Lối nào cho Putin bây giờ ?
Thế của Putin bây giờ ra sao?
1- Putin ngồi họp với Bộ Trưởng Quốc Phòng co rúm . Ghế ngồi kê sát bàn để tay bám lấy bàn giữ cho khỏi gục xuống; lưng dựa toàn bộ vào lưng ghế; vai sụp xuống không còn sức để ngồi thẳng. Ngồi trước Bộ Trưởng Quốc Phòng mà như một nhân viên ngồi nhận lệnh. Rõ ràng là mất hết uy nghi và quyền lực.
2- Kinh tế nước Ng dang bắt dầu đổ xuống. Dù rằng thu nhập của Nga mỗi ngày còn cao nhưng kệ hàng, nơi mua sắm của dân Nga trống trơn chẳn còn gì cho người mua cho nên của hàng không còn khách mua sắm,
3- Chiến trường không còn làm chủ. Từ Mưu toan chiếm Kyiv trong vài ngày để lập một chính phủ thân Nga, nay mộng đã không thành. Chạy sang miền Đông. Anh tưởng còn như nam 2014, nuốt Crimea ngon lành nhưng nay tình thế đã khác. Ngày nay anh không phải là đối đầu với Ukraine mà là đối đầu với sự ủng hộ của khắp thế giới. Những vũ khí tối tân của Mỹ, Châu Âu đang dồn về Ukraine. Nga xin Tầu yểm trợ là anh đã thấy duối sức rồi. Riêng một thành phố cảng Mariupol anh đã nuốt không trôi và phao tin dồn nhảm là đã chiếm được. Bố láo! Bị anh Bẩy lật mặt nạ ngay.
Dồn quân sang Đông, Đông Nam tưởng dễ nuốt. Putin đã bị hóc xương Moskva, quay lại thanh toán nội bộ báo hiệu nội tình tan nát.
Putin không còn đường nào khác để cứu vãn phần nào danh dự là trở lại thuận theo lòng dân Nga không muốn chiến tranh và thuận theo ý kiến của các giáo sư Đại Hoc mới đây là rút quân.
Không nuốt được thì phải nhả. Đó là thuận lý. Putin à!
Pham Quang Chiểu
Putin bệnh nặng vẫn phải lên truyền hình để trấn an công luận Nga?
Tổng thống Nga Vladimir Putin (T) và bộ trưởng Quốc Phòng Sergei Shoigu tại điện Kremlin, Matxcơva, ngày 21/04/2022. AP
Trọng Thành
Cuộc gặp bất ngờ giữa tổng thống Nga Vladimir Putin và bộ trưởng Quốc Phòng Sergei Shoigu, được truyền hình Nhà nước Nga loan tải ngày 21/04/2022, gây nhiều đồn đoán về sức khỏe suy yếu của lãnh dạo tối cao Nga. Qua cuộc gặp Putin – Shoigu, giới quan sát cũng chú ý đến chiến thuật che giấu thất bại của Matxcơva, khi thông báo « thắng trận » tại Mariupol – dù chưa kiểm soát được hoàn toàn thành phố.
Quân đội Ukraina vẫn bám trụ tại thành phố cảng Mariupol, cụ thể là dưới lòng đất khu vực nhà máy luyện kim Azovstal. Vì sao tổng thống Nga buộc phải ra lệnh ngừng tấn công khu vực nhà máy Azovstal ? Đài France Info trong tuần qua tìm cách giải thích.
Một phản ứng hiếm có liên quan đến chiến tranh Ukraina tại Nga : Hàng trăm giáo sư, sinh viên Đại học công Novossibirsk, Siberi, miền viễn Tây nước Nga, ký thư ngỏ kêu gọi Matxcơva rút quân.
Về khủng hoảng môi trường, báo cáo mới của cơ quan liên chính phủ của Liên Hiệp Quốc GIEC cho thấy cộng đồng quốc tế có hy vọng chặn đứng đà hâm nóng khí hậu, giữ nhiệt độ tăng không quá 2°C, nếu thực thi đầy đủ các cam kết đã đưa ra, ngay trong 3 năm tới.
Trung Quốc ký kết hai hiệp ước quốc tế, « chính thức đoạn tuyệt với lao động cưỡng bức » do áp lực phương Tây. Tại Hàn Quốc, tổng thống vừa đắc cử gặp mặt cựu tổng thống vừa ra tù : việc con gái nhà độc tài Park Chung Hee được tân chính quyền cánh hữu bảo thủ ưu ái gây chia rẽ công luận Hàn Quốc. Trên đây là các chủ đề chính Tạp chí Thế giới Đó đây tuần này.
***
Điện Kremlin gián tiếp xác nhận sức khỏe lãnh đạo tối cao suy yếu ?
Ngày 21/04, tổng thống Nga trên truyền hình tuyên bố giành quyền kiểm soát thành phố cảng Mariupol của Ukraina, và ra lệnh cho bộ trưởng Quốc Phòng ngừng tấn công khu vực nhà máy luyện kim Azovstal, nơi nhiều đơn vị quân đội Ukraina cố thủ. Đoạn băng cuộc gặp hơn 10 phút giữa nguyên thủ Nga và bộ trưởng Quốc Phòng Shoigu được truyền thông Nhà nước Nga phổ biến, gây nhiều suy đoán.
Đoạn phim do Điện Kremlin công bố hôm thứ Năm cho thấy ông Putin, 69 tuổi, nắm chặt lấy bàn bằng tay phải ngay khi ngồi xuống, sau đó liên tục nắm tay vào bàn trong suốt đoạn clip dài hơn 10 phút. Trong cuộc gặp với bộ trưởng Quốc Phòng, tổng thống Nga vai sụm xuống, lưng dán chặt vào tựa ghế, ngón tay thường xuyên ngọ nguậy, bàn chân liên tục dập lên dập xuống. Thể trạng ông Putin trong đoạn clip này khác hẳn với lần xuất hiện trên một sân vận động gần Matxcơva hôm 18/03, nhân dịp chính quyền Nga ăn mừng 5 năm ngày sáp nhập bán đảo Crimée của Ukraina.
Trên Twitter, kinh tế gia Thụy Điển Anders Aslund – từng nhiều năm cố vấn cho chính quyền Nga - nhận định, trong đoạn phim nói trên « cả hai (tổng thống và bộ trưởng Quốc Phòng) đều có vẻ bị trầm cảm, sức khỏe không tốt ». Theo một số nguồn tin được báo chí Pháp, Mỹ loan tải, chủ nhân điện Kremlin có thể bị ung thư, và đã có 35 cuộc thăm khám bí mật với bác sĩ ung thư. Điều mà điện Kremlin phản bác.
Trả lời đài Pháp BFM TV, hôm 18/04, nhà báo Nga Romain Banadin chuyên theo dõi về vấn đề sức khỏe của tổng thống Nga cho biết khó có thể khẳng định ông Putin bị ung thư, nhưng xác nhận trong thời gian gần đây, tổng thống Nga có nhiều giai đoạn vắng mặt khá dài, khá thường xuyên, ông Putin được nhiều chuyên gia y tế hàng đầu theo dõi. Và trong số các bác sĩ của tổng thống Nga, có chuyên gia về ung thư tuyến giáp.
Soái Ham Moskva chìm, đã hai lần Putin xuất hiện
Bình luận trên BFM TV, ngày 22/04/2022, cựu điệp viên KGB của Nga, ông Serguei Jirnov, nhận xét : « cảnh tượng này nói lên nhiều điều về không khí ngự trị hiện nay tại điện Kremlin ». Bên cạnh một số nhận xét tương tự với các nhà quan sát bên trên, cựu điệp viên Serguei Jirnov đặc biệt chú ý đến việc ông Putin có vẻ « căng thẳng » và « cố gắng che giấu cảm xúc ».
Cựu điệp viên Nga lưu ý tổng thống Putin có hai phát biểu liên tục trong tuần, một để tuyên bố bắn thử thành công hỏa tiễn liên lục địa Sarmart và một để loan báo việc quân Nga chiếm được Mariupol. Ông Serguei Jirnov nhấn mạnh là hai phát biểu nói trên là bằng chứng cho thấy « tình trạng mong manh » của tổng thống Nga. Soái hạm của Nga trên Biển Đen bị bắn chìm là một « thất bại khủng khiếp » đối với điện Kremlin, gây một cơn sốc trong công luận Nga, kể cả trên truyền hình Nhà nước. Theo nhà quan sát này, đây chính là điều khiến chính quyền Nga phải loan báo ngay một « chiến thắng » lớn để tìm cách lấy lại uy tín.
« Nếu Putin chết, người Nga sẽ bầu Putin khác »
Liệu chính quyền Nga có để lộ điểm yếu, khi quyết định phơi bày tình trạng sức khỏe suy yếu của lãnh đạo tối cao ? Trong lúc một bộ phận công luận coi Vladimir Putin như nhà lãnh đạo độc tài, tập trung toàn bộ quyền lực, là đầu mối của mọi quyết định (*), thì nhiều nhà quan sát ngược lại cho rằng ông Putin chẳng qua chỉ là đại diện cho một hệ thống quyền lực bắt rễ sâu xa trong xã hội Nga (quan điểm của tiểu thuyết gia Andreï Kourkov, chủ tịch Hội nhà văn Ukraina, với bài trả lời phỏng vấn báo Pháp « Nếu Putin chết, người Nga sẽ bầu ra một Putin khác », l’Obs, ngày 04/04/2022).
Ngay hôm sau sự xuất hiện bất ngờ của Putin, tướng Roustam Minnekaiev, phó tư lệnh lực lượng quân đội miền trung Nga, loan báo kế hoạch xâm chiếm toàn bộ dải đất ven biển miền nam Ukraina, nối liền vùng Donbass ở miền đông với bán đảo Crimée, và coi đây là « cửa ngõ dẫn tới Transnistria », một vùng đất ly khai ở miền đông Moldova, được chính quyền Nga hậu thuẫn (**).
Điện Kremlin dường như đã sẵn sàng mở rộng cuộc xâm lăng Ukraina mà không cần đến Putin (***).
Hàng trăm giáo sư, sinh viên Đại học ở Siberi kêu gọi Matxcơva rút quân
Trong lúc chính quyền Nga tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh tại Ukraina, đang bị cộng đồng quốc tế lên án, cách đây ít hôm, hơn một trăm giáo sư, sinh viên một đại học lớn nhất tại vùng Novossibirsk, Siberi, ký thư ngỏ kêu gọi Matxcơva rút quân. Lời kêu gọi được giới quan sát đánh giá là dũng cảm, trong bối cảnh chính quyền Nga đã ra luật trừng phạt nặng nề những ai chỉ trích cuộc xâm lăng, mà điện Kremlin gọi là « chiến dịch quân sự đặc biệt ».
Thông tín viên Julian Colling từ Matxcơva cho biết cụ thể :
«Đây là một sự kiện quan trọng, vì rất hiếm xảy ra kể từ khi Nga bắt đầu can thiệp quân sự tại Ukraina. Đã có hơn 130 giáo sư, sinh viên hoặc cựu sinh viên tốt nghiệp công khai ký tên vào lời kêu gọi này. Con số tiếp tục tăng. Văn bản kiến nghị lấy chữ ký này nêu rõ : không có lý do nào biện minh cho việc can thiệp vào Ukraina, và quân đội Nga phải rút khỏi nước láng giềng ngay lập tức.
Lời kêu gọi càng mạnh mẽ hơn khi những người bày tỏ thái độ phản đối xuất phát từ lương tâm này hầu hết đã ký tên thật, nghề nghiệp cụ thể. Đây là một hành động dũng cảm trái ngược hẳn với bầu không khí chung ở các trường đại học thuộc Nhà nước tại Nga, kể từ ngày 24/2, từ ngày Matxcơva mở màn cuộc can thiệp.
Thật vậy, ngay sau khi bắt đầu chiến dịch quân sự, hầu như tất cả hiệu trưởng của các trường đại học lớn của Nhà nước đã vội vã công bố một bức thư ngỏ khẳng định sự ủng hộ đối với điện Kremlin và tổng thống Vladimir Putin (****). Bức thư ngỏ không khỏi gây ra ít nhiều phẫn nộ trên các mạng xã hội Nga, tuy nhiên, một số nhận xét cho rằng dưới áp lực của chính quyền, các hiệu trưởng đã không có lựa chọn nào khác.
Một cuộc thanh trừng cũng đã bắt đầu diễn ra trong những năm gần đây, đặc biệt là trong một số trường đại học theo xu thế tự do ở Matxcơva. Trong bối cảnh chiến tranh thông tin, chính quyền Nga dường như muốn giành lại quyền kiểm soát lĩnh vực giáo dục và ngày càng siệt chặt kiểm soát đối với tư duy phản biện. Tháng 3 năm ngoái, bộ Đại Học tuyên bố đình chỉ các khóa học về khoa học nhân văn, xã hội học hoặc khoa học chính trị trong các trường đại học công tại Nga ».
Nhà máy luyện kim Azovstal : Pháo đài ngầm bất khả xâm phạm ?
Trở lại với nhà máy luyện kim Azovstal, nơi quân đội Nga nhiều lần ra tối hậu thư với lực lượng cố thủ. Rút cục cho đến ngày 23/04, sau gần hai tháng thành phố Mariupol bị Nga vây hãm, Azovstal vẫn thuộc quyền kiểm soát của Ukraina. Vì sao quân Nga không thể chiếm Azovstal ?
Ông Yan Gagin, một chuyên gia Nga có mặt tại vùng ly khai thân Nga Donetsk, trên báo Anh Telegraph, cho biết « một cuộc tấn công bằng vũ khí nguyên tử » cũng khó phá hủy được địa điểm này. Chỉ huy quân sự của lực lượng vũ trang nước cộng hòa tự phong Donetsk thân Nga, Edouard Bassourine, hồi cuối tháng 3, nhận định đây là « một thành phố trong thành phố, không thể tấn công từ trên cao, mà phải xâm nhập vào trong lòng đất, điều này đòi hỏi nhiều thời gian ».
Đài France Info cũng dẫn lời chuyên gia quân sự Alexander Grinberg, nhà phân tích thuộc viện Jerusalem Institute for Security and Strategy (JISS), theo đó nếu quân đội Nga cố tình xâm nhập chiếm Azovstal, tổn thất nhân mạng của phía Nga sẽ là « khủng khiếp », bởi lực lượng cố thủ có « ưu thế tuyệt đối về chiến thuật ».
Một số nguồn tin cho biết, tại Azovstal có tổng cộng hơn 20 km đường hầm, và ở độ sâu đến 30 mét. Khu vực nhà máy Azovstal rộng khoảng 11 km², chiếm một phần đáng kể diện tích thành phố Mariupol.
Hồi 2014, hàng nghìn binh sĩ và thường dân Mariupol đã từng ẩn náu dưới lòng đất nhà máy để kháng cự quân ly khai thân Nga. Theo một người phát ngôn của công ty Meltinvest, sở hữu quản lý Azovstal, lương thực và nước uống dự trữ ở đây đủ cho 4.000 người trong ba tuần lễ. Hiện tại, ước tính có khoảng 2.000 binh sĩ cố thủ, cùng hàng trăm thường dân trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em kẹt lại trong pháo đài ngầm của Mariupol.
« Nếu Mariupol rơi vào tay Nga, tôi sẽ ký hợp đồng với quân đội »
Những người dân Ukraina chạy khỏi Mariupol nghĩ gì về tương lai thành phố của mình ? Từ cảng Odessa, miền tây nam Ukraina, đích ngắm sắp tới của quân Nga, thông tín viên RFI gặp được người thanh niên Igor chạy nạn khỏi Mariupol tại nhà ga thành phố.
Sau đây là bài phóng sự của Oriane Verdier và Aabla Jounaïdi gửi về từ Odessa :
« Igor, 20 tuổi, chạy khỏi Mariupol hồi tháng trước cùng với gia đình. Qua một số người thân còn ở lại tại chỗ và qua các mạng xã hội, anh có được một số thông tin về Mariupol. Igor nói :
‘‘Nhiều điều kinh khủng đang diễn ra ở đó. Có nhiều người bị thương. Họ thiếu nước sạch, và thức ăn, nhưng tôi cũng biết rằng Ba Lan đã gửi đến đó nhiều thứ. Tuy nhiên, các bạn tôi cũng nói với tôi rằng, ở lại Mariupol là hết sức gian nan’’.
Người thanh niên làm nghề xây dựng này hy vọng từ đây đến hè chiến tranh sẽ kết thúc. Anh nói : ‘‘Nếu như Mariupol trở lại dưới sự kiểm soát của Ukraina, tôi sẽ trở về. Nếu không, tôi sẽ ký một hợp đồng với quân đội Ukraina. Tôi không biết là có được hay không. Hiện tại, họ không bắt ai tham gia quân đội cả, nhưng tôi biết là có thể ký kết với quân đội một hợp đồng 5 năm’’.
Igor hiểu rõ những hiểm nguy chờ đón anh. Nước mắt rơi trên gương mặt người thanh niên khi anh kể về hai người anh em đi lính vừa qua đời cách nay hai tuần tại chiến trường Donbass. Quân đội đã không đưa thi thể họ trở về, cũng không thông tin gì về việc họ đã chết trong hoàn cảnh nào ».
(PresidentialWire.com)- Last week President Biden seemed to indicate that he was ready and willing to go to Ukraine.
(PresidentialWire.com) - Tuần trước, Tổng thống Biden hầu như đã cho biết rằng ông đã sẵn sàng và muốn đến Ukraine.
Mới đây, nhiều nhà lãnh đạo châu Âu, gồm cả Thủ tướng Anh Boris Johnson, đã tới Kyiv để gặp Tổng thống Volodymyr Zelensky và thăm thủ đô bị tàn phá bởi chiến tranh. Tuy nhiên, Toà Bạch Ốc đã nhiều lần bác bỏ ý kiên để ông Biden 79 tuổi tới Ukraine.
Trong chương trình “State of the Union” của CNN vào Chủ nhật, Tổng thống Zelensky đã được Jake Tapper hỏi liệu có bất kỳ kế hoạch nào để Biden thăm Ukraine hay không. Zelensky nghĩ rằng TT Biden sẽ đến, nhưng quyết định sẽ là của Biden.
Nhưng hôm thứ Hai tuần trước Jen Psaki nói với các phóng viên rằng không có kế hoạch để tổng thống đi công du Ukraine.
Putin chỉ còn hai quân bài để chơi!
Trần Phong
Putin tu lam dau chinh minh - Hinh 1
Mới đây Thông tấn Trung ương Ðài Loan CNA đã có bài viết nhận định “Putin tự làm đau chính mình nhưng ông ấy không thể dừng lại, chỉ còn hai quân bài để chơi”. Sau đây là những nội dung chính trong bài bình luận của CNA.
Ðã 20 ngày trôi qua kể từ cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine, phía Nga không chỉ vấp phải sự kháng cự quyết liệt của Ukraine mà còn bị quốc tế cô lập, nhưng tại sao ông Putin không nhanh chóng tìm cách xuống thang? Các chuyên gia phân tích rằng ông đã rơi vào cảnh “phí tổn chìm” và những mê đắm khác, nhưng ông không thể không gây hại cho bản thân và người khác, cũng có ý kiến cho rằng ông chỉ còn hai lá bài tẩy để chơi.
Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Vladimir Putin, quân đội Nga có những bước tiến rất chậm trên chiến trường, nhưng Nga đã nhanh chóng trở thành kẻ thù công khai của cộng đồng quốc tế và là kẻ bị gạt ra ngoài lề trong nền kinh tế toàn cầu. Ngay cả chính phủ Trung Quốc, nước đã tuyên bố một tháng trước rằng tình hữu nghị của họ với Nga là “không giới hạn”, cũng đang cố gắng hạn chế sự ủng hộ của họ đối với Nga trong cuộc chiến này.
Mọi thứ không như ông Putin mong đợi, nhưng ông lại chậm đưa ra quyết định “cắt lỗ”. Bất kể ông có “suy sụp tinh thần” như báo chí nước ngoài dẫn lời một tình báo ẩn danh hay không, xét cho cùng, các biểu hiện như tức giận, lặp đi lặp lại và trì hoãn cũng có thể thấy ở các nhà lãnh đạo của nhiều quốc gia, nhưng ông Putin, người vốn có hình ảnh tốt về chiến lược, cũng đã thất bại trong lần này. Ông có thể đã phạm phải một số sai lầm trong suy nghĩ phổ biến của các nhà hoạch định chính sách.
Chuyên gia của chuyên mục kinh tế New York Times, Peter Coy, trích dẫn khái niệm trong quản lý về “chi phí chìm” hay chi phí cơ hội trong quản lý để giải thích động cơ tiếp tục cuộc chiến của Putin vì ông khó chấp nhận những gì ông đã đầu tư vào quân đội sẽ thành vô ích, tức là miễn cưỡng chịu chi phí đã bị mất và tiêu xài hết để tiếp tục đầu tư binh lính, vũ khí, cố gắng giành lại thế trận nhưng có thể mất thêm chi phí.
Ông Coy cho biết các nhà lãnh đạo bị cuốn vào chiến tranh thường có kiểu suy nghĩ này, giống như sự tiêu hao lâu dài của cuộc chiến trước đó của Hoa Kỳ ở Afghanistan. Ông dẫn lời nhà kinh tế học Abigail Hall Blanco nêu bật sự phi lý của lý lẽ mà Putin có thể nói với người dân: “Tôi gửi các con của các vị ra chiến trường để chết là vì không muốn từ bỏ những đứa con của những người khác đã hy sinh trước đó”.
“Lý do ông Putin không muốn đình chiến có thể là do ông không thể đối mặt với hậu quả. Theo phân tích của ông Coy, ngay cả khi cơ hội thắng trận ngày càng mỏng đi nhưng đối với Putin, cái giá thua trận ngày càng cao, nên ông sẽ tiếp tục không buông tay, cái này chính là lý luận “đánh bạc để phục sinh” trong quan hệ quốc tế.
Sự đánh cược của ông Putin là kinh tế, quân đội và dân thường của Nga, cái giá thắng thua của chế độ của ông ấy.
Hiện tại, nhiều người trên chính trường quốc tế cũng như Nga và Ukraine vẫn đang chạy đua, hy vọng sẽ thúc đẩy một thỏa thuận ngừng bắn. Ông Coy chỉ ra rằng thách thức đối với các nhà đàm phán là đánh giá sự hung hăng của ông Putin đã được thúc đẩy như thế nào cho đến thời điểm hiện tại. Bởi vì, khó nhất của việc đạt được thỏa thuận là làm sao để ông Putin “còn thể diện dù nhận thua”.
Một báo cáo khác của New York Times gợi ý một số khả năng cho một thỏa thuận ngừng bắn, số một vẫn là hòa giải ngoại giao. Các quan chức châu Âu và Mỹ hầu hết hy vọng rằng hậu quả của các lệnh trừng phạt kinh tế, đặc biệt là cuộc khủng hoảng nợ, sẽ khiến ông Putin giảm bớt các mục tiêu chiến tranh ban đầu của mình. Nhưng như ông Coy đã đề cập ở trên, cuộc đàm phán sẽ khó khăn nếu không thể nắm bắt được điểm mấu chốt của ông Putin.
Khả năng thứ hai là ông Putin không muốn tốn quá nhiều thời gian để đưa quân đi khuất phục các thành phố của Ukraine theo kiểu trải thảm và vấp phải sự kháng cự của quân du kích trên đường phố, có thể kéo dài cuộc chiến hàng tháng trời, nên ông đã sử dụng các đòn ném bom mạnh để tiêu diệt Ukraine và tiếp tục phạm một danh sách dài các tội ác chiến tranh.
Kịch bản thứ ba tương tự như cuộc chiến Balkan trong những năm 1990, dẫn đến sự chia cắt Nam Tư thành một số quốc gia. Ngày nay, nếu chính phủ Ukraine không thể duy trì được, họ có thể buộc phải chia cắt các khu vực thân Nga ở miền đông Ukraine để đổi lấy sự độc lập của các lãnh thổ Ukraine khác.
Tờ New York Times phân tích khả năng cuối cùng là quân đội Nga càng tiến sâu về phía Tây Ukraine, tức là giáp biên giới của các nước NATO như Ba Lan, thì khả năng tên lửa vô tình bắn vào các nước NATO hoặc trúng các máy bay của các nước NATO càng cao, hay quyết định sử dụng vũ khí hóa học của ông Putin có thể làm trầm trọng thêm và mở rộng cuộc chiến, khiến NATO vào cuộc.
Tuy nhiên, ông Putin đã đánh mất nền kinh tế và vị thế quốc tế của Nga, và ông ấy sẽ không bao giờ trở lại đỉnh cao quyền lực trước chiến tranh nếu tiếp tục chiến đấu. Doug Klain, Phó giám đốc Trung tâm Á- Âu của “Hội đồng Ðại Tây Dương” có trụ sở tại Washington, tin rằng ông Putin chỉ còn hai lá bài tẩy để đánh, một là chơi cho đến khi mất tất cả, chính là ông ấy tự đi vào đường cùng; hai là dừng chiến tranh, bao gồm cả việc giành được sự nhượng bộ từ Ukraine trong cuộc đàm phán, để hình ảnh của ông trong nội bộ có thể được nhìn nhận tốt đẹp hơn.