng năm hiếm khi lên mặt báo, nghị trình năm nay có các vấn đề quan trọng, đứng đầu là cuộc xung đột ở Ukraine mà các quan chức lo ngại có thể ảnh hưởng đến an ninh Âu Châu trong nhiều năm tới. 

Nga cho biết họ đã bước vào một giai đoạn mới trong chiến dịch của họ và đang tìm cách “giải phóng” vùng Donbas ở miền đông Ukraine. Các đồng minh phương Tây dự đoán chiến dịch của Nga có thể kéo dài nhiều tháng, gây ra tình trạng bế tắc và thách thức khả năng chiến đấu của các chiến đấu cơ Ukraine. 

Mở đầu cuộc họp, ông Biden đã ca ngợi sự kiên cường của quân đội Ukraine và nói rằng sự đoàn kết của NATO đã khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin bị bất ngờ. 

“Họ cứng cỏi và đáng tự hào hơn tôi nghĩ; tôi rất ngạc nhiên về những gì họ đang làm với sự giúp đỡ của các vị,” ông Biden nói. “Tôi không cho là ông Putin ngờ được rằng cuộc chiến này có thể giúp chúng ta xích lại gần nhau.”  

Hoa Kỳ dự kiến ​​sẽ công bố một gói viện trợ quân sự khác cho Ukraine trong những ngày tới, gói này có khả năng tương đương với 800 triệu USD đã cam kết vào tuần trước (11-17/04). 

Nga thử hỏa tiễn hạt nhân mới 

https://etviet.com/wp-content/uploads/2022/04/Sarmat-1200x675-1.jpg

Hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa Sarmat được phóng trong một cuộc thử nghiệm tại phi trường vũ trụ Plesetsk ở vùng Arkhangelsk, Nga, trong bức ảnh tĩnh được trích từ một đoạn video được công bố hôm 20/04/2022. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga qua Reuters) 

Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo về vụ phóng hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa Sarmat đầu tiên của nước này. Tổng thống Vladimir Putin cho biết loại vũ khí này là độc nhất vô nhị và sẽ khiến những kẻ đe dọa Nga phải “suy nghĩ lại.” 

Bộ cho biết hỏa tiễn được phóng hôm thứ Tư (20/04) từ cơ sở phóng Plesetsk ở miền bắc nước Nga và các đầu đạn thực hành của nó đã bắn trúng các mục tiêu được chỉ định tại trường bắn Kura thuộc vùng viễn đông bán đảo Kamchatka. 

Sarmat là một hỏa tiễn hạng nặng, để thay thế hỏa tiễn Voyevoda do Liên Xô sản xuất, được phương Tây mệnh danh là Satan. Ông Putin và các quan chức của ông cho biết nó có khả năng xuyên thủng bất kỳ hệ thống phòng thủ hỏa tiễn tiềm năng nào. 

Ông Putin gọi đây là “một sự kiện lớn, có ý nghĩa” đối với ngành công nghiệp quốc phòng của Nga. Ông cho biết Sarmat sẽ bảo đảm an ninh cho Nga khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài và “khiến những ai, trong các hành vi mất kiểm soát, có những luận điệu hung hăng, cố gắng đe dọa đất nước chúng ta — phải suy nghĩ lại.” 

Nga dựa vào các hỏa tiễn xuyên lục địa (ICBM) trên đất liền làm cốt lõi cho hoạt động răn đe hạt nhân và sẽ trông cậy vào Sarmat trong nhiều thập niên tới. 

Hoa Kỳ có ICBM của riêng mình, nhưng đã hoãn lại và sau đó ngừng một vụ thử hỏa tiễn hạt nhân xuyên lục địa để tránh leo thang căng thẳng với Nga. 

Zero-Covid: Thượng Hải siết chặt hơn việc phong tỏa thành phố

A man in a Hazmat suit sprays disinfectant on a pile of cardboard boxes in China

Chụp lại hình ảnh, 

Biện pháp mới nhất bao gồm khử trùng hàng loạt nhà cửa và ngăn những người nhiễm bệnh rời khỏi nơi cư trú của họ

Các nhà chức trách ở Thượng Hải cho biết họ sẽ thắt chặt việc thực thi các biện pháp phong tỏa, khi sự gia tăng Covid tiếp tục diễn ra tại thủ đô tài chính của Trung Quốc.

Các biện pháp mới bao gồm đặt hệ thống báo động cửa điện tử để ngăn những người nhiễm bệnh rời khỏi nhà, cũng như sơ tán người dân để khử trùng toàn bộ nhà cửa của họ.

Đầu tuần này, hàng trăm người đã buộc phải sơ tán khỏi nhà của mình để các tòa nhà được khử trùng.

Các hạn chế sẽ đưa Thượng Hải bước sang tuần thứ năm phong tỏa.

Các quan chức thành phố Thượng Hải cho biết tất cả bệnh nhân nhiễm bệnh và những người tiếp xúc gần sẽ được chuyển đến cơ quan cách ly tập trung do chính phủ điều hành.

Ngoài ra, các biện pháp khử trùng sẽ được tăng cường ở một số khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của thành phố. Điều này có vẻ như là một số cư dân sẽ bị cưỡng chế rời khỏi chỗ ở – gồm cả người có kết quả xét nghiệm âm tính.

Động thái này diễn ra vài ngày sau khi người dân ở hai cộng đồng khác ở Thượng Hải – Bắc Thái (Beicai) và Bình Vọng (Pingwang) – được lệnh rời khỏi nơi cư trú để đến chỗ ở tạm thời.

Tại Bắc Thái, một thông báo chính thức được gửi đến các cư dân yêu cầu họ đóng gói đồ đạc và để cửa tủ quần áo mở.

Họ cũng được yêu cầu để mở cửa trước ngôi nhà và giữ vật nuôi ở phía sau. Hình ảnh trên mạng xã hội về những người rồng rắn với những chiếc vali chật cứng vào ban đêm nói lên quy mô của hoạt động này.

Phần phân tích của Robin Brant, Thông tín viên tại Thượng Hải

Khi phong tỏa diện rộng sắp diễn ra vào tuần thứ Năm, các nhà chức trách không có dấu hiệu nhẹ tay mà quyết tâm duy trì chiến lược “zero Covid” của Trung Quốc.

Trên thực tế, họ đang leo thang.

Ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nhà cửa của người dân sẽ được khử trùng. 

Điều này có vẻ như một số cư dân buộc phải chuyển ra ngoài tạm thời, ngay cả những người đã có kết quả âm tính.

Chúng ta có thể khẳng định điều này bởi vì trước đó trong tuần, BBC đã đưa tin về cuộc sơ tán hàng loạt và việc buộc hàng trăm người phải di dời khỏi nhà ở ít nhất hai khu vực của thành phố, để tẩy rửa hàng loạt.

Các quan chức thành phố Thượng Hải cũng nhắc lại điều quan trọng – rằng tất cả bệnh nhân và những người tiếp xúc gần nên được chuyển đến các trung tâm cách ly tập trung do chính phủ điều hành. Họ muốn mọi người xuất viện sớm hơn, một khi âm tính.

Nhưng như tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng đã viết trên trang nhất của mình vào tuần trước, “bền chí là thắng lợi”.

Các biện pháp mới nhất báo hiệu khoảng thời gian mà các nhà chức trách Trung Quốc sẵn sàng tiến hành để ngăn chặn sự lây lan của Covid ở Thượng Hải – nơi được coi là trung tâm tài chính và kinh doanh của đất nước.

Một số người ở những khu vực bị phong tỏa của thành phố đang phải vật lộn để tiếp cận nguồn cung thực phẩm và buộc phải chờ chính phủ thả rau, thịt và trứng.

Việc gia hạn phong tỏa khiến cho các dịch vụ giao hàng, trang web cửa hàng tạp hóa và thậm chí cả việc phân phối nguồn cung của chính phủ quá tải.

Các quan chức vẫn đang cố gắng duy trì chiến lược zero-Covid, ưu tiên loại virus hơn là sống chung với nó như nhiều quốc gia hiện đang làm.

Nhưng tính lây nhiễm cao và thể nhẹ hơn của biến thể Omicron đã đặt ra câu hỏi liệu chiến lược hiện tại có bền vững về lâu dài hay không.

Đợt bùng phát mới nhất ở Thượng Hải, lần đầu tiên được phát hiện vào cuối tháng 3, cho đến nay đã ghi nhận hơn 400.000 ca nhiễm và 36 trường hợp tử vong. 

Theo các quan chức Trung Quốc, tất cả gần như là những người cao tuổi, chưa được tiêm phòng có bệnh nền.

Kết quả là, 25 triệu dân thành phố buộc phải ở nhà.

EU kêu gọi dân ‘làm việc tại nhà chính là giúp đánh trả Putin’

Ben King

Phóng viên kinh tế, BBC News

A man works on a laptop on his bed

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Liên minh Châu Âu kêu gọi công dân chạy xe hơn ít đi, bật điều hòa ở nhiệt độ cao hơn và làm việc tại nhà ba ngày một tuần để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng từ Nga. 

Các biện pháp này, được EU đưa ra cùng với Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), có thể sẽ giúp mỗi hộ gia đình tiết kiệm được 350 Euro một năm. 

Việc EU nhập năng lượng từ Nga giúp Nga phát triển kinh tế và có tiền để chi trả cho cuộc chiến ở Ukraine. 

Tuy nhiên, EU nói họ chưa tìm được nguồn cung thay thế, vì vậy họ kêu gọi công dân thay đổi cách sống. 

Kế hoạch gồm chín điểm, mang tên “Góp Phần Mình”, thúc giục người dân dùng xe hơi ít hơn, bằng cách sử dụng giao thông công cộng, hay làm việc ở nhà một tuần ba ngày.

EU cũng kêu gọi công dân: 

•Bật lò sưởi ít hơn trong mùa đông, và để nhiệt độ điều hòa cao hơn trong mùa hè. 

•Lái xe chậm hơn trên đường cao tốc, bật điều hòa xe ở nhiệt độ cao hơn, có nghĩa sẽ tiết kiệm năng lượng chạy xe hơn. 

•Dùng tàu hỏa thay vì máy bay

•Dùng phương tiện công cộng, đi bộ hay đi xe đạp. 

Họ cũng kêu gọi các thành phố phát động các ngày Chủ Nhật không xe hơi, như một số nơi đã làm. 

“Trước những cảnh tượng kinh hoàng mà con người phải chịu đựng mà chúng ta chứng kiến sau khi Nga xâm lược Ukraine, người dân ở châu Âu muốn hành động,” Fatih Birol, giám đốc IEA nói. 

“Bản hướng dẫn này có những bước dễ thực hiện, mà không cần hoặc chỉ cần rất ít phiền toái về phần chúng ta, có thể giảm dòng tiền chảy vào quân đội Nga và giúp chúng ta trên con đường xây dựng một hành tinh sạch hơn và bền vững hơn.”

Tổ chức IEA ước tính rằng nếu tất cả các công dân thực hiện những khuyến cáo đề ra, EU có thể tiết kiệm được 220 triệu thùng dầu mỗi năm, và 17 tỷ mét khối gas, đủ để sưởi gần 20 triệu ngôi nhà. 

Hồi tháng Ba, EU tuyên bố sẽ đưa khối này trở nên độc lập về năng lượng với Nga từ năm 2030.

Nhưng bộ trưởng năng lượng Đức ông Christian Lindner nói với BBC hôm 20/4 rằng EU không thể ngừng nhập khẩu dầu Nga ngay lập tức. 

Kế hoạch “Góp Phần Mình” cũng khuyến cáo các công dân xem xét cải tạo hệ thống giữ nhiệt trong nhà, dùng máy đo nhiệt độ số và xe điện, tất cả đều giúp giảm sử dụng năng lượng hóa thạch. 

“Tất cả các biện pháp này đều có thể là những đóng góp tự nguyện,” bà Leonore Gewessler, bộ trưởng môi trường Áo cho biết. “Nhưng cần có hành động chính trị để nhấn mạnh chúng.”

Áo đã giảm giá vé các phương tiện công cộng xuống còn ba euros một ngày, bà nói, và chuẩn bị đưa ra một chương trình giúp các hộ có thu nhập thấp thay thế những đồ gia dụng cũ và chạy không hiệu quả. 

woman cycling in Austria

Nguồn hình ảnh, Getty Images = Chụp lại hình ảnh, 

Các nước EU kêu gọi công dân đi bộ, đi xe đạp hay dùng phương tiện công cộng để giảm phụ thuộc vào dầu khí Nga

Không còn trong khối EU, Anh quốc tuyên bố sẽ thắt chặt trừng phạt lên các mặt hàng từ Nga không liên quan đến năng lượng, trong đó có cấm nhập khẩu trứng cá, các sản phẩm bạc và gỗ

Bộ Thương mại Quốc tế Anh cũng nói họ sẽ tăng thuế lên một số mặt hàng khác từ Nga và Belarus, có tổng trị giá 130 triệu bảng Anh. 

Những mặt hàng phải trả thuế nhập khẩu cao hơn gồm kim cương, cao su, dược phẩm, thịt, cà phê, thuốc lá và một số mặt hàng khác.